Diễn biến kinh tế năm 2023 của một số quốc gia và khu vực trên thế giới
Cập nhật : 15:04 - 02/08/2024


Mỹ

Năm 2023 đánh dấu mộtgiai đoạn khởi sắc mới của nền kinh tế Mỹ khi tốc độ tăng trưởng cao hơn và cácnỗ lực chống lạm phát tỏ ra hiệu quả. Tính trung bình cả năm, kinh tế Mỹ tăngtrưởng 2,5%, cao hơn đáng kể so với mức 1,9% của năm 2022. Đồng thời, mức tăngtrưởng này cao hơn nhiều so với kỳ vọng từ đầu năm của nhiều chuyên gia phântích. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Mỹ đến từ tiêu dùng cá nhân và chitiêu công. Trong quý IV/2023, tiêu dùng cá nhân của người Mỹ tăng 2,8%, trongkhi chi tiêu của Chính phủ liên bang và chính quyền các bang tăng lần lượt 2,5%và 3,7%. Mức gia tăng tốt của tiêu dùng được hỗ trợ bởi những tín hiệu khả quantừ thị trường lao động cũng như ưu đãi trong chính sách thuế giúp tăng thu nhậpkhả dụng của các hộ gia đình.

Tín hiệu tích cực chonền kinh tế Mỹ còn đến từ chỉ tiêu lạm phát. So với cùng kỳ năm trước, lạm pháttháng 12/2023 chỉ ở mức 3,4%, thấp hơn nhiều so với mức 6,5% tại thời điểm tháng12/2022. Đây là kết quả của việc giá năng lượng trên thị trường thế giới giảm,trong khi FED tiếp tục duy trì lãi suất quỹ liên bang mục tiêu ở mức cao vàthắt chặt các điều kiện tín dụng.

Thị trường lao động Mỹtrong năm 2023 ở trạng thái nóng khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp, chỉ3,7%. Tháng 12/2023 đánh dấu tháng thứ 36 liên tiếp số lượng việc làm được tạora ở Mỹ lớn hơn số lượng việc làm mất đi. Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, nềnkinh tế Mỹ đã tạo ra gần 2,7 triệu việc làm trong cả năm 2023. Tuy nhiên, dựbáo của các nhà kinh tế cho thấy thị trường lao động sẽ nguội dần từ năm 2024với tác động của một số yếu tố ở cả phía cầu và phía cung. Về phía cầu, một sốđộng lực chính của thiếu hụt việc làm, ví dụ như cầu tích tụ trong các ngànhdịch vụ cần nhiều lao động, đã được sự dụng hết. Về phía cung, tỷ lệ tham gialực lượng lao động cũng đã tăng trở lại sau vài năm sụt giảm vì làn sóng nghỉhưu sớm do tác động của Covid-19.

EU

Khu vực EU đã trải quamột năm 2023 đầy khó khăn với mức tăng trưởng sụt giảm tại nhiều quốc gia. Tăngtrưởng bình quân toàn khu vực trong năm 2023 chỉ đạt 0,4%, chủ yếu đến từ ảnhhưởng của giá năng lượng cao - hệ quả trực tiếp của chiến tranh Nga - Ukraine -đến chi tiêu hộ gia đình cũng như hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Các nỗ lực thắt chặttiền tệ của NHTW châu Âu (ECB) tỏ ra khá hiệu quả khi theo số liệu củaEurostat, tỷ lệ lạm phát khu vực Eurozone đã giảm từ mức kỷ lục 10,6% của tháng9/2022 xuống mức 2,4% vào tháng 11/2023. Tính trung bình cả năm 2023, lạm phátkhu vực EU đạt 3,5%, trong đó lạm phát cơ bản giảm còn 3,6%. Tuy nhiên, hậu quảcủa việc chống lạm phát thành công là mặt bằng lãi suất cao. Điều này gây ảnhhưởng đến khả năng mua sắm của các hộ gia đình cũng như khả năng huy động vốnmở rộng sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trong mức tăng trưởng GDP ảm đạm.

Về thị trường lao động,tỷ lệ thất nghiệp khu vực châu Âu ở mức trung bình 6,5% trong năm 2023, giảm sovới mức 6,8% và 7,7% của năm 2022 và 2021. Đây là mức thấp kỷ lục tính từ thờiđiểm đầu đại dịch Covid-19, cho thấy sự thắt chặt của thị trường lao động. Sốcông việc mở ra sẽ nhiều hơn số lượng người tìm kiếm việc làm, tạo ra những cơhội việc làm tốt hơn cho người lao động. Tiền lương thực tế có xu hướng giatăng trong năm 2023, bắt nguồn từ sự thiếu hụt trên thị trường lao động cũngnhư tỷ lệ lạm phát đang được kiểm soát.

Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bảntrải qua một năm hồi phục với mức tăng trưởng 1,6% trong năm 2023. Động lựctăng trưởng chính của quốc gia này đến từ cầu tích lũy sau giai đoạn đại dịchCovid-19, từ sự khởi sắc của thị trường xuất khẩu ô tô cũng như những cải thiệntrong ngành du lịch.

Lạm phát Nhật Bản giảmtừ 4,3% tại thời điểm đầu năm 2023 xuống còn 2,8% trong tháng 11/2023. Mức giảmnày có đóng góp lớn từ chính sách trợ cấp chi phí năng lượng, được ước lượng làcó tác dụng làm giảm lạm phát 0,6 điểm phần trăm. Mặc dù tỷ lệ lạm phát vẫn lớnhơn mức lạm phát mục tiêu 2%, NHTW Nhật Bản vẫn cam kết sẽ duy trì việc thựchiện CSTT nới lỏng, tuy nhiên sẽ dần cho phép lãi suất dài hạn tăng lên trongthời kỳ tới. Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản đạt mức 2,5% trong tháng 11/2023 và dựbáo trung bình cà năm ở mức 2,6% (tương đương so với năm 2022). Đây là mức thấtnghiệp thấp so với các quốc gia khác nhưng vẫn cao hơn mức trung bình trước đạidịch Covid-19 của Nhật Bản (2,4% vào năm 2019).

 

Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc cóbước phục hồi đáng kể trong năm 2023 với mức tăng trưởng 5,2%, cao hơn so vớimức 3,2% của năm 2022 khi chính sách Zero Covid vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên,cần nhìn nhận mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ mức GDP thấp năm 2022. ViệcTrung Quốc dỡ bỏ các chính sách hạn chế Covid-19 vào giai đoạn đầu năm 2023 đãcó tác động tích cực đến tiêu dùng nhưng chỉ trong ngắn hạn.

Khủng hoảng trong lĩnhvực BĐS diễn ra khiến cả giá BĐS và doanh số đều sụt giảm, các công ty cũngkhông tiếp tục triển khai các dự án mới do gánh nặng tài chính tăng. Kết quả làtăng trưởng đầu tư cho BĐS trong năm 2023 giảm 9,6% so với năm 2022. Trong khiđó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng chỉ tăng 8%, thấp hơn nhiều so với mức trungbình 11,1% của giai đoạn 2015 - 2019.

Về lạm phát, CPI TrungQuốc chỉ tăng bình quân 0,5% trong năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêuchính thức được đưa ra là 3%. Áp lực giảm phát tồn tại rõ ở nền kinh tế TrungQuốc là bằng chứng về sự suy yếu của tổng cầu.

Về thị trường lao động,tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc có xu hướng tăng và đạt 5,2% trong năm 2023, caohơn mức 4,2% trong năm 2022.

Đặc biệt, trong tháng8/2023, Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ ngừng công khai số liệu về tỷ lệ thấtnghiệp ở thanh niên của nước này, trong bối cảnh một loạt các chi số kinh tếvừa được công bố gần đây làm dấy lên lo ngại về tinh trạng sức khỏe của nềnkinh tế.

Hàn Quốc

Nền kinh tế lớn thứ tưchâu Á cũng trải qua nhiều khó khăn trong năm 2023, chủ yếu đến từ những nguyênnhân quen thuộc như mặt bằng lãi suất cao và cầu nội địa sụt giảm. GDP nước nàytăng 1,4% trong năm 2023, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 2,6% và 4,3%trong hai năm trước đó. Tính cả năm, xuất khẩu Hàn Quốc chỉ tăng 2,8%, thấp hơnso với mức tăng 3,4% của năm 2022. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu đếntừ nhu cầu thế giới sụt giảm trong bối cảnh các nước đều đang thắt chặt tiềntệ. Ở trong nước, chi tiêu tư nhân tăng 1,8%, giảm từ mức 4,1% trong năm 2022;tiêu dùng chính phủ tăng 1,3%, giảm từ mức 4% của năm 2022.

Lạm phát năm 2023 củaHàn Quốc ở mức 3,6%, giảm đáng kể so với mức 5,5% của năm 2022. NHTW nước nàytiếp tục thắt chặt CSTT nhằm kiểm soát lạm phát. Lãi suất chính sách trong năm2023 được duy trì ở mức 3,5% (với lần điều chỉnh lãi suất gần nhất diễn ra vàotháng 1/2023), mức cao nhất kể từ năm 2008.

Tỷ lệ thất nghiệp HànQuốc tính trung bình cả năm 2023 ở mức 2,7%, thấp hơn so với mức 3,0% của năm2022 và là mức thấp kỷ lục từ khi dữ liệu này bắt đầu được công bố vào năm2000. Nguyên nhân chính của biến động thị trường lao động đến từ sự gia tăngviệc làm cho người lao động trong độ tuổi 60 cũng như trong lĩnh vực chăm sócsức khỏe.

ASEAN

Báo cáo Triển vọng pháttriển châu Á bản tháng 12/2023 ước lượng tăng trưởng GDP chung cho cả khu vựcASEAN trong năm 2023 là 4,3%, thấp hơn so với mức ước lượng đưa ra trong báocáo trước đó vào tháng 9/2023 (tăng 4,6%). Lý do cho sự điều chỉnh này là mứctăng trưởng thấp hơn kỳ vọng ở khu vực sản xuất của một số nền kinh tế nòng cốtnhư: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

ADB ước tính tăngtrưởng của Indonesia đạt mức 5,0% trong năm 2023. Tiêu dùng nội địa quốc gianày ổn định và là động lực chính của tăng trưởng. Cùng với sự gia tăng của chitiêu công cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, như: Chương trình chiến lược quốcgia hay Thủ đô mới, tốc độ tăng trưởng vẫn được giữ ở mức cao trong bối cảnhcầu hàng hóa xuất khẩu từ thị trường thế giới cho những sản phẩm như dệt may,giày dép và đồ nội thất vẫn tiếp tục sụt giảm. Lạm phát được quản lý tốt, mứctăng CPI trong năm 2023 của Indonesia là 3,6%, thấp hơn đáng kể so với mức 4,6%trong năm 2022.

Là nền kinh tế có độ mởlớn, Malaysia cũng phải nhận những tác động tiêu cực từ sụt giảm trong cầu hànghóa xuất khẩu. Theo số liệu chính thức từ Cơ quan thống kê Malaysia, quốc gianày tăng trưởng với tốc độ 3,8% năm 2023. Trong đó, động lực chính của tăngtrưởng đến từ ngành dịch vụ với mức tăng trưởng 5,4% và ngành xây dựng với mứctăng trưởng 5,8%, trong khi đó ngành sản xuất chỉ tăng 0,8%. Lạm phát quốc gianày ổn định ở mức 2,8%, giảm nhẹ so với mức 3,2% của năm 2022.

Công bố của Bộ Thươngmại và Công nghiệp Singapore cho biết, tăng trưởng năm 2023 của nước này là1,2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 3% của năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu đượcđưa ra vẫn là nhu cầu hàng hóa yếu từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ,EU và Trung Quốc. Ở thị trường nội địa, khu vực dịch vụ và xây dựng vẫn có tăngtrưởng tốt, trong khi sản lượng ngành CBCT giảm. Tính trung bình cả năm 2023,lạm phát của Singapore ở mức 4,8%, giảm từ mức 6,1% của năm 2022.

Cơ quan thống kêPhilippines báo cáo mức tăng trưởng 5,6% năm 2023, giảm so với mức tăng 6,5%trong năm 2022. Động lực chính cho tăng trưởng của quốc gia này đến từ cácngành bán lẻ (tăng trưởng 5,5%); tài chính và bảo hiểm (tăng trưởng 8,9%); xâydựng (tăng trưởng 8,8%). Tỷ lệ lạm phát của quốc đảo này đạt 6,2%, cao nhấttrong nhóm các quốc gia ASEAN và cũng cao hơn so với mức 5,3% của năm 2022. Phảnứng trước diễn biến này, NHTW Philippines đã bắt đầu tiến hành tăng lãi suất từtháng 10/2023. Ở thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp của Philippines đã đượccải thiện đáng kế, giảm từ 5,7% năm 2022 xuống còn 3,6% năm 2023.

Bộ Tài chính Thái Lanbáo cáo mức tăng trưởng kinh tế 1,8% cho nước này trong năm 2023, giảm mạnh sovới mức 2,6% của năm 2022. Nguyên nhân chính đến từ sự sụt giảm trong lĩnh vựcsản xuất và xuất khẩu. Cụ thể, Chỉ số quản lý thu mua (PMI) nước này đã giảm 14tháng liên tiếp. Những sản phẩm chủ lực của quốc gia, như: máy tính, ô tô, caosu và nhựa, chứng kiến sự suy giảm trong nhiều tháng liền. Điểm sáng của nềnkinh tế Thái Lan nằm ở ngành du lịch đã bắt đầu phục hồi vào mùa cao điểm cũngnhư Chương trình ví kỹ thuật số của Chính phủ sắp được triển khai để thúc đẩytiêu dùng của các hộ gia đình. Lạm phát nước này tụt xuống 1,5%, giảm mạnh sovới mức 6,3% của năm 2022. Trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tụcđược duy trì ở mức thấp 0,9%.

 

Tàiliệu:

Đánh giá kinh tếViệt Nam thường niên 2023, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2024

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK