CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GẮN VỚI TRẢ LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN (PHẦN 3)
Cập nhật : 14:37 - 27/08/2020
Đề xuất hoàn thiện cơ chế trả lương

Mục tiêu: Xây dựng cơ chế trả lương công chức theo vị trí việc làm  nhằm đảm bảo trả lương đúng, trả lương công bằng phù hợp với năng lực, trình độ và kết quả làm việc, góp phần vào xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, tạo động lực cho công chức hết lòng cống hiến và gắn bó với Nhà nước.

Định hướng: 
Một là, bảo đảm hệ thống trả công lao động gắn với vị trí việc làm và chất lượng, hiệu quả công việc, kh«ng trả lương theo người. Xây dựng và thực hiện bản mô tả vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức và tinh giản biên chế hành chính là cơ sở tiên quyết để quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá và trả lương cho từng vị trí trong hệ thống.
Hai là, bảo đảm cho những người làm việc trong khu vực nhà nước được trả công xứng đáng, có tính cạnh tranh với khu vực thị trường. Tiền lương thấp nhất khu vực quản lý nhà nước phải đảm bảo tính đúng, tính đủ các chi phí lao động và phản ánh được các tương quan về mức độ phức tạp cũng như điều kiện lao động. 
Ba là, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc trả công. Các thang, bậc lương được thiết kế thống nhất từ trung ương xuống địa phương bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, phân biệt rõ ngạch bậc gắn với chế độ công vụ và tạo điều kiện cho việc sắp xếp linh hoạt, luân chuyển trong hệ thống. Đồng thời, từng bước hướng đến việc phi tập trung hóa hệ thống tiền lương, phân cấp cho các bộ, ngành được xây dựng hệ thống tiền lương và chủ động tổ chức thực hiện hệ thống trả lương theo vị trí việc làm.
Bốn là, nâng cao hiệu quả trả công lao động, gắn tiền lương với kết quả hoạt động công vụ, thực hiện tiêu chuẩn chức danh và quản lý chặt chẽ  biên chế.
Năm là, tiếp tục tiền tệ hóa tiền lương, minh bạch hóa phụ cấp, tiền thưởng và công khai thu nhập ngoài lương của công chức, đảm bảo công chức có mức thu nhập đủ sống chủ yếu từ lương, không lợi dụng quyền lực, tham nhũng trong thi hành công vụ.
Sáu là, tiền lương công chức là khoản đầu tư vào con người trong bộ máy nhà nước nhằm mục đích tạo ra lợi ích xã hội lớn nhất, do vậy từng bước khắc phục tình trạng “ngân sách bố trí đến đâu chi đến đấy”. Tách riêng Quỹ trả lương công chức khi lập kế hoạch ngân sách nhà nước trên cơ sở điều chỉnh Quỹ theo tốc độ tăng GDP, tỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP và sử dụng ngân sách nhà nước cho chi lương và các khoản tương đương khác.  

Khuyến nghị:
Mỗi vị trí việc làm chuyên môn/chức vụ có một ngạch/cấp lương tương ứng. Mức lương của một vị trí việc làm  phụ thuộc vào độ phức tạp công việc, điều kiện làm việc, mức độ trách nhiệm và yêu cầu về năng lực thực hiện. Không dựa vào thâm niên công tác hay trình độ đào tạo để trả lương theo ngạch cho công chức.
- Hệ thống trả lương của công chức là thống nhất và linh hoạt nhưng mọi công chức đều được trả lương theo vị trí việc làm (phát triển theo chuyên môn từ chuyên viên đến chuyên viên chính và cao nhất là chuyên gia trưởng; theo chức vụ từ Phó Trưởng phòng đến Trưởng phòng và cao nhất là Thứ trưởng) và có thể luân chuyển trong hệ thống (từ các bộ ngành ở trung ương thuyên chuyển sang nhau; từ trung ương xuống địa phương và ngược lại), kể cả phát triển từ ngạch chuyên môn được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo (chuyên viên chính được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng) hoặc ngược lại. 
Xác định tiền lương thấp nhất khu vực quản lý nhà nước phù hợp sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của tiền lương trong khu vực nhà nước, từng bước tiếp cận trong mối tương quan với tiền lương khu vực thị trường đảm bảo để duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng cao cả về mặt phẩm chất, chuyên môn và kinh nghiệm, thu hút, khuyến khích người lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao, chuyên gia giỏi. 
Bám sát Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 107/NQ-CP về cải cách chính sách tiền lương.
- Giao khoán kinh phí hoạt động cho các đơn vị quản lý nhà nước theo Bộ/Ngành (bao gồm cả tiền lương cho 12 tháng, tiền lương tháng 13, tiền thưởng và các chi phí khác).
- Mức lương hàng tháng là mức lương cứng theo quy định trong hệ thống thang bảng lương nhà nước. Tiến tới trả lương công chức theo năm, hàng tháng chỉ là tạm ứng.
- Phân cấp cho thủ trưởng đơn vị được quyết định mức tiền lương tháng thứ 13, mức tiền thưởng cuối năm và thời hạn nâng bậc lương căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm của đơn vị và của công chức, mức tận tâm trong thực hành công vụ và tiềm năng phát triển của công chức.
- Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đo lường đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và mức độ hoàn thành công việc, năng lực và hiệu quả thực hiện công việc của công chức. Yêu cầu của việc đánh giá tổ chức và đánh giá công chức phải đảm bảo thường xuyên, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch và dân chủ:
+  Hệ thống tiêu chí cơ bản để đánh giá tổ chức là mức độ đạt được các mục tiêu đề ra cho tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
+ Hệ thống tiêu chí cơ bản để đánh giá công chức dựa trên kết quả công việc chuyên môn/lãnh đạo và một số yêu cầu khác như:  mức độ chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực thi công vụ; tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ;
Yêu cầu cơ bản của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức và hiệu quả thực thi công vụ của công chức là phải đồng bộ, khách quan. Hạn chế tối đa hiện tượng mọi công chức đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng tổ chức lại hoạt động không đạt mục tiêu đề ra hay hoạt động không hiệu quả.

Nguyên tắc phân cấp, phân quyền trong quản lý tiền lương
- Tách bạch giữa việc xây dựng chính sách tiền lương khu vực công chức và thực hiện chính sách tiền lương nhằm nâng cao tính chủ động và linh hoạt đối với cả cơ quan xây dựng và thực hiện, đồng thời gắn kết trách nhiệm thực hiện chính sách tiền lương với sử dụng công chức và trách nhiệm tài chính của các Bộ, ngành trong việc sử dụng tiền ngân sách nhà nước. 
- Việc trả lương được phân quyền cho từng Bộ, ngành trong khuôn khổ chính sách thống nhất ở cấp trung ương để gắn các hệ thống tiền lương với điều kiện cụ thể của từng Bộ, ngành (đánh giá công bằng, hình thức trả lương hợp lý, linh hoạt trong trả lương và thu hút người tài, giảm chi phí quản lý…) và Bộ/ngành có quyền tự chủ trong việc quản lý các hệ thống trả lương. 
- Bộ trưởng các Bộ/ngành có quyền quyết định số lượng, cơ cấu vị trí việc làm và các bậc lương theo các vị trí việc làm lãnh đạo/chuyên môn từ Vụ trưởng/chuyên gia trở xuống. Bộ trưởng các Bộ/ngành tiếp tục phân cấp cho các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ xây dựng cơ chế trả lương công chức tại các đơn vị trực thuộc.
- Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ có quyền đề nghị bậc lương, thời hạn nâng bậc lương và tiền thưởng cho cán bộ, công chức thuộc quyền trong khuôn khổ quỹ tiền lương của Vụ phù hợp với các chính sách tiền lương thống nhất và các tiêu chí đánh giá tổ chức và đánh giá công chức đã được thông qua.
- Tiến tới trao quyền cho người đứng đầu đơn vị quản lý trực tiếp công chức trong việc tuyển dụng, sử dụng và đánh giá, trả lương công chức:
- Về tuyển dụng: trên cơ sở biên chế cứng được giao theo vị trí việc làm, dựa trên tiêu chuẩn chức danh của đơn vị và hướng dẫn quy trình tuyển dụng thống nhất của Bộ Nội vụ, của Bộ chủ quản, thủ trưởng trực tiếp của đơn vị được tổ chức thi tuyển và ra quyết định tuyển dụng đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Về sử dụng: thủ trưởng trực tiếp đơn vị được toàn quyền quyết định trong việc bố trí công chức dưới quyền vào những vị trí việc làm theo nguyên tắc đúng người, đúng việc; đào tạo, bồi dưỡng công chức theo yêu cầu phát triển của đơn vị; đánh giá kết quả hoạt động công vụ, cất nhắc đề bạt vào vị trí cao hơn; thi hành kỷ luật, kể cả sa thải công chức.
- Về trả lương: thủ trưởng trực tiếp đơn vị được toàn quyền quản lý và sử dụng quỹ tiền lương, thực hiện việc trả lương theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và chất lượng thực thi công vụ, nâng lương định kỳ cho công chức hoàn thành nhiệm vụ và nâng lương trước thời hạn cho công chức hoàn thành xuất sắc hoặc có cống hiến lớn cho đơn vị. 
Xây dựng cơ chế giám sát, thanh tra và kiểm tra của cấp trên và thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời có chế tài xử lý hành chính khi làm sai khi trao quyền cho người đứng đầu đơn vị về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương công chức.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK