1. Croatia
Croatia là quốcgia nằm ở ngã tư của trung và đông nam Châu Âu, giáp biển Adriatic có dân sốhơn 3,8 triệu người. Quốc gia này là điểm đến được ưa thích vào mùa hè với nhiềubãi biển đẹp, các thành phố cổ và những ngôi làng độc đáo. Tuy nhiên, trong bốicảnh ngành du lịch có mức độ cạnh tranh cao và cần liên tục đổi mới, chính phủCroatia đã chỉ ra những điểm hạn chế của du lịch nước này trong những năm gần đâynhư sau:
- Chưa có sự khácbiệt về sản phẩm và dịch vụ;
- Thiếu cơ sở lưutrú có tính sáng tạo với chất lượng tốt;
- Hệ thống tiếp thịdu lịch quốc gia thiếu năng động;
- Thiếu các điểm đếncó thương hiệu toàn cầu;
- Hoạt động du lịchở nhiều địa phương còn mang tính thời vụ.
Croatia xác định đẩymạnh các ứng dụng công nghệ, trong đó có blockchain, là chiến lược quan trọngnhằm khắc phục những vấn đề nêu trên của ngành du lịch nước này. Mặc dù Tổng cụcDu lịch quốc gia Croatia đã theo đuổi các xu hướng công nghệ, đầu tư mạnh vào ứngdụng công nghệ trong du lịch cũng như tìm hiểu về tiềm năng của công nghệ blockchain,cho đến tháng 10 năm 2019, Croatia vẫn nằm ngoài Hiệp hội đối tác BlockchainChâu Âu (the European Blockchain Partnership).Việc chính phủ Croatia ký tuyên bố và tham gia EBP là khung pháp lý và chínhsách đặc biệt quan trọng giúp blockchain có những bước phát triển mạnh mẽ trongngành du lịch của nước này.
Ban đầu, nước này đã tạo lập hệ thống thôngtin điện tử về khách du lịch (eVisitor), nơi chứa dữ liệu về lịch sử khách du lịch.Dữ liệu này cập nhập về lưu lượng khách du lịch, thông qua các đối tác thương mạivà phi thương mại cũng như các hợp đồng thuê tàu biển (vốn rất phổ biến trongngành du lịch Croatia). Từ đó, các hãng lữ hành sẽ khai thác hệ thống dữ liệunày và đưa ra các chương trình, dịch vụ phù hợp với từng tệp khách hàng khác nhau.Theo đó, du lịch Croatia xác định tập trung vào năm nhóm thị trường địa lý và tậpkhách hàng mục tiêu là “những gia đình có con nhỏ” và “các cặp đôi trung caoniên thành đạt” (golden age). Bên cạnh đó, Croatia sẽ phát triển các phân khúcdu lịch dựa trên phong cách và sở thích của các nhóm khách hàng, kéo dài mùa dulịch và tăng trưởng chi tiêu. Việc ứng dụng công nghệ blockchain còn cho phépcác nhóm khách hàng có thể tự thiết kế chương trình du lịch của mình tại đất nướcCroatia bởi những thông tin về điểm đến, ẩm thực, phương tiện di chuyển,…đều sẵncó nhờ công nghệ blockchain.
Đặc tính của hệ thốngblockchain giúp các thông tin về du lịch không thể vô tình bị xóa hoặc bị tấncông, do đó các giao dịch, dịch vụ du lịch luôn được theo dõi bởi các bên liênquan. Điều này giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Croatia (Tổng cụcDu lịch thuộc Bộ Du lịch và Thể thao) khuyến khích, ủng hộ hoặc trực tiếp hỗ trợcác sáng kiến. Một ví dụ tiêu biểu về sử dụng công nghệ blockchain trong ngànhdu lịch Croatia là nền tảng kỹ thuật số Rijeka Marketplace do Ủy ban Du lịchthành phố Rijeka tạora và phát triển trên cơ sở công nghệ blockchain. Rijeka Marketplace là nền tảnghạ tầng thông minh giúp phát triển các điểm đến ở thành phố Rijeka và khu vựcxung quanh. Nền tảng này cung cấp các hiển thị chất lượng cao và chi tiết vềcác loại dịch vụ, sản phẩm, nơi lưu trú, sản vật, văn hóa, kiến trúc,…đến ngườidân, khách hàng, các hãng lữ hành và có thể dễ dàng truy cập, tương tác thôngqua ứng dụng trên điện thoại di động. Các giao dịch, đánh giá, nhận xét, phản hồi,khiếu nại cũng có thể thực thiện trực tiếp trên nền tảng này với độ bảo mật caovà an toàn nhờ vào công nghệ blockchain.
Theo tính toán củaBộ Du lịch và Thể thao nước này, trong năm 2023, ngành du lịch đã tiếp đón 20,6triệu lượt khách và 108 triệu lượt lưu trú qua đêm. Khách du lịch nước ngoài đạt16,85 triệu lượt khách (tăng 10% so với năm 2022) và 84,2 triệu lượt lưu trúqua đêm trong khi ghi nhận lượng khách nội địa tăng 10% và số lượt lưu trú quađêm tăng 7%.Năm 2021, du lịch đã tạo ra khoảng 10,89 tỷ USD cho Croatia, tương ứng 15,13% tổngsản phẩm quốc nội với con số ấn tượng khác là 2,8 khách du lịch trên một cư dân.Năm 2023, du lịch đóng góp khoảng 20% cho GDP nước này. Dữ liệu về các điểm đếndu lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2023 cho thấy Croatia nằmtrong mười quốc gia hàng đầu thế giới, xếp thứ năm, sau Hy Lạp đứng đầu, TâyBan Nha đứng thứ hai, Ý và Bồ Đào Nha, theo tạp chí du lịch nổi tiếng toàn cầuConde Nast Traveler của Hoa Kỳ. Những thành quả này có sự đóng góp không nhỏ củacông nghệ blockchain.
Macedonia (tênchính thức là Cộng hòa Bắc Macedonia) là quốc gia thuộc khu vực đông nam châuÂu với dân số khoảng 2 triệu người. Du lịch là một trong những ngành quan trọngcủa kinh tế nước này. Năm 2019, Bắc Macedonia đã đón 1.184.963 lượt khách du lịchtrong đó có 757.593 là khách nước ngoài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịchCovid-19, năm 2021 nước này chỉ đón tổng cộng 294.000,00 khách du lịch nướcngoài và ngành du lịch chỉ tạo ra khoảng 387 triệu USD, tương ứng với 2,9% tổngsản phẩm quốc nội. Trong khi đó, tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào giátrị GDP của Macedonia năm 2018 là 7,2%. Bên cạnh đại dịch Covid-19, việc chậm sốhóa ngành du lịch cũng là một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này.
Khác với Croatia,việc ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành du lịch của Macedonia diễn rakhá chậm. Trong Chiến lược phát triển du lịch quốc gia giai đoạn 2016-2021 dùđã công nhận số hóa ngành du lịch là điều quan trọng song các hành động cụ thểđể triển khai lại không rõ ràng. Hiện nay, công nghệ Web 1.0 và Web 2.0 vẫn đượcsử dụng phổ biến trong ngành du lịch nước này trong khi đó thế hệ Web 4.0 đã hiệnhữu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các websites du lịch tại nước này chủ yếucung cấp các thông tin du lịch cơ bản một chiều, thiếu những công cụ giao tiếp,phản hồi trực tuyến.
Khung pháp lý là mộttrong những trở ngại chính để phát triển blockchain trong ngành du lịch ởMacedonia. Pháp luật hiện hành về hoạt động ngoại hối tại nước này hạn chế đầutư và sử dụng tiền điện tử - vốn là một trong những ứng dụng cơ bản của côngnghệ blockchain. Tại Hội nghị lần thứ 11 tổ chức năm 2019về cơ sở hạ tầng cho thanh toán và thị trường, Ngân hàng quốc gia của Macedoniađã lần đầu tiên đưa ra quy định thanh toán mới theo Chỉ thị Dịch vụ Thanh toánthứ hai của Liên minh châu Âu (PDS2). Quy định mới này được xem là sẽ mở racánh cửa cho các công ty FinTech cung cấp các dịch vụ thanh toán sáng tạo cũngnhư thiết lập và vận hành các hệ thống thanh toán mới trong ngành du lịch ởMacedonia.
Bên cạnh đó,Macedonia thiếu một hệ sinh thái để blockchain phát triển trong ngành du lịchbao gồm các công ty công nghệ blockchain, các trường đại học tổ chức các dịch vụnghiên cứu, giáo dục, đào tạo công nghệ blockchain, các hiệp hội, tổ chức xã hộiphát triển công nghệ blockchain …Chính yếu tố này khiến các doanh nghiệp du lịchnội địa của nước này khó có thể đẩy mạnh các ứng dụng của blockchain trong hoạtđộng của mình. Nghiên cứu của AleksandarErceg, Jovanka Damoska Sekuloska và IvanKelić (2020) cho thấy hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ du lịch địa phương ởMacedonia không biết về các cơ hội và lợi ích liên quan đến công nghệ blockchain. Khi phỏng vấn một số chủ khách sạn tư nhânquy mô vừa và nhỏ, các nhà nghiên cứu này phát hiện ra rằng họ đã nghe về tiềnđiện tử, về blockchain nhưng họkhông biết chúng hoạt động như thế nào. Không ai trong số họ biết về cácchế độ khác của công nghệ blockchain và cách chúng có thể được sử dụng trongngành du lịch và lợi ích của việc sử dụng chúng có thể là gì.
Do đó, bên cạnh những rào cản về mặt chínhsách, thách thức lớn khác chính là thay đổi nhận thức của các nhà cung cấp dịchvụ du lịch rằng công nghệ blockchain sẽ thay đổi cách mọi người đi du lịch vàcách ngành du lịch hoạt động.
Hiệphội đối tác Blockchain châu Âu (EBP) là một sáng kiến quan trọng để pháttriển chiến lược BC. Hiện nay, tổ chức này có 29 quốc gia - tất cả các quốc giathành viên EU, Lichtenstein và Na Uy. Sự hợp tác này đang giúp tránh sự phân mảnhtrong phát triển BC bằng cách thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia. Tổchức cung cấp một môi trường tuân thủ quy định, tuân thủ đầy đủ luật pháp của Ủyban Châu Âu cũng như với các cấu trúc và mô hình quản trị rõ ràng để giúp BCphát triển trên khắp Châu Âu. Cơ sở hạ tầng dịch vụ BC châu Âu (EBSI) là mộtsáng kiến chung của Ủy ban châu Âu và Hiệp hội đối tác BC Châu Âu. Tầm nhìn củaEBSI là tận dụng BC để đẩy nhanh việc tạo ra các dịch vụ xuyên biên giới chocác cơ quan hành chính công và hệ sinh thái của khối.
https://mint.gov.hr/documents-11456/11456.
National Bank of the Republic of Macedonia. 11th Conference on Payments andMarket Infrastructure.
Available online:http://www.nbrm.mk/ns‐newsarticle‐zapocna‐11‐konferencija‐za‐plakana‐i‐pazarnainfrastruktura‐na‐nbrm‐en.nspx.
Aleksandar Erceg, Jovanka DamoskaSekuloska và Ivan Kelić (2020). Blockchainin the Tourism Industry—A Review of the Situation in Croatia and Macedonia. Informatic Review. Received: 14 January 2020; Accepted: 12February 2020; Published: 13 February 2020.