MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC PHÂN CẤP TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Phần 1)
Cập nhật : 16:19 - 02/01/2020


Phân cấp tuyển dụng công chức trong các cơ quan HCNN là việc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên chuyển giao cho cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách thường xuyên, liên tục một hay một số nhiệm vụ, quyền hạn đối với các nội dung tuyển dụng công chức thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan HCNN.   

1. Phân cấp trong việc xác định biên chế, nhu cầu tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước
Luật CBCC năm 2008, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức, các cơ quan HCNN ở trung ương và các cơ quan HCNN ở địa phương đa phần đều tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý biên chế. Bên cạnh những mặt đạt được, một số cơ quan HCNN vẫn còn tồn tại một số hạn chế tại các bộ, ngành, địa phương như biên chế trong cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan HCNN không ngừng tăng, bất hợp lý về cơ cấu, việc thực hiện triển khai đề án tinh giản biên chế còn chưa đạt được kết quả cao. Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17 tháng 4 năm 2015, của Bộ Chính trị về tinh gọn biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCC, viên chức, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế…. 

Việc phân cấp quản lý biên chế trong các cơ quan HCNN vẫn mang đậm những đặc trưng của cơ chế “xin - cho” chưa phát huy được hết các thế mạnh của địa phương và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Một số địa phương có trình độ phát triển, có ưu thế hơn các địa phương khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… có tỷ lệ dân số cao, do đó, một số cơ quan HCNN tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp phường… quá tải trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật, do vậy, biên chế không đủ nên không phát huy được hết các lợi thế, tiềm năng vốn có của địa phương. “Nếu giảm nhân sự nữa thì rất khó cho thành phố Hồ Chí Minh "Rất mong trung ương xem xét cho thành phố cơ chế đặc thù trong sử dụng con người" - ông Quang kiến nghị. Ông Nguyễn Hồ Hải, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy thành phố, cũng kiến nghị trung ương nghiên cứu giao biên chế theo quy mô dân số và tính đa dạng, phức tạp của thành phố”  .   Do đó dẫn đến việc một số cơ quan phải đưa lao động hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ sai quy định của pháp luật để có đủ người làm việc trong các cơ quan HCNN…  Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương tại các tỉnh miền núi phía Bắc, vẫn còn tình trạng có một số công chức làm việc tại các cơ quan HCNN nhưng vẫn đang bị thiếu việc làm tại chỗ, bởi lẽ có một VTVL mà rất nhiều người làm.

2. Phân cấp về điều kiện tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước
Về điều kiện tuyển dụng công chức của Việt Nam được thể hiện ở “điều kiện chung” và các “điều kiện đặc thù”. Điều kiện chung về phân cấp điều kiện tuyển dụng công chức Việt Nam tuân thủ theo Luật CBCC năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều kiện đặc thù ở từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp … sẽ đưa ra điều kiện tuyển dụng công chức đặc thù, riêng ở cơ quan, đơn vị của mình.

Về điều kiện chung phân cấp tuyển dụng công chức
Theo quy định Điều 36, Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Điều 4, Nghị định số161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018, của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan HCNN, đơn vị sự nghiêp công lập có quy định mới “không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt trước khi tuyển dụng”. 

Về điều kiện đặc thù phân cấp tuyển dụng công chức 
Một số địa phương ra quyết định về phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức tại cơ quan HCNN như Quyết định 16/2019/QĐ-UBND quy định phân cấp, phân công về quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Quyết định 62/2018/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn…  Quy định về điều kiện tuyển dụng cho nguồn nhân lực chất lượng cao tại các địa phương, Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND quy định ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh Phú Thọ công tác; Nghị quyết  92/2013/NQ-HĐND quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và ưu tiên tuyển dụng công chức và viên chức do tỉnh Nghệ An ban hành: “Điều 2. Đối tượng thu hút
1. Đối tượng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao được xét tuyển thẳng vào công chức, viên chức:
a) Giáo sư; Phó Giáo sư; Tiến sỹ khoa học;
b) Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa II, Dược sỹ chuyên khoa II được đào tạo từ sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy công lập loại khá trở lên ở trong nước hoặc ngoài nước; Thợ giỏi cấp Quốc gia; Nghệ nhân cấp Quốc gia.
c) Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I, Dược sỹ chuyên khoa I được đào tạo từ sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá trở lên tại các trường đại học công lập, hệ chính quy ở trong nước có chuyên ngành đào tạo cùng với nhóm chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học (trừ hệ liên thông), có điểm thi vào đại học đạt từ 22 - 25 điểm trở lên (tuỳ theo từng khối thi) hoặc từ những người đạt giải chính thức các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được tuyển thẳng vào đại học....”  Tỉnh Nghệ An đã có chính sách đãi ngộ, ưu tiên đối với nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, từ đó tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực thi vấn đề phân cấp tuyển dụng công chức trong các cơ quan HCNN.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK