HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 1 – SỐ 5
Cập nhật : 14:06 - 27/08/2020
Câu hỏi: Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 (áp dụng cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó có cấp xã), đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

Câu hỏi: Đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật số 47/2019/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu Hội đồng nhân dân phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Câu hỏi: Một người có được làm đại biểu Hội đồng nhân dân hai cấp không?
Trả lời:
Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì, một người chỉ được làm đại biểu Hội đồng nhân dân tối đa ở hai cấp trong cùng một nhiệm kỳ, trường hợp làm đại biểu Quốc hội thì chỉ được làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp. 

Câu hỏi: Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 93, 94 và Điều 95 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm sau: 
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân; 
- Tiếp xúc cử tri; 
- Tiếp công dân;
- Tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Câu hỏi: Trách nhiệm tham dự kỳ họp của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 93 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, trách nhiệm tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
- Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó. 
Theo quy định tại Điều 78 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật số 47/2019/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân họp mỗi năm ít nhất hai kỳ thường lệ, ngoài ra, Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất.
Việc tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân vừa là trách nhiệm đồng thời là quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân. Mỗi kỳ họp đều có những nội dung, chương trình quan trọng vì vậy đại biểu Hội đồng nhân dân cần bố trí, sắp xếp thời gian tham dự đầy đủ, chuẩn bị ý kiến phát biểu, đóng góp để thể hiện vai trò là người đại diện, truyền tải ý chí, nguyện vọng của cử tri.

Tham khảo:
1. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
2. Luật số 47/2019/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
3. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK