Quy định về việc san lấp mặt nước ở một số quốc gia khu vực Châu Á
Cập nhật : 13:19 - 24/03/2023

Trên thế giới, các quy định về san lấp mặt nước trên lục địa (ao, hồ, v..v..) không đầy đủ như các quy định san lấp mặt nước trên biển. Các quốc gia có biển phần lớn đều khuyến khích việc san lấp và lấn biển nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Trong khi đó, việc san lấp nước trên lục địa thường ít có các quy định cụ thể nhưng nhìn chung cũng không được khuyến khích. 
Việc quản lý hoạt động san lấp mặt nước trên lục địa cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Đối với các quốc gia phát triển, mặt nước trên lục địa có vai trò và giá trị lớn trong việc tạo cảnh quan và làm gia tăng giá trị sử dụng đất. Bên cạnh đó, các hoạt động san lấp trong quá khứ đã cải tạo được các khu vực thấp trũng, đầm lầy, ao hồ để phát triển đô thị, do đó nhu cầu san lấp mặt nước gần như không còn. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc quản lý hoạt động san lấp mặt nước được tiến hành theo hai chiều hướng tương đối tương phản. Một là, các hoạt động san lấp trong quá khứ đã gần như hoàn thành, do đó, không còn nhu cầu san lấp thêm. Hai là, các hoạt động san lấp không thực sự được quản lý một cách nghiêm ngặt. 
1. Indonesia
Các hoạt động san lấp mặt nước trên biển được thực hiện theo 3 quy định bao gồm 2 Luật và 1 quyết định của Tổng thống. Luật số 32 năm 2009 về Quản lý và bảo vệ môi trường của Indonesia quy định các hoạt động san lấp mặt nước trước khi tiến hành phải có đánh giá tác động môi trường. Luật số 27 năm 2007 và Luật số 01 năm 2014 (sửa đổi và bổ sung luật số 27 năm 2007) về Quản lý các khu vực bờ biển và đảo nhỏ quy định các hoạt động san lấp mặt nước là hoạt động được cho phép tiến hành nhưng trước khi tiến hành các hoạt động san lấp này, các cá nhân hay tổ chức san lấp phải xin cấp giấy phép. Cuối cùng, Quyết định số 122 năm 2012 của Tổng thống Indonesia nêu ra các quy định cụ thể về san lấp mặt nước khu vực ven biển và đảo nhỏ. 
Theo các quy định nêu trên, việc san lấp mặt nước tại Indonesia phải đảm bảo: (1) tính bền vững của cuộc sống người dân và của xã hội, (2) cân bằng giữa việc sử dụng đất và bảo vệ chức năng môi trường của khu vực ven biển và đảo nhỏ, (3) các yêu cầu kỹ thuật trong các phương pháp san lấp, lấn biển và vật liệu sử dụng trong san lấp, lấn biển. Bên cạnh đó, việc san lấp mặt nước tại Indonesia cần phải đảm bảo thực hiện theo các kế hoạch và quy hoạch san lấp. Theo đó, để tiến hành san lấp, các bước gồm: (1) xác định vị trí sân lấp, (2) xác định quy hoạch tổng thể san lấp, (3) nghiên cứu khả thi của việc san lấp, (4) san lấp chỉ được thực hiện khi Chính phủ đã công bố quy hoạch không gian cho khu vực dự kiến san lấp. 
2. Ấn Độ
Tại Ấn Độ, các hoạt động san lấp mặt nước để phát triển kinh tế xã hội đã được tiến hành trong một thời gian dài. Mặt nước bị san lấp chủ yếu tại Ấn Độ là các khu vực đầm lầy, sình lầy. Thành phố Mumbai tại Ấn Độ được coi là một trong những thành công trong phát triển đô thị dựa trên san lấp mặt nước. Việc san lấp mặt nước đã tạo ra nhiều không gian phát triển đô thị hơn và tạo nên thành phố Mumbai hiện tại. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, việc san lấp mặt nước tại thành phố Mumbai đã gần như bị cấm. Đặc thù mặt nước khu vực thành phố Mumbai chủ yếu là vùng đất ngập nước. 
Theo Quy định về đất ngập nước năm 2020 của Ấn Độ, danh mục khu vực đất ngập nước trên toàn lãnh thổ Ấn Độ đã được ban hành. Những khu vực đất ngập nước nằm trong danh sách này lại thuộc đối tượng cần được bảo vệ theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 1986. Khu vực đất ngập nước trong thành phố Mumbai thuộc diện cần được bảo tồn do có tính chất nhạy cảm về môi trường. 
3. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các hoạt động san lấp mặt nước được quản lý tương đối chặt chẽ theo hướng hạn chế tối đa san lấp mặt nước để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Vào năm 2018, các hoạt động san lấp mặt nước mới đã không còn được các cơ quan chức năng tại Trung Quốc cấp phép. Việc san lấp mặt nước chỉ được thực hiện khi các hoạt động này mang tầm chiến lược và nhằm mục đích đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Do đó, chỉ các dự án san lấp mặt nước được đề xuất theo yêu cầu của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, và các tỉnh mới được xem xét. Quy trình xem xét đòi hỏi các dự án này phải được thẩm định bởi Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia và Bộ Tài nguyên thiên nhiên trước khi được Chính phủ phê duyệt.
4. Singapore
Tại Singapore, hoạt động san lấp mặt nước và lấn biển được quy định tại Luật Bờ biển năm 1920 sửa đổi lần cuối vào năm 2021. Theo đó, Chính phủ được phép tiến hành các hoạt động san lấp mặt biển. Với quyền hạn của mình, Tổng thống Singapore có quyền công nhận diện tích mặt biển được sau khi được san lấp là đất công bất kể vùng bờ biển đó trước đây thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu công. Cũng theo luật này, Chính phủ không có nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại hay tổn thất mà quá trình lấn biển gây ra cho các cá nhân hay tổ chức chịu ảnh hưởng bởi quá trình san lấp này. 
5. Sri Lanka
Tại Sri Lanka, việc san lấp mặt nước được quy định tại Luật Cơ quan phát triển Đất đai năm 1982 được sửa đổi lần cuối năm 2021. Theo đó, chỉ những khu vực nằm trong danh mục Khu vực phát triển và san lấp được Bộ trưởng phụ trách vấn đề đất đai công bố mới được phép tiến hành san lấp. Các khu vực này bao gồm các khu vực đất trũng thấp, đầm lầy, đất ngập nước. Sau khi danh mục các khu vực đất trũng thấp, đầm lầy, đất ngập nước cần được san lấp được công bố, Cơ quan phát triển Đất đai có trách nhiệm tiến hành quản lý san lấp các khu vực này. Các cá nhân và tổ chức có nguyện vọng tiến hành san lấp mặt nước tại các khu vực trong danh mục được công bố cần phải xin phép của Cơ quan phát triển đất đai này. 
Bên cạnh việc đưa ra danh mục các khu vực có thể được san lấp, Bộ trưởng phụ trách vấn đề đất đai cũng phải đưa ra danh mục các khu vực kênh/mặt nước cần được bảo vệ. Việc san lấp, gây cản trở dòng của các kênh/mặt nước cần được bảo vệ này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người đứng đầu Cơ quan Phát triển đất đai.
6. Cộng hòa Liên bang Nga
Tại Cộng hòa Liên bang Nga, các quy định về san lấp mặt nước được quy định tại Luật Liên bang số 4-FZ năm 1996 và được sửa đổi lần cuối năm 2019. Mặc dù đã được quy định, song, hoạt động quản lý san lấp mặt nước tại Cộng hòa Liên bang Nga còn gặp nhiều lúng túng. Cụ thể, về mặt định nghĩa, khu vực sau khi san lấp mặt nước được coi là một công trình xây dựng của con người. Do đó, thay vì được coi là tài nguyên đất, việc quản lý khu vực được san lấp phải được tiến hành theo các quy định về Luật Xây dựng của Liên bang. 

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK