Kinh nghiệm của Australia về tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Cập nhật : 16:24 - 16/12/2020

Dântộc thiểu số ở Australia bao gồm thổ dân, cư dân đảo Torres Strait và SouthSea. Theo điều tra dân số năm 2016, dân số bản địa của Australia là 649.171 người,chiếm 2,8% tổng dân số Australia. Trong số này, 91% chỉ có nguồn gốc thổ dân và5% được báo cáo là có nguồn gốc từ Đảo Torres Strait, với thêm 4 % được xác địnhlà có nguồn gốc cả hai. Các ước tính cho cộng đồng Cư dân South Sea của Australiarất khác nhau, mặc dù hầu hết các ước tính đều nằm trong khoảng 15.000 -20.000.[1]

Hình1: Dân tộc thiểu số Australia chia theo giới tính và độ tuổi năm 2016

(Nguồn: https://www.creativespirits.info/aboriginalculture/people/aboriginal-population-in-australia)

Đểtăng cường cơ hội tiếp cận trợ giúp pháp lý cho phụ nữ dân tộc thiểu số, ChínhPhủ Australia đã thực hiện:

1.Tăng cường điều phối các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Australiacó hơn 60 tổ chức trợ giúp pháp lý bản địa, trong đó đặc biệt có: Tổ chức dịchvụ pháp lý cho thổ dân và người sống ở đảo Torres Strait (ATSILS), tổ chức chốngbạo lực gia đình, tư vấn pháp luật cho phụ nữ thổ dân. ATSILS được hình thành từsự kết hợp giữa các Hiệp hội bảo vệ thổ dân với các Ủy ban quản lý người bản xứvà thực hiện trợ giúp pháp lý ở những khu vực nhất định. Nhiều tổ chức đặt tạivùng sâu, vùng xa. Các tổ chức này có từ 3 đến hơn 100 nhân viên bao gồm cả luậtsư tư vấn và cán bộ văn phòng. Hầu hết các vụ việc do ATSILS chịu trách nhiệmthuộc lĩnh vực hình sự, một số trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực gia đình và dânsự, một số cung cấp dịch vụ đặc biệt như tư vấn sức khỏe tinh thần, tư vấn vềtài chính, tư vấn cho tù nhân hoặc chương trình ngăn ngừa tự sát. Đa số ATSILSthực hiện vận động thay đổi chính sách về một số vấn đề liên quan đến kháchhàng của họ trực tiếp hoặc thông qua hiệp hội quốc gia. Hiệp hội quốc gia thổdân có Ban Thư ký để hỗ trợ về mặt pháp lý và chính sách cho ATSILS. Sự giúp đỡdo ATSILS thực hiện phụ thuộc vào việc kiểm tra điều kiện kinh tế, tuy nhiên,phần lớn các đối tượng đều được hưởng các hình thức trợ giúp của Chính phủ.ATSILS được Chính phủ liên bang cấp kinh phí thông qua Văn phòng tổng chưởnglý. Các dịch vụ trợ giúp pháp lý đều miễn phí, kể cả những trường hợp có sựtham gia của luật sư tư hoặc công ty luật. ATSILS chủ yếu cung cấp dịch vụ tư vấntrực tiếp cho khách hàng, các tổ chức khác có dịch vụ tư vấn qua điện thoại chovụ việc hình sự.

2.Tăng tính thân thiện của các mô hình trợ giúp pháp lý

Môhình Các trung tâm luật pháp cộng đồng (Community Legal Centers) ở Australiađóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người dânvà hiện có hơn 200 trung tâm như vậy ở các thành phố, các khu vực nông thôncũng như các vùng hẻo lánh. Các trung tâm này là các tổ chức phi lợi nhuận vàlà các tổ chức dựa vào cộng đồng, với trọng tâm là hướng tới các cộng đồng thiệtthòi. Vì là các tổ chức dựa vào cộng đồng, các trung tâm này đều có sự tham giacủa đại diện cộng đồng và dễ dàng đáp ứng các nhu cầu pháp lý của cộng đồng.Ngoài việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật cho cá nhân, các trung tâm cònchú trọng tới cộng đồng thông qua các hình thức giáo dục pháp luật vận độngchính sách để thay đổi luật pháp theo hướng ngăn ngừa cũng như xây dựng tínhđoàn kết trong cộng đồng. Các trung tâm này đóng vai trò quan trọng trong việcđáp ứng các nhu cầu pháp lý của cộng đồng những người bản địa (bao gồm cả nhữngthổ dân ở Úc và các đảo thuộc New Zealand - Aboriginal và đảo Torres Strait) ởđất nước này. Nhiều trung tâm đã có các chương trình dành riêng cho các cộng đồngnày. Phương thức làm việc với các cộng đồng người thổ dân là chú trọng tới cộngtác và tham vấn cộng đồng, phương thức này đã chứng tỏ có hiệu quả. Trong cáctrung tâm này tuyển dụng các nhân viên là người bản địa, trao đổi thường xuyênvới cộng đồng, học hỏi các kinh nghiệm giải quyết các vụ việc của cộng đồng.

Đốivới phụ nữ thổ dân ở Australia, có khá nhiều trở ngại ngăn cản họ tiếp cận cácdịch vụ pháp lý ở cộng đồng. Những trở ngại đó bao gồm cả tâm lý chung là thiếutin tưởng vào hệ thống luật pháp của nhà nước, thiếu hiểu biết về các dịch vụpháp lý, không tiếp cận đến điện thoại, khó khăn về kinh tế, không có phương tiệngiao thông cũng như các dịch vụ chăm sóc và trông giữ trẻ em nên khó có thể sửdụng các dịch vụ qua điện thoại hay đến dự các buổi hẹn gặp. Trung tâm luậtpháp dành cho phụ nữ ở Canberra đã được thành lập để giải quyết các khó khănnêu trên. Trung tâm tổ chức các buổi tham vấn với những phụ nữ thổ dân địaphương để tìm hiểu các vấn đề của họ về tiếp cận dịch vụ pháp lý, cùng với họxây dựng các chiến lược hoạt động. Các hoạt động của Trung tâm bao gồm các hìnhthức trợ giúp pháp lý khác nhau như tư vấn qua điện thoại, hoặc trực tiếp và vềcác nội dung gần gũi với các vấn đề của người dân. Trung tâm cũng tổ chức cácdiễn đàn trao đổi các vấn đề pháp lý của phụ nữ tại cộng đồng cũng như có cáchoạt động tiếp cận cộng đồng và tư vấn pháp luật ngay tại cộng đồng. Với việcthành lập một Trung tâm dành riêng cho phụ nữ và có sự tham gia tích cực của phụnữ bản địa trong việc lập kế hoạch và thực hiện, lượng phụ nữ bản địa tiếp cậncác dịch vụ pháp lý tại trung tâm đã tăng lên đáng kể.

3.Nâng cao nhận thức pháp luật và quyền năng cho phụ nữ bản địa

Trungtâm luật pháp cộng đồng thuộc bang Nam Australia làm việc với các cộng đồng dâncư bản địa. Những nữ thanh niên bản địa thường xuyên bị cưỡng bức nhưng họkhông coi đây là vấn đề pháp luật nghiêm trọng, họ cũng thường ít khai báo vềtình trạng bị cưỡng bức của mình vì họ không muốn gây khó khăn cho gia đình.Ngay cả khi muốn khai báo, thì những khó khăn về thông tin liên lạc và giaothông cũng làm họ khó có thể khai báo được. Trung tâm luật pháp cộng đồng thuộcbang Nam Australia đã tổ chức một hội trại có tên là “Sống an toàn – trở nên mạnhmẽ” cho cộng đồng bản địa ở địa phương nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhữngnữ thanh niên này cũng như tăng cường kĩ năng cho họ. Hội trại kết hợp nhiềuhình thức vừa vui vẻ giải trí vừa mang tính giáo dục và kết nối giữa các cộng đồngkhác nhau. Hội trại cũng chú trọng tới việc giáo dục pháp luật và nâng cao kỹnăng cho những nữ thanh niên này để ngăn cản tình trạng lạm dụng tình dục. Hìnhthức hội trại được đánh giá là phù hợp với văn hóa của các cộng đồng bản địa.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Báo cáo về tình trạng phụ nữ và trẻ emgái dân tộc thiểu số, Ủy ban dân tộc và UN Women, 2015

2.    Cục trợ giúp pháp lý www.nlaa.gov.vn,

3.    Non-state Justice Systems in Bangladeshand the Philippines, Stephen Golub, Boalt Hall School of Law, University ofCalifornia at Berkeley, January 2003

4.     http://caraga.dilg.gov.ph/main/

5.    http://trogiupphaply.gov.vn/

6.    Luật Trợ giúp pháp lý 2017

7.    Quyết định số 734/TTg/1997

8.    https://minorityrights.org/country/australia/

9.     https://www.creativespirits.info/aboriginalculture/people/aboriginal-population-in-australia



[1]Tham khảo thêm tại https://minorityrights.org/country/australia/  truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK