NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG THIẾT KẾ, VẬN HÀNH MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ MÀ VIỆT NAM CÓ THỂ THAM KHẢO
Cập nhật : 17:49 - 20/04/2024


Một là, từthực tiễn tổ chức Chính phủ ở các nước, đặc biệt là các nước phát triển, có thểnhận thấy cải cách hành chính trước hết phải bắt đầu từ bộ máy của Chính phủ.Chính phủ không thể năng động và hoạt động hiệu quả nếu bản thân nó cồng kềnh,nặng nề. Mà muốn Chính phủ thực sự “gọn gàng”, tất yếu phải giảm số lượng cánbộ, nói chính xác hơn là phải giảm số lượng các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực, tăngcường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Tổ chức bộquản lý đa ngành, đa lĩnh vực là xu hướng chung của quá trình tái cấu trúc cácChính phủ trên toàn cầu. Ở Việt Nam, trong các nhiệm kỳ gần đây, số bộ quản lýđa ngành, đa lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chúng được thành lập trêncơ sở sáp nhập các bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực với nhau, một số bộ có phạm viquản lý rộng, bao quát nhiều ngành, lĩnh vực lớn, mang dáng dấp của một “siêubộ”, chẳng hạn như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Bộ Tài chính… Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng mô hình bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập, cả ở khâu nhận thức lẫncách thức tổ chức, vận hành chúng, nên cần phải có sự nghiên cứu, học hỏi thêm.

Từ kinhnghiệm thành công của một số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anhhay Nhật Bản, trước hết, chúng ta cần phải nhận thức đúng về mô hình bộ quản lýđa ngành, đa lĩnh vực. Với mô hình này, cơ cấu tổ chức của Chính phủ trở nêngọn nhẹ hơn bởi các đầu mối quản lý được tinh giảm. Một bộ, thay vì chỉ phụtrách một ngành, một lĩnh vực sẽ đảm nhiệm, bao quát đồng thời nhiều ngành,nhiều lĩnh vực, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệmvụ hoặc phối hợp kém hiệu quả giữa các bộ, giúp Chính phủ vận hành thông suốtvà Thủ tướng Chính phủ điều hành hoạt động của Chính phủ nói riêng, hệ thốnghành chính nhà nước nói chung một cách thống nhất, thuận lợi hơn. Nhưng suy chocùng, việc thành lập các bộ đa ngành, đa lĩnh vực chỉ là giải pháp mà khôngphải là mục tiêu cuối cùng của vấn đề đổi mới tổ chức Chính phủ. Vì vậy, khôngnên tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực một cách hình thức, chỉ nhằmtheo kịp xu thế chung mà bất chấp các nguyên tắc cơ bản hoặc xem thường mụctiêu thật sự của cải cách.

Trước khithiết kế các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phải xác định rõ phạm vi giữacác ngành, lĩnh vực với nhau làm cơ sở cho việc phân chia ranh giới nhiệm vụ,quyền hạn. Kinh nghiệm của nước Anh cho thấy, nếu mảng nào đó chưa thể gọi làngành, lĩnh vực và cũng không thể đưa về một ngành, lĩnh vực nào thì cứ để là‘chính nó” và người phụ trách sẽ là những bộ trưởng không bộ”. Nếu cố ép đưa vềmột ngành, lĩnh vực nhất định sẽ gây khó khăn cho sự phát triển bình thường củađối tượng, đồng thời tạo ra lực cản cho ngành, lĩnh vực mà nó buộc phải miễncưỡng “cộng sinh”. Một Chính phủ gọn nhẹ là vô cùng cần thiết nhưng giảm cồngkềnh bộ máy bằng cách hình thành các “siêu bộ” trên cơ sở sáp nhập các ngành,lĩnh vực vốn không liên quan gì với nhau thì thật sai lầm. Vậy nên, ngay từtrong tư duy, bên cạnh những nghiên cứu về sự tương đồng, giao thoa giữa nhữngngành, lĩnh vực nhất định, cần phải mạnh dạn thừa nhận sự có mặt của những bộđảm trách những ngành, lĩnh vực đặc thù không thể sáp nhập hoặc không nên sápnhập vào một ngành, lĩnh vực nào khác nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước.

Tuy nhiên, đểcó được một Chính phủ gọn nhẹ, chỉ cắt giảm các bộ quản lý đơn ngành, đơn lĩnhvực, tăng cường các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là chưa đủ. Bộ máy Chínhphủ sẽ không thể thoát khỏi tình trạng cồng kềnh, nặng nề nếu bản thân Chínhphủ phải ôm đồm quá nhiều việc, đặc biệt là các công việc sự vụ cụ thể. Khôngphải ngẫu nhiên mà trong Chính phủ ở nhiều nước tiên tiến có rất ít bộ. Điều dễnhận thấy là, Chính phủ của họ được thiết kế dựa trên quan điểm về một Chínhphủ xây dựng và hoạch định chính sách là chủ yếu, trong điều kiện phân cấp,phân quyền rành mạch, với cơ chế tự quản của chính quyền địa phương. Đây thậtsự là một kinh nghiệm đáng tham khảo cho Việt Nam. Chúng ta, trong điều kiện cụthể của đất nước, cần tập trung thực hiện tốt việc điều chỉnh chức năng, cắtgiảm mạnh nhiệm vụ của Chính phủ, của bộ, gắn với đẩy mạnh phân cấp cho chínhquyền địa phương, coi đây là điều kiện tiên quyết để tổ chức các bộ đa ngành,đa lĩnh vực. Vì chỉ có giảm bớt nhiệm vụ của Chính phủ và bộ thì mới khắc phụcđược tình trạng quá tải về công việc, giảm số lượng công việc ở các đầu mối củacác bộ đa ngành hiện nay.

Song, việc tổchức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phải được tiến hành đồng thời vớiviệc sắp xếp lại cơ cấu bên trong của các bộ một cách hợp lý, khoa học. Bởi nếuchỉ kiện toàn bộ máy bên trong của bộ đa ngành, đa lĩnh vực bằng cách sáp nhậpgiản đơn, máy móc các đơn vị cấu thành của từng bộ đơn ngành, đơn lĩnh vực thìhiệu quả cải cách sẽ hoàn toàn không đáng kể. Giảm các bộ quản lý đơn ngành,đơn lĩnh vực nhưng lại phình to cấu trúc bên trong của bộ mới, hình thành thêmnhiều Tổng cục mới, “đồ sộ hóa” các bộ đa ngành, đa lĩnh vực thì sự gọn nhẹ củaChính phủ chỉ là hình thức. Vì vậy, để quá trình cải cách bộ máy Chính phủ đạtđược sự biến đổi về chất đòi hỏi bản lĩnh, sự khéo léo, sự quyết tâm của cácnhà tổ chức. Phải dũng cảm loại bỏ những yếu tố không cần thiết, kiên trì tinhgiản biên chế, trên tinh thần “thà ít mà tốt”, “ngắn sào dễ trở”.

Hai là, kinhnghiệm thế giới cho thấy, Văn phòng Chính phủ hay Văn phòng Thủ tướng Chính phủchỉ là cơ quan giúp việc cho Chính phủ hoặc người đứng đầu Chính phủ mà khôngphải là cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Vì vậy, việc tổ chứcVăn phòng Chính phủ theo mô hình cơ quan ngang bộ ở nước ta hiện nay nên đượcxem xét lại. Để Chính phủ không là cơ cấu rỗng chỉ được xếp thành từ các bộ, cơquan ngang bộ (tức nếu không có các bộ thì Chính phủ trống không), Chính phủcần có bộ phận thuộc về mình, bộ phận đó thích hợp nhất là Văn phòng Chính phủ.Thuộc về Chính phủ, nghĩa là Văn phòng Chính phủ vẫn nằm trong cơ cấu tổ chứccủa Chính phủ nhưng không nên là cơ quan ngang bộ. Chủ nhiệm Văn phòng Chínhphủ vẫn tham gia các phiên họp của Chính phủ nhưng không phải là Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, không tham gia quyết định các chính sách của Chínhphủ. Việc xác định lại vị trí của Văn phòng Chính phủ còn là cơ sở để giảiquyết vấn đề chưa phù hợp với lý luận hiện nay: một cơ quan giúp việc cho Chínhphủ và Thủ tướng Chính phủ, không có chức năng quản lý nhà nước đối với ngành,lĩnh vực nhưng lại có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là, tiếntới thành lập cơ quan thường trực của Chính phủ. Trên cơ sở tiếp thu có chọnlọc kinh nghiệm tổ chức Chính phủ ở nhiều nước, Chính phủ nước ta nên tính tớiviệc thành lập ở bên trong nó một tổ chức có đủ thẩm quyền thay mặt Chính phủquyết định những vấn đề mang tính kỹ thuật nhằm bảo đảm cho Chính phủ có thểđưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng đòi hỏi của xã hội. Tổ chức đólà Nội các hoặc Thường trực Chính phủ. Thuộc về tổ chức hẹp hơn mang tính chínhtrị này sẽ là các bộ trưởng của một số bộ quan trọng, được lựa chọn bởi Thủtướng Chính phủ, thường xuyên nhóm họp, bàn bạc, tạo ra một tập thể nhỏ đồngthuận có vai trò tối quan trọng trong việc hoạch định chính sách, từ đó giúpThủ tướng Chính phủ có thể xác định và chịu trách nhiệm về đường hướng chínhtrị của Chính phủ do mình lãnh đạo. Dựa trên kinh nghiệm các nước, việc thànhlập Nội các hay Thường trực Chính phủ nên được đặt ra ngay từ bây giờ, bởi theoxu hướng tất yếu, Chính phủ dù là một tập thể thì vai trò của cá nhân ngườiđứng đầu vẫn luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một Chínhphủ.

Bốn là, vềcác cơ quan thuộc Chính phủ. Hiện nay, nước ta có 08 cơ quan thuộc Chính phủ,được thành lập nhằm thực hiện chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước củaChính phủ, thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng màChính phủ phải trực tiếp chỉ đạo. Như vậy, các cơ quan này chỉ hoạt động với tưcách các đơn vị sự nghiệp công lập mà không có chức năng quản lý nhà nước. Đây là mô hình phù hợp với xu thế chung, nên được tiếp tục duy trì. Tuynhiên, chúng ta cần có sự nhận thức đầy đủ hơn, linh hoạt hơn về vị trí, tínhchất, chức năng, vai trò của các cơ quan thuộc Chính phủ, từ đó góp phần xâydựng một Chính phủ năng động, “kiến tạo” và “phát triển”. Cụ thể là, trongnhững thời kỳ nhất định, nếu thực tiễn đặt ra những nhiệm vụ quan trọng, độtxuất, không thuộc chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ thì thànhlập các cơ quan thuộc Chính phủ là lựa chọn phù hợp. Mô hình các Ủy ban trongChính phủ Nhật Bản là một kinh nghiệm đáng tham khảo. Bởi các Ủy ban khôngnhững có tính cơ động, bộ máy đơn giản, dễ thành lập mà còn có khả năng chỉđạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các chủ thể có liên quan một cách nhanhchóng, kịp thời và đặc biệt có thể giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ quản lý,không để lại gánh nặng về tổ chức cho Chính phủ.

Năm là, về Bộtrưởng phụ trách một số công tác của Chính phủ. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015cần bổ sung thêm quy định về chức danh Bộ trưởng không bộ. Ý tưởng này thực rakhông mới. Trong lịch sử, Chính phủ nước ta từng có các Bộ trưởng đặc trách mộtsố mặt công tác nhất định. Và đối với Chính phủ ở nhiều nước, sự xuất hiện củacác Bộ trưởng không bộ khá phổ biến. Tất nhiên, chúng ta cần chọn lọc những vấnđề thực sự “nóng”, đặc biệt và cấp bách để giao cho một số cá nhân phụ trách,chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề quy hoạch phát triển và quản lý đôthị, vấn đề giao thông đô thị... Những Bộ trưởng không bộ này ngoài nhiệm vụ,quyền hạn quản lý nhà nước đối với một số mặt công tác được giao còn có vai tròtrực tiếp tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những chủtrương, chính sách có liên quan, giống như những cố vấn, trợ lý của Thủ tướngtrong công tác chỉ đạo, điều hành hàng ngày. Đây là giải pháp về nhân sự nhưnglại có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới tổ chức bộ máy của Chính phủ,bởi nó đồng thời đạt được nhiều mục tiêu: vừa xác định rõ đầu mối chịu tráchnhiệm chính trên những “mặt trận” cần sự “công phá” quyết liệt của Nhà nước đápứng yêu cầu của đời sống, vừa đảm bảo sự tinh gọn bộ máy Chính phủ do không cầnphải thiết kế một tổ chức bộ hay cơ quan ngang bộ cồng kềnh, đồ sộ. Hơn nữa,việc bổ sung các Bộ trưởng không bộ sẽ làm cho cơ cấu thành viên của Chính phủlinh hoạt hơn, từ đó góp phần làm nên một Chính phủ năng động hơn, hiệu quảhơn./.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK