NHỮNG THỰC TIỄN VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÃ NGHỈ HƯU
Cập nhật : 10:44 - 17/09/2019
Kỷ luật cán bộ, công chức nghỉ hưu là việc được bàn trong mấy năm gần đây bởi chưa có quy định nhưng thực tiễn đặt ra với cán bộ, công chức nghỉ hưu nếu có vi phạm chưa đến mức xử lý hình sự thì có hình thức kỷ luật gì không, để đảm bảo nguyên tắc ai có hành vi vi phạm đều bị xử lý. Về mặt Đảng đã có cán bộ, công chức nghỉ hưu đã bị kỷ luật Đảng, nhưng chưa có kỷ luật tương ứng về mặt hành chính, chính quyền.
 
Bộ Nội vụ từng dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu nhưng chưa thực hiện được do không có cơ sở pháp lý rõ ràng trong văn bản luật. Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức đã đưa ra quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức khi nghỉ hưu. Theo đó, Điều 84a của dự thảo được thiết kế với quy định, mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm và gắn hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Về mặt Đảng, việc kỷ luật đảng viên là cán bộ, công chức đã nghỉ hưu vẫn được thực hiện. Năm 2014, Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ. Thời điểm đó, chưa đặt ra vấn đề kỷ luật về mặt hành chính, chính quyền với cán bộ nghỉ hưu. 

Có thể nói, lần đầu tiên vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nghỉ hưu được đặt ra là từ trường hợp nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Ngày 02/11/2016, Ban Bí thư ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 – 2016 của ông Vũ Huy Hoàng và đề nghị đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng theo quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Công Thương. Cụ thể, ông Hoàng bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thủ tướng ra quyết định xử lý kỷ luật; nghiên cứu, trình Quốc hội quyết định việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định của Luật về cán bộ, công chức, viên chức. 

Đây sẽ là cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng, nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, có ba nhóm cán bộ, công chức: cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng; cán bộ, công chức trong các đoàn thể chính trị1 . Đối với người làm trong cơ quan Đảng, việc cách các chức vụ đã từng giữ có thể thực hiện theo quy định của Đảng, không liên quan tới Luật cán bộ, công chức. Ví dụ như Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Phạm Văn Thông, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thành ủy, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 2

Như vậy, cùng là cán bộ, công chức nhưng cơ chế để xử lý kỷ luật khác nhau, nếu là cán bộ, công chức công tác trong cơ quan Đảng thì thuận lợi nhưng nếu công tác trong cơ quan, tổ chức khác thì chưa có quy định rõ ràng, rành mạch, khó áp dụng thống nhất ở các cấp. 

Bên cạnh đó, còn có những khó khăn về thời hiệu xử lý kỷ luật có sự khác nhau giữa quy định của Đảng và quy định của nhà nước, do đó, hết thời hiệu kỷ luật của nhà nước nhưng lại bị kỷ luật về Đảng khi còn thời hiệu xử lý kỷ luật của Đảng3 . Vi phạm của cán bộ, đảng viên ở cơ quan cũ nhưng chuyển qua cơ quan mới rồi nghỉ hưu thì cơ quan nào sẽ ra quyết định kỷ luật …

Việc kỷ luật cán bộ, công chức sau khi nghỉ hưu là cần thiết, nhưng nhiều vấn đề đặt ra về mặt pháp lý cần giải quyết: Kỷ luật đến cấp nào, hình thức nào, thời hiệu, cơ quan thẩm quyền kỷ luật (nghỉ hưu ở cơ quan này nhưng lỗi vi phạm ở cơ quan khác trước đó)…

Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/7/2019, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhấn mạnh rằng đưa nội dung này vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức là cần thiết song nên hướng thiết kế luật chỉ quy định nguyên tắc để tạo cơ sở cho Chính phủ quy định hình thức, quy trình xử lý để tạo sự linh hoạt trong tổ chức thực hiện4 .

Chú thích:
1.Điều 4 Luật cán bộ, công chức.
2.Nguồn:
https://dantri.com.vn/xa-hoi/cach-tat-ca-chuc-vu-trong-dang-nguyen-pho-chanh-van-phong-thanh-uy-tphcm-20190325171604073.htm
3.Khoản 1 Điều 80 của Luật, khoản 1 Điều 6 Nghị định số 34/2011/NĐCP quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng mà không quy định trường hợp ngoại lệ nên trong một số trường hợp gặp khó khăn trong xử lý; cần xem xét đến trường hợp đặc biệt để thực hiện việc xử lý kỷ luật cho hợp lý; quy định này cũng chưa thống nhất với quy định xử lý kỷ luật đối với Đảng viên theo Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị.
4.Nguồn:
https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-quy-dinh-ky-luat-nguoi-nghi-huu-rat-kho-20190715231510415.htm 


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK