Chủ nghĩa tư bản manh nha rađời từ thế kỷ XVI, ở trong lòng xã hội phong kiến, bắt đầu xuất hiện ở Anh vàHà Lan. Các bước phát triển của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) gắn với tích tụ, tập trungtư bản và cách mạng công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản hiện đại ra đời từ khoảng giữathế kỷ XX với đặc trưng là nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị trường.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại làchủ nghĩa tư bản văn minh, đề cao tính nhân văn, là chủ nghĩa tư bản có ý thức(khác hẳn với CNTB tự do cạnh tranh); trong đó, ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận,còn có cơ chế để giải quyết hài hòa lợi ích của các bên có liên quan như nhà nước,nhà tư bản, người lao động, xã hội.
Nói đến CNTB hiện đại, ngườita nhắc ngay đến nhóm các nước tư bản phát triển nhất thế giới (G7) và các đồngminh về ý thức hệ, về chế độ xã hội của họ (nhóm các nước Anglo Saxon,các nước tây Âu, các nước Bắc Âu, các nước phát triển ở Đông Á như Nhật Bản,Hàn Quốc…). Hầu hết các nước này đều là đồng minh của Mỹ, phương Tây và có cùngchế độ xã hội.
Cục diện là khái niệm để chỉquy cách, bố cục, thế cuộc. Một số học giả Trung Quốc coi “cục diện thế giới” hay “cục diện quốc tế”là để chỉ kết cấu, bố cục tổng thể trong quan hệ quốc tế, đồng thời cũng để chỉtrạng thái vĩ mô của quan hệ quốc tế (周方银, 2017, p.2),[2] khái niệm“cục diện” mang nghĩa tình hình, cục diện, xu hướng có tính vĩ mô.[3]Chúng tôi cho rằng, cục diện thế giớilà để chỉ kết cấu và trạng thái tương tác tương đối ổn định được hình thành nênbởi quan hệ so sánh lực lượng giữa các quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia có vaitrò chủ đạo và chi phối trong quan hệ quốc tế. Cục diện thế giới không phải là “bức tranh toàn cảnh”về thế giới, mà phản ánh đặc trưng cốt lõi nhất của từng giai đoạn khác nhautrong một Trật tự thế giới. Cục diện thế giới chứa đựng cả xu hướng vận động củatương quan lực lượng và trạng thái quan hệ của các chủ thể chính của thế giới tạimột khoảng thời gian nào đó. Do các chủ thể luôn tìm cách điều động, bố trí quyền lựccủa mình và thay đổi “cách chơi”, các bước đi chiến lược, chiến thuật để thích ứngtối đa với tình hình thay đổi nên Cục diệnthế giới luôn biến động. Nói cách khác, cục diện thế giới phản ánh khía cạnhđộng của Trật tự thế giới: mỗi Trật tự thế giới trải qua nhiều cục diện khácnhau.
Sau khi Chiến tranh thế giớilần thứ hai kết thúc, CNTB bước sang giai đoạn phát triển mới. Đặc trưng củagiai đoạn này là sự hình thành của các thể chế quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹtiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch,v.v. Các thể chế này do CNTB tạo nên, đã tạo dựng sự ràng buộc lẫn nhau trongđiều hành chính sách của các quốc gia. Đây cũng là giai đoạn thương mại toàn cầuphát triển mạnh, các thị trường quốc tế được hình thành và hoạt động hiệu quảhơn, các chính phủ bắt đầu tập trung vào việc hoàn thiện các quy định, luật lệtrong thương mại, đầu tư và tài chính, tiền tệ, v.v.
Từ sau Chiến tranh thế giớithứ II đến nay, thế giới từ hai cực, chuyển thành đơn cực, rồi lại chuyển biếnthành đa cực. Trong các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại, các thuật ngữnhư đơn cực, lưỡng cực và đa cực đôi khi được sử dụng để chỉ số lượng các cườngquốc thế giới có hành động hay xu hướng đặc trưng, đưa ra cấu trúc cho tìnhhình an ninh quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Chiến tranh Lạnh (từ1947 với sự ra đời của thuyết Truman), kết thúc với sự tan rã của Liên Xô vàonăm 1991 - được mô tả là một tình huống lưỡng cực có sự cạnh tranh giữa haisiêu cường (Mỹ và Liên Xô) và các đồng minh của họ. Thời kỳ sau Chiến tranh Lạnhđược mô tả là thời điểm đơn cực, với Mỹ là siêu cường duy nhất của thế giới.
CNTB phát triển dẫn dắt cácxu hướng như Công nghiệp hóa, toàn cầu hóa (TCH). TCH tiếntriển thúc đẩy hìnhthành, củng cố, hoàn thiện các thể chế như GATT (từ 1.1.1995 là WTO), IMF, WB…do các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ phát triển vượt ra ngoàikhuôn khổ quốc gia, hình thành các thị trường thương mại, đầu tư, tiền tệ quốctế. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế quan trọng như: UN, OECD.., các khối liên minhquân sự, thương mại khu vực như: NATO, NAFTA, EU… hầu hết đều do các nước TBCNthành lập, đều do các nước TBCN là thành viên nòng cốt, chiếmđa số, đều cótrụ sở tại Mỹ hay tại các nước phát triển ở châu Âu và do các nước phương Tâychi phối.
Chính nhờ đẩy mạnh hội nhậpquốc tế, phát triển các hoạt động kể trên làm xuất hiện các nền kinh tế mới nổi(BRICS gồm Brasil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi). Nhưng chính sự xuất hiệncủa nhóm này lại làm suy yếu hệ thống đa phương toàn cầu, do bị khuếch tán quyềnlực. Sự xuất hiện nhóm BRICS làm cho năng lực hợp tác quốc tế bị ảnh hưởng mạnhbởi các điều kiện bên trong mối quan hệ giữa các cường quốc.
Danh mục các tài liệu tham khảo chính:
1. Origins of Modern Capitalism, https://study.com/academy/lesson/origins-of-modern-capitalism.html
2. ASIA POWER INDEX, 2021 EDITION HTTPS://POWER.LOWYINSTITUTE.ORG/.
3. Robert Gilpin, The political economy of internationalrelations. Princeton N.J.: Princeton U. Pr., 1987
4. TỪ SỰ KIỆN NGA BỊ LOẠI KHỎI SWIFT: SWIFT LÀ GÌ VÀ TẦM ẢNH HƯỞNGTHẾ NÀO MÀ KHIẾN NGA LO LẮNG?, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tat-tan-tat-ve-swift-don-trung-phat-chua-tung-co-giang-xuong-nga-20220301073236082.htm.
5. Võ Đại Lược, Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnhchính sách phát triển kinh tế của một số nước lớn, NXB KHXH 2003
6. Đào Văn Tập, KTTG tình hình và triển vọng, NXB KHXH, 1982
7. Torben Iversen and David Soskice, Modern Capitalism and theNation State Coping with Crisis, 1.2012
8. Christian Bjørnskov and Martin Paldam, The spirits ofcapitalism and socialism A cross-country study of ideology, Economics WorkingPaper, 2009-18
9. Peter J. S. Duncan and Elisabeth Schimpfössl, Socialism,Capitalism and Alternatives, Area Studies and Global Theories, First publishedin 2019 by UCL Press University College London, Gower Street, London WC1E 6BT.
10. Top 10 nền kinh tế lớn nhấtthế giới 2020, https://top-10.vn/the-gioi/top-10-nuoc-giau-nhat-the-gioi-cap-nhat-den-2020/
(*) Về quân sự, Tổ chức hiệp ước Vacsava thành lập ngày14-5-1955 gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani,CHDC Đức(https://www.elib.vn/hoc-tap/bai-2-lien-xo-va-cac-nuoc-dong-au-1945-1991-lien-bang-nga-1991-2000-167.html)
武仁:《联合抗苏的格局形成了吗?》,《世界知识》1981年第2期,第2—3页;朱