Các chính sách hỗ trợ ngành hàng không của một số quốc gia trên thế giới trước tác động của dịch COVID-19
Cập nhật : 16:31 - 22/11/2022


Bướcsang năm 2021, dịch Covid 19 tiếp tục bùng phát ở nước ta với diễn biến rất phứctạp và khó lường, đã và đang gây ra tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của nềnkinh tế - xã hội khi dịch lan rộng khắp cả nước, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh,Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh phía Nam với thời gian kéo dài lâu hơn so cácđợt dịch trước. Đợt bùng phát dịch lần thứ ba và thứ tư này diễn ra vào mùa baycao điểm là dịp Tết cổ truyền và mùa du lịch hè 2021, nhiều tỉnh, thành phố phảithực hiện giãn cách xã hội, đã khiến cho hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, hoạtđộng của ngành hàng không rơi vào tình trạng bị ngưng trệ (có những thời điểmtrong tháng 8, các chuyến bay vận chuyển khách nội địa bị hạn chế tối đa, chỉcòn duy trì các chuyến bay chở hàng hóa và chở khách có sự kiểm soát chặt chẽ củacác cơ quan chức năng). Do dịch Covid-19 liên tục bùng phát từ năm 2020 đến năm2021 tại nhiều địa phương đã khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không vốn đãvà đang khó khăn thì nay lại tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Theobáo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam[1], từ đầu tháng 5/2021 đếntháng 9/2021, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế bị đóng băng.Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, dự kiến năm2021 sẽ tiếp tục giảm so với năm 2020, theo đó lỗ năm 2021 dự kiến sẽ lớn hơn lỗnăm 2020; số tiền nộp ngân sách năm 2020 dự kiến giảm khoảng 10.000 tỷ đồng.Trong khi nguồn thu giảm mạnh thì mỗi tháng các hãng hàng không vẫn phải chi đểtrả tiền thuê máy bay, trả vay ngân hàng, trả cho các đối tác cung cấp dịch vụđầu vào, duy tu bảo dưỡng, trả lương nhân viên... Dòng tiền hoạt động của cáchãng hàng không bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Dựbáo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, vớisự xuất hiện của biến chủng mới với tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm sẽ còn tiếptục tác động rất lớn đến thế giới và khiến cho quá trình phục hồi nền kinh tếnhiều khả năng sẽ diễn ra chậm lại.

Theođó, ngành hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong thời gian tới. Các doanhnghiệp hàng không đang đứng trước nguy cơ bị phá sản rất cao do tác động của dịchCovid-19. Hậu quả của việc các hãng hàng không phá sản có thể gây nhiều hệ lụykinh tế như làm mất thương hiệu, hình ảnh hàng không quốc gia, đứt gãy mạng lướibay trong nước và quốc tế; đồng thời phát sinh hàng loạt các vấn đề về tài sản,nợ đọng, chế độ cho người lao động và ảnh hưởng dây chuyền tới các ngành nghề,lĩnh vực khác như du lịch, thương mại, dịch vụ... Do đó, cần có nhiều giải pháphỗ trợ, trong đó có giải pháp về thuế BVMT để giúp các hãng hàng không vượt quatác động của dịch Covid-19, tạo tiền đề để ngành hàng không duy trì tồn tại vàtiếp tục phục hồi trong tương lai, từ đó giúp thúc đẩy phát triển các ngànhthương mại, dịch vụ và đặc biệt là ngành du lịch.

Vậntải hàng không được xem là một ngành có một vị trí, vai trò quan trọng trong nềnkinh tế - xã hội. Bên cạnh chức năng chính là vận chuyển hành khách, hàng hóathuận tiện và nhanh chóng thì ngành vận tải hàng không gián tiếp thúc đẩy nhiềungành kinh tế khác phát triển như du lịch, dịch vụ, thương mại xuất nhập khẩu,sản xuất máy bay... Với tầm quan trọng của ngành hàng không, nhiều quốc gia đãnhanh chóng triển khai những giải pháp cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệphàng không tạm thời vượt qua khủng hoảng do dịch Covid-19, duy trì hoạt độngnhư: áp dụng biện pháp nới lỏng chính sách về thuế, phí nhằm hỗ trợ các hãnghàng không (như Trung Quốc, Thái Lan...); trực tiếp bơm tiền nhằm bù đắp cácchi phí cho doanh nghiệp hàng không thông qua việc trả gốc và lãi vay, trợ cấplương cho nhân viên, giảm chi phí cất hạ cánh, hay thực hiện mua trái phiếuchuyển đổi, mua cổ phiếu để tăng vốn hoạt động cho các doanh nghiệp (nhưSingapore, Canada...). Tùy vào đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà mỗinước áp dụng các chính sách khác nhau để hỗ trợ ngành hàng không vượt qua giaiđoạn dịch bệnh, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển giaothương sau dịch.

Mộtsố chính sách hỗ trợ ngành hàng không của một số quốc gia trên thế giới trướctác động của dịch COVID-19:

Quốc gia

Chính sách hỗ trợ đã được công bố

Hàn Quốc

Đầu năm 2020, Chính phủ HQ ban hành gói hỗ trợ 30 tỷ Won cho các HHK vừa và nhỏ. Đến tháng 4/2020, Chính phủ HQ tiếp tục thông báo 2 gói hỗ trợ cho Korean Air và Asiana Airlines trị giá 1.200 tỷ Won và 1.700 tỷ Won.

Ấn Độ

Tháng 7/2021, Chương trình Bảo lãnh Hạn mức Tín dụng Khẩn cấp (ECLGS) của chính phủ Ấn Độ cung cấp các khoản vay do chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 đã viện trợ cho các HHK SpiceJet (SG, Delhi Int'l) và Go First (G8, Mumbai Int'l) lần lượt 1.2 tỷ INR và 256.5 triệu INR.

OECD

Tính đến tháng 08/2020, Chính phủ các nước trên thế giới (57 nước bao gồm: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Úc...) đã chi 160 tỷ USD để hỗ trợ ngành hàng không, đa phần là hỗ trợ trực tiếp (khoản vay do Chính phủ bảo lãnh, trợ giá chuyến bay, hoãn/miễn thuế phí liên quan, trợ cấp...) và trợ cấp tiền lương.

Hong Kong

- Cơ quan quản lý sân bay (AA) đã đưa ra các gói cứu trợ tổng cộng 4,6 tỷ đô la Hồng Kông (593 triệu USD) để hỗ trợ các hãng hàng không và dịch vụ hàng không. Gói cứu trợ mới nhất trị giá 2 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 258 triệu USD), bao gồm mua trước khoảng 500.000 vé từ hãng hàng không có trụ sở tại Hồng Kông để bơm thanh khoản. Vé sau đó sẽ được bán cho du khách và người dân Hồng Kông khi thị trường phục hồi. Một biện pháp cứu trợ khác của gói bao gồm bán thiết bị dịch vụ mặt đất cho AA để lấy tiền mặt.

- Gói cứu trợ trị giá 1 tỷ đô la Hồng Kông dưới hình thức miễn trừ khoản phí điều hành bay (ATC) trị giá 670 triệu đô la Hồng Kông cho năm 2019, năm 2020 và 330 triệu đô la Hồng Kông; Miễn trừ hoàn toàn đối với phí đỗ máy bay và cầu máy bay khi máy bay nhàn rỗi và giảm 40% phí hạ cánh máy bay chở khách trong bốn tháng.

Thái Lan

- Chính phủ Thái đã chỉ định Ngân hàng Eximbank-Thái lan với lãi suất 2,5% trong 3 năm, cho 5 hãng hàng không của Thái lan.

- Bắt đầu từ tháng 5/2020, Cục hàng không Thái Lan (AOT) giãn thời hạn thanh toán tiền thuê thiết bị (đó là: công cụ mặt đất/công cụ liên lạc) và dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì (đó là: bảo dưỡng văn phòng) trong 90 ngày.

- Công ty hàng không Pattaya (PA) giảm phí điều hành mặt đất (ground handling) 12% từ 01/3/2020 đến 31/8/2020 và giảm 20% từ 01/9/2020 đến 31/12/2020. Nếu sau 31/12/2020 tình hình dịch bệnh vẫn chưa cải thiện, sẽ tiếp tục giải pháp hỗ trợ.

- Cục hàng không Thái Lan giảm 50% phí hạ cất cánh.

- Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu Ngân hàng Eximbank với 05 HHK lớn nhất của Thái Lan với lãi suất dưới 2,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản.

- Gia hạn nộp thuế thêm 6 tháng đối với các khoản thuế, phí cho các hãng hàng không bị ảnh hưởng tại Thái Lan.

Singapore

Gói hỗ trợ OneAviation Support Package 870 triệu SGD, bao gồm:

- HHK được nhận hỗ trợ 20% lương trả cho nhân viên là người bản địa từ tháng 4-6/2021 và 40% từ tháng 7-9/2021 (tối đa SGD4,600 gross/tháng) .

- Hoàn 10% phí cất hạ cánh từ 1/4/2021-31/3/2022 cho tất cả các chuyến bay chở hàng và chở khách hạ cánh tại Sân bay Changi.

- Hoàn 100% phí sân bãi tại sân bay Changi từ 1/4/2021-31/3/2022.

- Miễn bổ sung 12 tháng (từ 1/4/2021-31/3/2022) đối với mức tăng 1% trên phí cất hạ cánh, phí sân bãi tại Sân bay Changi trong năm 2020 cho tất cả các chuyến bay chở hàng và chở khách.

- Miễn 100% phí phải trả từ 1/4/2021-31/3/2022 cho Certificates of Airworthiness và các dịch vụ hàng không theo lịch trình.

- Giảm 50% tiền thuê phòng chờ và văn phòng trong các tòa nhà nhà ga Sân bay Changi và Sân bay Seletar từ 1/4/2021-31/3/2022.

- Giảm 50% phí giấy phép phải trả cho các dịch vụ mặt đất và phục vụ ăn uống tại Sân bay Changi và Sân bay Seletar từ 1/4/2021-31/3/2022.

- Hoàn 100% phí cấp giấy phép và kiểm định y tế đối với phi công và kỹ sư bảo dưỡng máy bay từ 1/4/2021-31/3/2022

Indonesia

Giảm thuế TNDN từ 25% còn 22% cho năm 2020 và 2021, còn 20% cho năm 2022

Australia

- Chính phủ liên bang Úc đã đưa ra các biện pháp cứu trợ ngành hàng không bao gồm: hoàn lại và loại bỏ phí tiêu thụ nhiên liệu, phí dịch vụ hàng không và phí an ninh khu vực lên tới 715 triệu AUD, trong đó bao gồm một khoản bồi hoàn ước tính là 159 triệu AUD cho các khoản thuế, phí đã được các hãng hàng không thanh toán trước đó vào đầu tháng 2/2020.

- Gia hạn chương trình Hỗ trợ tài chính cho các HHK trong khu vực trị giá 100 triệu AUD cho đến hết 31/12/2020 hoặc cho đến khi các khoản tiền được phân bổ cạn kiệt, tùy điều kiện nào đến trước, để hỗ trợ các HHK trong khu vực tiếp tục hoạt động.

- Cho phép các sân bay liên bang cho thuê được giảm một phần thuế đất đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, phù hợp với các thỏa thuận giảm thuế đất của chính phủ tiểu bang. Ngày 1/4/2021, Chính phủ Úc đã khởi động chương trình Hỗ trợ Mạng lưới Hàng không Du lịch trị giá 1.2 triệu USD để:

- Giúp thúc đẩy nhu cầu du lịch đối với việc đi lại giữa các tiểu bang và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong khu vực của Úc.

- Giảm một nửa giá vé máy bay trên 800.000 vé.

Anh

- Kể từ ngày 8/4, Bộ Giao thông Vận tải Anh (DFT) đã cho phép hoãn trả phí Hàng không cho giai đoạn tháng 2 đến tháng 5 năm 2020 trong thời gian 14 tháng. Cân nhắc mở rộng thời gian hỗ trợ nếu dịch bệnh kéo dài.

- Chính phủ cũng hỗ trợ các HHK thông qua chương trình thanh toán Covid Corporate Financing Facility, nhằm thu hẹp sự gián đoạn của dịch COVID-19 đối với dòng tiền thông qua việc mua nợ ngắn hạn dưới hình thức thương phiếu.

Trung Quốc

Triển khai các chính sách miễn trừ thuế nhập khẩu trang thiết bị hàng không, giảm giá nhiên liệu nội địa

Canada

Chính phủ đã đưa ra gói cứu trợ 5,9 tỷ USD cho Air Canada, trong đó gồm 4 tỷ USD thông qua khoản vay, 500 triệu USD thông qua đầu tư vào cổ phiếu Air Canada và 1,4 tỷ USD khoản vay để hỗ trợ thanh toán cho hành khách.

 

Thamkhảo:

Tờ trình số561/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đốivới nhiên liệu bay ngày 17/12/2021



[1] Công văn số 98/TTr-VABA ngày23/9/2021 của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK