HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 – SỐ 1
Cập nhật : 14:17 - 27/08/2020
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã?
Trả lời:
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019, sửa đổi Khoản 3 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Câu hỏi: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 104 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã;
- Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương;
- Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp xã tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Phê chuẩn danh sách Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã trong số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và việc cho thôi làm Ủy viên của Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã theo đề nghị của Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã. 
- Trình Hội đồng nhân dân cấp xã lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.
- Quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã. 

Câu hỏi: Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã hoạt động chuyên trách hay kiêm nhiệm?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 10, 18, 21 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019 sửa đổi Khoản 2 Điều 32, Khoản 2 Điều 60 và Khoản 2 Điều 67 Luật tổ chức chính quyền địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,  một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Luật không đề cập tới Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách hay kiêm nhiệm, nhưng có thể hiểu rằng bắt buộc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm, trường hợp bố trí Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì luật cũng không cấm.

Câu hỏi: Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 82, 105, 106, 107, 116 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, Điều 143 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã chủ tọa các phiên họp của Hội đồng nhân dân, ký chứng thực nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã lãnh đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định thời gian, chương trình, chỉ đạo việc chuẩn bị và chủ tọa phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân; nếu Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã vắng mặt thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã được Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã ủy quyền chủ tọa phiên họp.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải có lịch tiếp công dân. Tuỳ theo yêu cầu của công việc, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã bố trí số lần tiếp công dân trong tháng. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có thể ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc Ủy viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tiếp công dân, nhưng ít nhất mỗi quý Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải bố trí thời gian 01 ngày để trực tiếp tiếp công dân. 
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp xã khi bàn về các vấn đề có liên quan.  
Đây là những nhiệm vụ, quyền hạn chung nhất, cơ bản của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ngoài ra, các Luật chuyên ngành có thể quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch  Hội đồng nhân dân. 

Tham khảo:
1. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
2. Luật số 47/2019/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK