VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN QUY ĐỊNH TRONG LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Cập nhật : 10:58 - 27/08/2020
Qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới, có thể thấy bất kỳ quốc gia, thể chế chính trị nào cũng đều quan tâm đến hoạt động thư viện và có những quy định gắn hoạt động thư viện với việc nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập và phát triển văn hóa đọc. Tùy theo từng điều kiện tình hình cụ thể, đặc thù trong thể chế chính trị và các đặc thù trong hoạt động quản lý thư viện, mỗi quốc gia lại có những phương thức xây dựng pháp luật khác nhau cho hoạt động thư viện. Tuy nhiên, dù ban hành dưới bất kỳ hình thức nào, mỗi đạo luật đều chứa đựng quan điểm của Nhà nước đối với hoạt động thư viện đó là khẳng định vai trò của thư viện đối với xây dựng văn hóa, con người, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận thông tin, tri thức và học tập suốt đời, đồng thời đầu tư cho thư viện là đầu tư cho phát triển văn hóa, giáo dục để thư viện trở thành trung tâm thông tin, trung tâm văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Hầu hết các Luật Thư viện của nước ngoài đều khẳng định vai trò của thư viện đối với xã hội và đưa vào thành một điều khoản trong luật. 

1. Tại Trung Quốc
Tại Điều 1 Luật Thư viện công cộng của Trung Quốc xác định: 
Việc ban hành Luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự nghiệp thư viện, phát huy đầy đủ các chức năng của thư viện công cộng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hưởng thụ văn hóa cơ bản của công dân, nâng cao trình độ văn minh xã hội và nâng cao tố chất khoa học và văn hóa cho công dân, truyền bá văn minh của nhân loại, gìn giữ sự tự tôn trong văn hóa truyền thống của dân tộc. 
Đồng thời xác định vai trò của thư viện là cơ sở văn hóa công cộng mở cửa cho công chúng miễn phí, có chức năng thu thập, tổ chức và bảo tồn thông tin tài liệu, cung cấp thông tin theo yêu cầu và các dịch vụ liên quan để phát triển văn hóa, giáo dục trong xã hội (Điều 2). 

2. Tại Đài Loan
Tại Luật Thư viện của Đài Loan, Điều 1 Luật này cũng đã xác định việc ban hành Luật nhằm kiện toàn và hoàn thiện các dịch vụ cung cấp thông tin trong thư viện nhằm phát triển văn hóa giáo dục, hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của công dân. 

3. Tại Hàn Quốc
Điều 1 Luật Thư viện của Hàn Quốc đã đề cập vai trò của thư viện đó là góp phần vào sự phát triển xã hội và văn hóa của quốc gia, như cung cấp và lưu thông tài liệu cho toàn xã hội một cách hiệu quả, thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin, đẩy mạnh giáo dục suốt đời, v.v.. bằng cách tạo điều kiên thuận lợi cho thư viện phát triển đồng thời, cải thiện dịch vụ thư viện thông qua các quy định về vấn đề cần thiết cho xã hội và vai trò của thư viện trong việc đảm bảo quyền công dân và quyền tiếp cận thông tin.

4. Tại Đan Mạch
Điều 1 Luật Thư viện Đan Mạch đã xác định: Mục tiêu của các thư viện công cộng là thúc đẩy hoạt động thông tin, giáo dục và văn hóa bằng việc phổ biến sách báo, ấn phẩm định kỳ, sách nói và các loại tài liệu phù hợp khác như các nguồn thông tin  điện tử và băng nhạc; bao gồm cả internet và tài liệu đa phương tiện.
(2) Các thư viện công cộng phải cố gắng phổ biến các loại video có giá trị 
(3) Các thư viện công cộng cần thúc đẩy thông tin Chính phủ, thông tin đa phương và thông tin về xã hội nói chung

5. Tại Phần Lan
Điều 2 của Luật Thư viện Phần Lan cũng rất coi trọng vai trò của thư viện công cộng với quy định: Mục tiêu của các dịch vụ thông tin thư viện được cung cấp bởi các thư viện công cộng là để thúc đẩy cơ hội bình đẳng giữa các công dân với mục tiêu trau dồi đạo đức cá nhân, theo đuổi văn học và văn hóa, phát triển liên tục kiến thức, kỹ năng cá nhân và kỹ năng công dân, phát triển liên tục kiến thức, kỹ năng cá nhân và kỹ năng công dân, cho việc quốc tế hóa, và cho việc học tập suốt đời.
Các hoạt động thư viện cũng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ mạng ảo và mạng tương tác và thúc đẩy nội dung giáo dục, văn hóa.

6. Tại Vương quốc Anh
Các bộ luật đều chỉ ra nhiệm vụ chung của các thư viện, chẳng hạn như: Điều 7 của Luật Thư viện công cộng Anh đã quy định:
(1) Nhiệm vụ của mỗi cơ quan thư viện là cung cấp dịch vụ thư viện toàn diện và hiệu quả cho mọi người sử dụng, và với mục đích đó, thư viện tuyển dụng cán bộ để cung cấp và duy trì các tòa nhà, thiết bị, và sách báo và các tài liệu khác, như là điều kiện tiên quyết: Cơ quan thư viện thì có quyền cho mượn sách và các tài liệu khác cho bất kỳ cá nhân. Nó là nhiệm vụ đối với họ để làm cho các phương tiện có sẵn cho các cá nhân mà vì người dân cư trú hoặc nơi làm việc trong khu vực thư viện phục vụ hoặc người đó đang theo học trong khu vực đó.
(2) Để thực hiện nhiệm vụ của mình theo các khoản trên, cơ quan thư viện cần xem xét các mong muốn 
(a) Bảo mật, bằng việc giữ các kho sách phù hợp, bằng việc sắp xếp với các cơ quan thư viện khác, và bằng bất kỳ phương tiện thích hợp khác, cho mượn tài liệu, sách tham khảo, sách và tài liệu in khác, tranh ảnh, đĩa hát, phim và các tài liệu khác, đủ về số lượng, phạm vi và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu chung và yêu cầu riêng cho cả hai, người lớn và trẻ em; 
(b) Khuyến khích cả người lớn và trẻ em sử dụng đầy đủ các dịch vụ thư viện, và tư vấn về việc sử dụng tài liệu, sẵn sàng cung cấp thông tin thư mục cũng như các thông tin khác nếu các cá nhân có yêu cầu sử dụng.
(c) Bảo mật, liên quan đến bất kỳ vần đề về chức năng của cơ quan thư viện và bất cứ cơ quan nào khác có chức năng hành sử trong khu vực thư viện, có sự hợp tác đầy đủ giữa các cá nhân tham gia thực hiện những chức năng này. 

Tài liệu tham khảo:
Báo cáo số 22/BC-BVHTTDL ban hành tháng 1/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng pháp luật về thư viện.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK