HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 4 – SỐ 3
Cập nhật : 18:06 - 26/04/2024


Câuhỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 55 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, đình chỉhoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ một phần hoặc toànbộ hoạt động trong các trường hợp sau đây:

- Xảy ra sự cố y khoa tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến mức phảiđình chỉ hoạt động;

- Không bảo đảm một trong các điều kiện quy địnhtại Điều 49 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023;

Không bảo đảm một trong các điều kiện quy địnhtại khoản 2 Điều 52 của Luật Khámbệnh, chữa bệnh 2023.

2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 24 tháng.

3. Việc đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cơsở khám bệnh, chữa bệnh và thời hạn đình chỉ phải căn cứ vào nguyên nhân, tínhchất, mức độ, hậu quả của sự cố ykhoa hoặc phần điều kiện hoạt động không còn bảo đảm.

4.Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã hoànthành việc khắc phục đầy đủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ, cơ quancó thẩm quyền đình chỉ hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phépcơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động trở lại.

 

Câuhỏi: Pháp luật quy định như thế nào về thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 56 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, thu hồi giấy phép hoạt động cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

1.Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động khôngđúng quy định;

- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấpgiấy phép hoạt động;

- Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩmquyền;

- Giấy phép hoạt động cósai sót thông tin;

- Cấp sai hình thức tổ chức, phạm vi hoạtđộng chuyên môn;

- Sau 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy phéphoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động;  

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạtđộng từ 24 tháng liên tục trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị đình chỉ toànbộ hoạt động khi hết thời hạn đình chỉ mà không hoàn thành việc khắc phục đầyđủ các nội dung yêu cầu tại văn bản đình chỉ;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảmduy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 hoặckhoản 2 Điều 52 của Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đề nghị thuhồi giấy phép hoạt động.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điềunày. Trường hợp cần thiết phải bổ sung các trường hợp thu hồigiấy phép hoạt động, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi banhành.

 

Câu hỏi:Pháp luật quy định nhưthế nào về tiêuchuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, tiêuchuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quyđịnh như sau:

1.Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹthuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từngchuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phéphoạt động, bao gồm:

-Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế banhành;

-Tiêu chuẩn chất lượng nâng cao đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tếban hành;

-Tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tếban hành;

- Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữabệnh hoặc từng chuyên khoa hoặc dịch vụ kỹ thuật do tổ chức trong nước, tổ chứcnước ngoài ban hành được Bộ Y tế thừa nhận.

2. Khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tiêu chuẩnchất lượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

3.Tiêu chuẩn chất lượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 phảiphù hợp với điều kiện tại Việt Nam, không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều 57Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

-Bảo đảm tính khoa học và hiệu quả;

-Bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng và thành tố chất lượng;

-Được các tổ chức quốc tế về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thừa nhận, đã đượcáp dụng trên thế giới.

4.Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng quy định tạiđiểm d khoản 1 Điều 57 LuậtKhám bệnh, chữa bệnh 2023.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về đánh giávà chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Trả lời:

Căn cứ Điều 58 Luật Khám bệnh, chữa bệnh2023, đánh giávà chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

1.Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng nhằm mục đích sau đây:

-Duy trì và cải tiến chất lượng hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

-Cung cấp thông tin để người bệnh và các bên chi trả có thể lựa chọn cơ sở khámbệnh, chữa bệnh phù hợp;

-Làm căn cứ để kiến nghị xử lý vi phạm và khen thưởng đối với kết quả đánh giátheo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản.

2.Nguyên tắc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

-Độc lập, khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, đúng pháp luật;

- Phùhợp với tiêu chuẩn chất lượng khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế ban hànhhoặc thừa nhận;

-Chỉ thực hiện đánh giá chất lượng sau khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấpgiấy phép hoạt động ít nhất đủ 12 tháng;

-Cơ quan, tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng chịu trách nhiệm trước phápluật về kết quả đánh giá của mình.

3. Hằng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tựđánh giá chất lượng theo quy định tại điểma khoản 1 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

4. Tổ chức đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khámbệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phùhợp theo quy định của pháp luật thực hiện đánh giá chất lượng khi có đề nghịcủa cơ quan quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.

5.Kết quả đánh giá chất lượng được công khai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Hệthống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

6. Căn cứ kết quả đánh giá quy định tại khoản 3 và khoản4 Điều 58 Luật Khám bệnh,chữa bệnh 2023, cơ quan quản lý nhànước về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kiểm tra kết quả đánh giá chất lượng đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo nguyên tắc quản lýrủi ro.

 

 

Danh sách góp ý
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK