Kinh nghiệm quốc tế trong việc huy động sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các thiết chế phi chính thức
Cập nhật : 10:25 - 17/12/2020

1.Kinh nghiệm của Banglades

Ngườithiểu số tại Banglades được chia thành 2 nhóm: Dân tộc thiểu số và tôn giáo thiểusố. Trong đó, theo số liệu thống kê năm 2018, tôn giáo thiểu số bao gồm: ngườitheo đại Hindu (8.5%), Phật Giáo (0.6 %), Thiên Chúa Giáo (0.3%); dân tộc thiểusố gồm có người bản địa Adavasis (khoảng 1,6 triệu người) và khoảng 300,000 ngườiBahiris.[1]Người thiểu số, đặc biệt là tôn giáo thiểu số tại Banglades bị các nhóm cựcđoan kỳ thị. Bên cạnh đó, theo báo cáo năm 2015 về “Bạo lực đối với phụ nữBangladesh” do Cơ quan thống kê – Bộ Kế hoạch Bangladesh, Quỹ dân số liên hiệpquốc và Liên minh Châu Âu thực hiện đã cho thấy, tỉ lệ hành vi kiểm soát phụ nữlà phổ biến nhất (55,4%); tiếp theo là bạo lực thể xác (49,6%), bạo lực tình cảm(28,7%), bạo lực tình dục (27,3%) và bạo lực kinh tế (11,4%)[2].

ỞBangladesh, “shalish” là một hình thức giải quyết xung đột truyền thống dựa vàocộng đồng và khá phổ biến. Theo truyền thống, shalish thường được thực hiện bởinhững người lãnh đạo cộng đồng và có uy tín. Trong xã hội truyền thống ởBangladesh, shalish thậm chí còn được sử dụng để thực thi các phán quyết đã đượcđưa ra cho một vụ việc. Shalish thường được sử dụng để giải quyết nhiều vấn đềdân sự, thậm chí cả các vụ việc mang tính hình sự. Các vụ việc phổ biến thườngcó liên quan đến các vấn đề về giới, gia đình, bạo lực với phụ nữ, thừa kế, hoặcchăm nuôi con cái… Tuy nhiên, do shalish được thực hiện bởi một nhóm người nênkhông phải lúc nào họ cũng bảo vệ quyền lợi của các nhóm thiệt thòi, đặc biệtlà phụ nữ. Có những báo cáo đã ghi nhận chuyện những người trong shalish nhận tiềnhối lộ để gây ảnh hưởng lên kết quả phán quyết của shalish hoặc chính các thànhviên của shalish đã vi phạm quyền con người nghiêm trọng của phụ nữ khi áp dụngcác biện pháp trừng phạt đối với họ do họ vi phạm các chuẩn mực xã hội. Tronghoàn cảnh đó, một số tổ chức phi chính phủ tại Bangladesh đã có những hành độngnhằm thay đổi các quan niệm thiên lệch về giới, tầng lớp giai cấp cũng như dântộc trong các hoạt động của shalish.  Vàtrong các tổ chức phi chính phủ đó phải kể đến Madaripur Legal Aid Association(MLAA) – một trong những tổ chức được thành lập lâu đời và có vai trò quan trọngtrong việc trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ.

MadaripurLegal Aid Association (MLAA) được thành lập vào tháng 3 năm 1978 bởi Một nhómnhỏ gồm các luật sư và nhân viên xã hội tận tâm đã sáng kiến ​​cung cấp hỗ trợpháp lý miễn phí cho người nghèo, người yếu thế và đặc biệt là phụ nữ và trẻ emtại các tòa án tư pháp chính thức.[3]Theo báo cáo thường niên hoạt động của MLAA giai đoạn tháng 7/2017 đến 6/2018(Annual activity reporting report July 2017 – June 2018)[4],giai đoạn này chương trình tư pháp địa phương MLAA đã tạo điều kiện để giải quyết835 tranh chấp thông qua hòa giải. Ngoài ra, các Tòa án thôn đã giải quyết 139vụ việc (cả dân sự và hình sự), Hội đồng Trọng tài đã giải quyết 61 vụ tranh chấp.Cũng theo báo cáo, 79,81% phụ nữ được hưởng lợi trực tiếp từ ba hệ thống giảiquyết tranh chấp địa phương trên.[5]

Ngoàira, kể từ khi thành lập đến nay, tổ chức Madaripur Legal Aid Association (MLAA) dưới sự hỗ trợ của Chính Phủ Bangladesh, QuỹChâu Á và các tổ chức quốc tế khác đã thực hiện nhiều dự án nhằm lựa chọn vàđào tạo các thành viên shalish, chú trọng đến các thành viên nữ hoặc các nhóm bịgạt ra ngoài lề, hỗ trợ các hoạt động của shalish, hướng dẫn về việc ghi chép vàlưu trữ hồ sơ về các vụ việc, hướng dẫn và hỗ trợ phụ nữ địa phương tham giatrong shalish hay phát biểu trong các buổi phán xử của shalish. Bên cạnh đó,MLAA cũng phối hợp với các tổ chức phát triển cộng đồng khác trong địa phương nhằm cung cấp những hỗ trợ toàn diệncho phụ nữ, từ nâng cao nhận thức, phát triển kinh tế, xóa mù đến thành lập tổnhóm phụ nữ nhằm trao quyền cho phụ nữ, và vì thế sẽ sử dụng hiệu quả các dịchvụ của shalish trong việc bảo vệ quyền của họ.

Vídụ, dự án “Hành động để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em” (Action to ProtectRights of Women and Girls) do Madaripur Legal Aid Association (MLAA) chủ trì phốihợp cùng các cơ quan Chính phủ như Cơ quan về phụ nữ và trẻ em, Phúc lợi xã hội…và các cơ quan quốc tế cùng nhau tìm ra nguyên nhân gốc rễ và loại bỏ các rào cảnnhằm phát triển các kỹ năng của phụ nữ để đóng góp vào sự phát triển kinh tế -xã hội trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 của Chính Phủ Bangladesh và mục tiêu pháttriển bền vững. [6] Dự án được bắt đầu triển khai từ năm 2019 và sẽ kết thúcvào năm 2021, với các kết quả đầu ra và hoạt động cụ thể:

-        Kết quả đầu ra 01: Nhận thức về quyền củaphụ nữ và trẻ em gái được nâng cao trong cộng đồng; nam giới và trẻ em trai chủđộng phòng chống bạo lực gia đình. Các hoạt động chính: Hội thảo và gặp gỡ đànông và trẻ em trai, tổ chức các chiến dịch, tập huấn về sức khỏe sinh sản, làm ấnphẩm.

-        Kết quả đầu ra 02: Tăng cường độ nhạy cảmcủa người chịu trách nhiệm trong các tổ chức công để cung cấp các dịch vụ hiệuquả. Các hoạt động chính: Đào tạo nhân viên, Họp với các nhà cung cấp dịch vụ,Đối thoại với Cộng đồng và Nhà cung cấp Dịch vụ, Giới thiệu.

-        Kết quả đầu ra 03: Phụ nữ có kỹ năng vềIGA (Profitability and Marketing of Income Generating Activities – Khả năngsinh lời và marketing của các hoạt động tạo thu nhập) khác nhau và đưa ra quyếtđịnh về việc sử dụng thu nhập của họ. Các hoạt động chính: Gặp gỡ tổ chức IGA,Liên kết với tổ chức IGA, Tập huấn về IGA, Quyết định quỹ IGA hỗ trợ cho ngườithụ hưởng.

-        Kết quả đầu ra 04: Kiến thức và kỹ năngcủa phụ nữ được nâng cao để vận động cải cách luật cụ thể. Các hoạt động chính:Hội thảo với tổ chức liên quan, Nghiên cứu, Hội thảo, Hội thảo vận động chínhsách về các kết quả nghiên cứu, Hội thảo cấp Quốc gia.

-        Kết quả đầu ra 05: Các hoạt động khác: Điềutra cơ bản về VAW (Violence Against Women – Bạo lực đối với phụ nữ)/ Thực trạngcủa phụ nữ và trẻ em gái trong Gia đình & Xã hội, Kiểm toán giới, Tập huấnvề giới kéo dài trong ngày, Tập huấn về lãnh đạo và phát triển kỹ năng cho phụnữ tiến bộ dài ngày, họp phối hợp với xã hội dân sự địa phương / chính phủ, Tổchức các hoạt động tại trường học (cuộc thi viết luận / áp phích), Đánh giá.

Tínhđến nay, thông qua các hoạt động của MLAA, nhận thức của phụ nữ về quyền và vaitrò của họ trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội đã thay đổi tốt hơn. Cuộcsống của phụ nữ cũng tốt hơn khi được lên tiếng bảo vệ quyền và phẩm giá của mìnhthông qua việc tăng cường tham gia vào hệ thống tư pháp địa phương.

2.Kinh nghiệm của Philippines

Philippineslà quốc gia đa sắc tộc với 110 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau. Và cũng là quốcgia đầu tiên ở Châu Á chính thức sử dụng thuật ngữ “người bản địa” (indigenouspeople) thay vì cụm từ “dân tộc thiểu số”. Trong Hiến Pháp của Philippines đãnhấn mạnh rằng: “Nhà nước công nhận và thúc đẩy các cộng đồng bản địa trongkhuôn khổ thống nhất và phát triển quốc gia”. Để thực thi tuyên bố của HiếnPháp, Đạo luật về các quyền của người bản địa năm 1997 đã được ra đời.

Bêncạnh đó, với sự đa dạng sắc tộc của mình, chính phủ Philipines cũng thực thinhiều chính sách khác nhau, đặc biệt là những chính sách liên quan tới việctăng cơ hội tiếp cận hỗ trợ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số.

TạiPhilippines, Katurangang Pambarangay[7]là một hệ thống cơ chế pháp lý ngoài chính phủ, hoạt động dựa trên các cơ chếgiải quyết xung đột truyền thống. Katurangang Pambarangay được chính thức thànhlập năm 1978 dựa trên một sắc lệnh của Tổng thống và hiện nay có trên 42,000Katurangang Pambarangay (KP) hoạt động ở cấp cơ sở trên toàn quốc. Hệ thống nàyđược coi là có nhiều ưu thế hơn hệ thống công lý chính thức ở Philippines do mộtsố lý do như sau:

-Dựa trên truyền thống của người dân, sử dụng người địa phương để tiến hành giảiquyết mâu thuẫn;

-Hạn chế chi phí hơn hệ thống chính thức;

-Thời gian giải quyết nhanh hơn.

Bảng 1: Số vụ xung đột được giải quyết tính đếntháng 11/1/2019 của Chương trình gìn giữ hòa bình và trật tự địa phương của KP

Khu vực

Số vụ

Chi phí tiết kiệm cho Chí Phủ (peso)

Agusan del Norte

1,446

11,001,000.00

Agusan del Sur

2,086

17,423,000.00

Dinagat Islands

205

1,757,500.00

Surigao del Norte

3,326

27,597,500.00

Surigao del Sur

5,288

41,705,000.00

Butuan City

364

3,239,500.00

(Nguồn: Báo cáo chương trình gìn giữ hòa bình và trậttự của KP năm 2019[8])

Ngoàira, để tăng cường sự tin tưởng của người dân vào các dịch vụ của KaturangangPambarangay, Quỹ Gerry Roxas cùng với một số tổ chức phi chính phủ ở Manila, Philippinesđã thiết lập nên hệ thống Barangay Justice Service System (BJSS) gồm những ngườicó hiểu biết về kiến thức pháp luật, phần đông là phụ nữ, sẽ tham gia hỗ trợcho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ bản địa khi họ tham gia các hoạt động củaKaturangang Pambarangay. Những người này còn đóng vai trò là những người giámsát hoạt động của Katurangang Pambarangay xem các thể chế này có phục vụ công bằngvới phụ nữ hay các nhóm yếu thế khác hay không. 

Vídụ, dự án Barangay Justice for Peace Project do Barangay Justice Service Systemthực hiện dưới sự hỗ trợ tài chính của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ)bắt đầu thực hiện từ năm 2009, với các mục tiêu: [9]

-        Giảm thiểu xung đột ở các khu vực thựchiện dự án;

-        Nâng cao năng lực của các chính quyền địaphương trong việc tích hợp các cơ chế tranh chấp thay thế trong quy trình lập kếhoạch và ngân sách cấp địa phương;

-        Xây dựng năng lực của Barangay JusticeAdvocates (BJA) và các đối tác địa phương trong việc giải quyết tranh chấp thaythế;

-        Phát triển một khu vực bầu cử hòa bình ởcác khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột thông qua giáo dục hòa bình dựa vào cộngđồng.

Tínhriêng từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011, hơn 3.000 người ở các khu vực dựán tiếp cận đã được trang bị các kỹ năng cơ bản và nâng cao về hòa giải và tư vấn,cũng như kiến thức về luật hiện hành và quản lý các loại xung đột trong cáclĩnh vực tương ứng của họ.

Biểu1: Số vụ xung đột được quản lý và giải quyết theo nguyên nhân của Chương trìnhBarangay Justice for Peace Project năm 2010 - 2011

(Nguồn: Báo cáo Barangay Justice Advocates: Dare toResolve, Resolve to Win A Typology of Cases on Community Conflicts Managed byBarangay Justice Advocates – 12/2011)

Nhưvậy có thể thấy rằng, Katurangang Pambarangay đóng vai trò quan trọng trong việchỗ trợ pháp lý đối với phụ nữ bản địa.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Báo cáo về tình trạng phụ nữ và trẻ emgái dân tộc thiểu số, Ủy ban dân tộc và UN Women, 2015

2.    Cục trợ giúp pháp lý www.nlaa.gov.vn,

3.    Non-state Justice Systems in Bangladeshand the Philippines, Stephen Golub, Boalt Hall School of Law, University ofCalifornia at Berkeley, January 2003

4.     http://caraga.dilg.gov.ph/main/

5.    http://trogiupphaply.gov.vn/

6.    Luật Trợ giúp pháp lý 2017

7.    Quyết định số 734/TTg/1997

8.    Báo cáo Barangay Justice Advocates: Dareto Resolve, Resolve to Win A Typology of Cases on Community Conflicts Managedby Barangay Justice Advocates – 12/2011

9.    Báo cáo chương trình gìn giữ hòa bình vàtrật tự của KP năm 2019

10.            Báo cáo hoạt động thường niên của MLAA

11.           https://www.refworld.org/docid/4954ce6519.html

12.            Báo cáo năm 2015 về “Bạo lực đối với phụ nữBangladesh”

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK