MỘT SỐ ĐỔI MỚI TRONG VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2021-2026
Cập nhật : 16:38 - 02/01/2020

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về đề án thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. Việc thực hiện thí điểm không chỉ nhằm từng bước đổi mới, sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy chính quyền địa phương mà còn góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố. 

Quy định việc thực hiện thí điểm việc không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, tại 177 phường nơi thực hiện thí điểm, HĐND phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, UBND phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.

Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường theo đó cũng có những điểm mới đó là ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật, HĐND các quận, thị xã này sẽ được bổ sung 04 nhiệm vụ, quyền hạn về: 
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường;
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;
- Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn phường; quyết định chương trình, dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn phường được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở phường; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND phường; giám sát việc thực hiện ngân sách phường đã được HĐND quận, thị xã quyết định.

Ủy ban nhân dân quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường cũng được bổ sung 02 nhiệm vụ, quyền hạn đó là: Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách các phường), trình HĐND cùng cấp quyết định và phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của phường. Điều này sẽ giúp UBND chủ động hơn trong việc lập dự toán thu chi ngân sách và triển khai các dự án đầu tư đối với địa phương cấp dưới.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND quận, thị xã nơi không tổ chức HĐND phường cũng được tăng cường thêm các nhiệm vụ, quyền hạn về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân phường và nâng quyền trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường.

Ngoài ra, khi không tổ chức HĐND thì chức năng và cơ cấu tổ chức của UBND phường cũng có sự thay đổi đáng kể. Theo đó, một số điểm đổi mới rõ rệt như sau: 
- UBND phường nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND quận, thị xã; quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp trên; bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
- UBND phường nơi không tổ chức HĐND có từ ba đến năm thành viên, gồm Chủ tịch, một đến hai Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an;
- UBND phường loại I, loại II có không quá hai phó chủ tịch; UBND phường loại III có một phó chủ tịch;
- Chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường là cán bộ giữ chức danh lãnh đạo quản lý, trực thuộc UBND quận, thị xã. Công chức phường do UBND quận, thị xã tuyển dụng, quản lý.
Không chỉ về mặt chức năng và cơ cấu tổ chức, khi không có HĐND thì nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường cũng được mở rộng. Cụ thể, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3 Điều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan, UBND phường nơi không tổ chức HĐND phường được bổ sung 06 nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình UBND quận, thị xã phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, báo cáo UBND quận, thị xã để trình HĐND quận, thị xã quyết định;
- Quyết định phân bổ ngân sách phường sau khi HĐND quận, thị xã quyết định dự toán thu, chi ngân sách; quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách phường được HĐND quận, thị xã quyết định; phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn; báo cáo, công khai ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Lập, phê duyệt lập quyết toán thu, chi ngân sách phường, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, thị xã thẩm định và tổng hợp báo cáo UBND quận, thị xã trình HĐND cùng cấp phê chuẩn;
- Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bàn;
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu HĐND; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật.
Theo dự thảo Nghị quyết thực hiện thí điểm của Chính phủ thì người đứng đầu UBND phường nơi không tổ chức HĐND đó là Chủ tịch UBND cũng sẽ có những nhiệm vụ quyền hạn mới về:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về thực hiện lĩnh vực tài chính - ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, sử dụng công chức phường theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã.

Những đổi mới luôn đi liên với thách thức, tuy nhiên việc thí điểm mô hình không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 được xây dựng xuất phát từ thực tiễn mỗi phường trên địa bàn thành phố đang có mức độ đô thị hóa rất cao, việc đổi mới mô hình quản lý phù hợp với đặc thù Thủ đô là hợp lý và cần thiết./.  

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK