Cơ cấu tổ chức Nghị viện Pháp (Phần 1)
Cập nhật : 13:36 - 31/08/2022


Nghị viện Phápcó cơ cấu hai viện bao gồm: Quốc hội (Hạ nghị viện) và Thượng nghị viện. Tổngthống có thể giải tán Hạ nghị viện nhưng không được quyền giải tán Thượng nghịviện. Nếu khuyết Tổng thống hoặc Tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ củamình, Chủ tịch Thượng nghị viện sẽ thực hiện chức năng của Tổng thống.

Tương quan quyềnhạn giữa hai viện cho thấy: quyền lực của Hạ nghị viện có tính ưuthế so với quyền lực của Thượng nghị viện. Theo quy định tại điều 45 và 46, mỗidự luật hay sáng kiến luật phải được hai viện biểu quyết tán thành. Nếu có bấtđồng, hai viện phải thành lập 1 Ủy ban hỗn hợp để thảo luận và quyết định. Nếu ủyban này không thống nhất thì Chính phủ sau khi đề nghị hai viện xem xét lại, cóthể yêu cầu Hạ nghị viện đưa ra quyết định cuối cùng với 2/3 số phiếu thuận trởlên. Điều 49, Hiến pháp 1958 quy định: Hạ nghị viện có thể buộc Chính phủ giảitán bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm sau 48 giờ kể từ khi có ít nhất 1/10 số hạnghị sỹ đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm.

I. HẠ NGHỊ VIỆN (QUỐC HỘI)

1.       Thànhphần, nhiệm kỳ:

Hạ nghị việnluôn đứng ở vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ quyền tự do, là trung tâm của nềndân chủ, trung tâm quyết định các lựa chọn trong xã hội, đó là sức mạnh của nhànước cộng hòa. Hạ nghị viện chiếm một vị trí nổi bật trong hệ thống các cơ quannhà nước[1] bao gồm577 thành viên, được bầu dưới hình thức phổ thông đầu phiếu toàn quốc, trong đócó 556 thành viên được bầu ra trên lãnh thổ nước Pháp, 10 thành viên đại diệncho các liên vùng địa phương và các lãnh thổ hải ngoại, 11 thành viên đại diệncho cộng đồng người Pháp cư trú ở nước ngoài. Nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là 5năm, sau khi kết thúc nhiệm kỳ, toàn bộ thành viên của Hạ nghị viện sẽ được bầulại[2]. Cuộc bầucử được tiến hành theo hai vòng, các ứng viên phải đạt được ít nhất 12.5% sốphiếu ở vòng 1 mới được quyền tham dự vòng 2, vòng 2 xác định người thắng cứtheo nguyên tắc đa số tương đối. Hạ nghị viện đại diện chung cho các tầng lớpdân cư và được bầu theo tỷ lệ dân số[3].

Từ năm 1958 trởlại đây, không một đảng phái nào chiếm được hơn một nửa số phiếu cần thiết ở Hạnghị viện để tự đứng ra thành lập Chính phủ. Điều này không những phản ánh sự cạnhtranh gay gắt giữa các lực lượng chính trị, mà còn cho thấy sự thay đổi quan điểmcủa cử tri Pháp theo hướng đa chính kiến.

Hạ nghị viện cóthể bị giải tán trước thời hạn theo quyết định của Tổng thống. Nếu như ở các nướccó chính thể đại nghị, người đứng đầu nhà nước quyết định giải tán Hạ nghị việntheo đề nghị của Chính phủ, thì Tổng thống Pháp, sau khi tham khảo ý kiến củaThủ tướng, Chủ tịch của Hai viện, tự quyết định có giải tán Hạ nghị viện haykhông. Tổng thống thường quyết định giải tán Hạ nghị viện khi xét thấy mốitương quan lực lượng chính trị trong Nghị viện bất lợi cho Tổng thống[4].

2.       Cáccơ quan của Hạ nghị viện

2.1. Các cơ quan điều hành

a. Chủ tịch Quốc hội

Mỗi một Viện bầucho mình một Chủ tịch bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu như đa số tuyệt đối lá phiếukhông đạt được trong hai vòng bỏ phiếu đầu tiên, thì ở vòng thứ ba, chỉ cần đạtđược đa số phiếu tương đối, trong trường hợp cân bằng số phiếu, thì người nhiềutuổi nhất sẽ được bầu.

Chủ tịch của Hạnghị viện được bầu trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp1958, sửa đổi, bổ sung năm 2008 (trước đây, vị trí này được bầu lại hàng năm).

b. Ban thường vụ Hạ viện:

Ban thường vụ Hạ nghị viện gồm 22thành viên. Ngoài Chủ tịch, còn có 6 vị Phó chủ tịch, 3 Quản trị viên và 12 Thưký. Cơ cấu của Ban thường vụ phải được thiết lập sao cho thể hiện được sự đạidiện cao nhất của hình thái chính trị. Các thành viên được lựa chọn bởi sự thỏathuận giữa thủ lĩnh các nhóm chính trị. Quy chế về Hạ nghị viện Pháp quy địnhviệc bầu các thành viên của Ban Thường vụ theo nguyên tắc đại diện tỷ lệ giữacác đảng chính trị có ghế trong Hạ nghị viện. Đồng thời, quy chế còn quy địnhthủ tục tiến hành các cuộc đàm phán giữa các đảng về thành phần của Ban thườngvụ. Nếu các đảng chính trị thỏa thuận được thành phần của Ban thường vụ thìtoàn bộ số ứng cử viên vào Ban thường vụ (trừ Chủ tịch) sẽ được đưa ra để Hạnghị viện biểu quyết theo một danh sách. Trường hợp các đảng chính trị không đạtđược sự thỏa thuận nói trên thì Hạ nghị viện sẽ bầu từng chức vụ theo sự đề cửcủa các đảng. Kết quả bầu Ban thường vụ phải được thông báo cho Tổng thống, Thủtướng và Chủ tịch Thượng nghị viện.

2.2.Các Ủy ban của Hạ nghị viện:

a.     Các Ủy ban lập pháp:

Các Ủy ban này có nhiệm vụ nghiên cứucác văn bản luật trước khi đưa ra thảo luận tại các phiên họp và kiến nghị cácsửa đổi, bổ sung. Hiến pháp 1958 của nền Cộng hòa thứ 5 đã hạn chế một cách chặtchẽ sự thành lập các Ủy ban lập pháp và quyền hạn của nó. Điều 43 Hiến pháp1958 đã cho phép thành lập Ủy ban lập pháp đặc biệt và hạn chế ở số lượng 8 Ủyban thường trực (trước năm 2008 là 6 Ủy ban).

b.     Các Ủy ban đặc biệt

Đó là các Ủy ban được hình thành mộtcách đặc biệt để thẩm tra một văn bản pháp luật đặc biệt. Việc thành lập các Ủyban này thuộc thẩm quyền đề nghị của Chính phủ và Nghị viện có thể quyết địnhtheo yêu cầu của Chủ nhiệm Ủy ban thường trực, của thủ lĩnh một nhóm chính trịhoặc của 30 Nghị sĩ. Ủy ban này có cơ cấu theo quân số là 70 Hạ nghị sĩ và 37Thượng nghị sĩ, được chỉ định theo tỷ lệ đại diện của mỗi nhóm chính trị. NhữngỦy ban này có tính chất tạm thời: sự tồn tại của nó sẽ chấm dứt khi luật đó đượcthông qua hay bãi bỏ một cách vĩnh viễn.

c.      Ủy ban thường trực

Nếu như số lượng các Ủy ban đều bị hạnchế là 8 ở mỗi Viện, thì việc phân chia quyền lực lại rất khác nhau giữa Hạ nghịviện và Thượng nghị viện lại rất khác nhau. Các Ủy ban thường trực của Hạ nghịviện bao gồm:

1.    Ủyban văn hóa và giáo dục;

2.    Ủyban Đối ngoại;

3.    Ủyban Quốc phòng và Lực lượng vũ trang;

4.    Ủyban tài chính, kinh tế tổng hợp và kiểm soát ngân sách;

5.    Ủyban về Luật Hiến pháp, pháp luật và quản lý chung của nước Cộng hòa;

6.    Ủyban Kinh tế;

7.    Ủyban các vấn đề xã hội;

8.    Ủyban phát triển bền vững và quy hoạch lãnh thổ;

Ủy ban các vấn đề Cộng đồng chungChâu âu được tiếp tục kế thừa tại Hiến pháp 2008, đại diện cho cộng hòa Pháptrước Cộng đồng chung châu Âu, thực hiện nhiệm vụ thông tin liên lạc và kiểmsoát các hoạt động của châu Âu.

d.     Ủy ban lâm thời

Đó là những ủy ban được thành lập mộtcách đặc biệt nhằm xem xét các hành vi cá nhân: ủy ban có nhiệm vụ kiểm tra cácgiải pháp đề xuất để kết tội Tổng thống của nước Cộng hòa trước Tòa án Tư pháptối cao, hoặc Ủy ban có thẩm quyền trong lĩnh vực miễn trừ của nghị sĩ (từ saugiải pháp ngày 25/01/ 1994,  các chứcnăng này thuộc về  ủy ban thường trực vàkhông còn là một ủy ban lâm thời nữa trong Quốc hội Pháp)[5].

e.      Ủy ban điều tra

Ủy ban điều tra có nhiệm vụ tiếp nhậncác thông tin về các hoạt động cụ thể hoặc về quản lý dịch vụ công hay quản lýcác doanh nghiệp quốc doanh nhằm đưa ra các báo cáo kết luận trình lên Viện đãthành lập ra ủy ban điều tra đó.

Việc thành lập Ủy ban điều tra phảido đề xuất của Hạ Nghị sĩ hoặc Thượng nghị sĩ. Ủy ban điều tra bao gồm tối đa30 hạ nghị sĩ và 21 thượng nghị sĩ. Các thành viên được chỉ định theo nguyên tắctỷ lệ thuận giữa các nhóm chính trị.

3. Hạ nghị sĩ

a. Tuổi ứng cử:

Công dân phải đủ 18 tuổi(thay vì 23 tuổi trước khi thông qua Luật tổ chức Nghị viện ngày 14/4/2011), quốctịch Pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc gia.

Nghị sĩ dự khuyết: Việctuyên bố ứng cử là bắt buộc và mỗi ứng cử viên có quyền giới thiệu một ứng cửviên thích hợp để trong trường hợp cần thiết, thay thế họ vì lý do không thểkiêm nhiệm (trường hợp được bổ nhiệm vào Chính phủ hoặc Hội đồng Hiến pháp) hoặctử vong (tuy nhiên không áp dụng trong trường hợp từ chức vì sẽ dẫn đến một cuộcbầu cử mới).

b. Lương và phụ cấp của hạ nghị sĩ.

Đại biểu được hưởngmột khoản lương tương đương với mức lương trung bình của quan chức cao nhất củaNhà nước. Ngoài ra, đại biểu còn được hưởng một khoản trợ cấp phục vụ cho việctham gia thực hiện các công việc của Nghị viện. Những khoản tiền này nhằm tạođiều kiện cho đại biểu yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình mà không phảitham gia các hoạt động khác để tăng thêm thu nhập.

Từ ngày01-5-2012, thù lao hàng tháng của đại biểu được hưởng như sau: lương cơ bản: 5.514,68 euros, phụ cấp nhà ở: 165, 44 euros, phụ cấp công vụ: 1.420,03 euros. Tổng cộng một tháng là 7.100,15 Euros(chưa đóng thuế và lệ phí khác) hoặc 5.148,77 euros (sau khi trừ thuế)[6].

4.      Các bộ phận phục vụ Hạ nghị viện:

Sự tự chủ hành chính vàtài chính của các Viện chi phối các bộ phận phục vụ của Nghị viện, trong đó baogồm các công chức nghị viện (điều 8 Quyết định 58-1100 của 17 Tháng 11 năm1958).

 Điều 17 Quy chế nội bộ Hạ nghị viện quy định:“Căn cứ vào quy chế nội bộ, Văn phòng nghịviện quyết định về tổ chức và hoạt động của các bộ phận phục vụ nghị viện,phương thức áp dụng, giải thích và thực hiện các quy định của quy chế này, cácquy chế nhân sự cũng như mối quan hệ giữa cơ quan điều hành của Nghị viện vớicác tổ chức nhân viên nghiệp vụ”.

 Họ được phân công một cách bình đẳng giữa haiViện trong công tác phục vụ hoạt động lập pháp, công tác hành chính và phục vụchung. Họ chịu sự điều hành của Tổng thư ký Văn phòng Nghị viện và Chủ tịch vàcủa Tổng thư ký tài vụ, theo cơ chế “song trùng lãnh đạo”.

4.1. Bộ phận phục vụ hoạtđộng lập pháp.

Đặt dưới sự điều hành củaTổng thư ký Văn phòng Nghị viện và Chủ tịch, bao gồm 12 hoạt động chính:

1. Tổng thư ký của Chủtịch Hạ nghị viện (mail, thông tin về các nghị sĩ, quản lý câu hỏi bằng văn bảnvà bằng miệng).

2. Phục vụ kỳ họp (thamgia trong việc chuẩn bị các cuộc họp công khai, tiếp nhận, phân loại theo thứ tựyêu cầu sửa đổi, chuẩn bị các hồ sơ để Chủ tịch nghị viện thảo luận tại phiên họp;trong các phiên họp, trợ tá của Chủ tịch phải tư vấn đưa ra giải pháp cho các vấnđề phát sinh; kiểm soát thời gian phát biểu, soạn thảo các văn bản sau các cuộctranh luận, điều tra xem xét các tiền lệ để hình thành các “thông lệ” của Nghịviện). Đồng thời, bộ phận này còn đảm nhận vai trò làm thư ký cho Hội nghị cácChủ tịch.

3. Các vấn đề pháp lý;

4. Văn hóa và các vấn đềxã hội;

5. Kinh tế và đánh giákhoa học

6. Tài chính công;

7. Các vấn đề châu Âu

8. Quan hệ Quốc tế vàQuốc phòng

9. Truyền thông vàthông tin đa phương tiện

10. Công tác thư viện vàlưu trữ

11. Lập biên bản và báocáo cuộc họp

12. Lập báo cáo của cácỦy ban của Nghị viện.

4.2. Phục vụ công tác hành chính:

Chịu sự điều hành Tổngthư ký tài vụ, phục vụ công tác quản lý hành chính, bao gồm 05 hoạt động chính:

1 - Quản lý và an ninhchung;

2 - Hậu cần của Quốc hội;

3 - Ngân sách, kiểmsoát tài chính và thị trường;

4 - Quản lý tài chínhvà xã hội;

5 - Các doanh nghiệp bấtđộng sản và di sản .

4.3.  Bộ phận phục vụ chung: thuộc thẩm quyềnchung của Tổng Thư ký. Chúng bao gồm các hệ thống thông tin và quản lý nguồnnhân lực[7].



[1] Xem Michel AMELLER, Georges BERGOUGNOUS, L’Assemblée nationale, 2eéd., Presses Universitaires de France, Paris, 1994, page 9,10.

[2] Xem Louis Favoreu, Patrick Gaïa, RichardGhevontian, Jean – Louis Mestre, Otto Pfermann, André Roux, Guy Scoffoni, Droit constitutionnel, Dalloz, 15e éd.,2013, page 719.

[3] Xem Jean Paul Jacqué, Droit constitutionnel et institutions politiques, Dalloz, 9e éd.,2012, page 230.

[4] TS, Vũ Hồng Anh, Tổ chức và hoạt động của Nghị viện ở một số nước trên thế giới, NXBCTQG, Hà Nội, 2001, trang 156.

[5] Xem Louis Favoreu, Patrick Gaïa, RichardGhevontian, Jean – Louis Mestre, Otto Pfermann, André Roux, Guy Scoffoni, Droit constitutionnel, Dalloz, 15e éd.,2013, page 735-736.

[6] Xem Louis Favoreu, Patrick Gaïa, RichardGhevontian, Jean – Louis Mestre, Otto Pfermann, André Roux, Guy Scoffoni, Droit constitutionnel, Dalloz, 15e éd.,2013, page 726-732.

[7] Xem Pierre AVRIL, Jean GICQUEL, Droit parlementaire, Monchrestien, 4eéd., Paris, 2009, page 80-82.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK