TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN MỚI CỦA HÀN QUỐC
Cập nhật : 9:42 - 17/09/2019
“Saemaul undong – Phong trào làng mới” là phong trào cải cách ý thức để phát triển nông thôn bằng tinh thần tự lực của cộng đồng được khởi động ở Hàn Quốc từ năm 1970. Sự ra đời của phong trào đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nông thôn Hàn Quốc và là một trong những  nguyên nhân quan trọng nhất, nền tảng cơ bản dẫn đến sự thay đổi thần kỳ của nền kinh tế Bắc Triều Tiên, từ một quốc gia kém phát triển hoàn toàn kiệt quệ, điêu tàn sau chiến tranh liên triều (1950-1953) đến mức Ngân hàng thế giới (World Bank) từng nhận định là “không thể có khả năng phát triển” trở thành một đất nước lọt vào top 10 nước giàu trên thế giới sau 40 năm đổi mới, từ một nước nhận viện trợ trở thành một nước viện trợ, thành viên chính thức của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD). 

Ra đời từ nông thôn, tuy giá trị đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc không cao, nhưng vai trò quan trọng của Phong trào Làng mới được khẳng định ở giá trị cải thiện nông thôn, đưa tinh thần Saemaul lan tỏa vào công nghiệp, vào nền hành chính, vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 1993, Phong trào Làng mới đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của Hàn Quốc1

Dù đạt những thành tựu lớn hồi thập niên 1970, phong trào này dần mất hiệu lực vào thập niên 1980 khi tình hình kinh tế Hàn Quốc đã cải thiện, thoát khỏi nhóm những nước kém phát triển để trở thành nước phát triển. Tuy nhiên, những biện pháp của phong trào này vẫn đang được đúc kết để giới thiệu và áp dụng tại một số quốc gia đang phát triển trên thế giới.

1. Bối cảnh lịch sử
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật, Hàn Quốc tiếp tục bị tàn phá bởi cuộc nội chiến 1950 – 1953 khiến nước này rơi vào nghèo đói và lạc hậu. Cho đến những năm 1960 toàn quốc có khoảng 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó 80% sống trong nhà tranh vách đất, sử dụng đèn dầu chiếu sáng, khoảng 50 % làng xã có đường chật hẹp, quanh co, phương tiện giao thông không thể đi lại. Đói nghèo, thất học, tài nguyên hầu như không có gì với 70% diện tích là núi đá, không có đất đai canh tác để trồng lúa2. Nền sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại thêm lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên khiến mùa màng thất bát, lương thực dự trữ không có, nạn đói xảy ra triền miên. Đời sống kinh tế - xã hội phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ từ Mỹ. Mùa đông (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) không thể canh tác do thời tiết lạnh giá, không có việc làm người nông dân lại tìm đến rượu chè, cờ bạc. Nguy hại hơn là tình trạng khủng hoảng ý thức, người nông dân vô vọng, mất tự tin, phó mặc cho số phận, thờ ơ với đời sống xã hội.

Trong giai đoạn 1961 – 1971, Chính phủ nóng lòng thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, Hàn Quốc dốc toàn lực đầu tư phát triển các ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp là 10-10,5%, trong khi nông nghiệp tăng trưởng giảm từ 5,3% xuống 2,5%. Thành thị phát triển đối nghịch với nông thôn lạc hậu. Nông dân di cư ra làm quá tải thành thị. Cuối thập kỷ 60, sự tăng trưởng bất cân đối giữa thành thị và nông thôn lên tới đỉnh điểm, đe dọa sự ổn định của quá trình công nghiệp hóa. Trong khi dân cư đô thị cố gắng cạnh tranh làm giàu, quyết tâm đổi đời thì đại bộ phận nông dân vẫn sống nghèo nàn trong bi quan và ỷ lại, lối thoát duy nhất là rời bỏ quê hương, tìm cơ hội ở các vùng đô thị. 

Trước nguy cơ "kinh tế tách rời, khác biệt xã hội", bước vào kế hoạch năm năm lần thứ ba (1971-1976), Hàn Quốc chuyển sang “tái cơ cấu kinh tế” để lập lại “cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp”. Tuy nhiên tiềm lực tài chính của quốc gia có hạn, hơn nữa một mình chính phủ không có khả năng cải thiện, phát triển khu vực nông thôn, mấu chốt vấn đề là khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn, là khơi dậy í chí tự lực, hợp tác, chủ động làm chủ cuộc sống của người dân. 

Năm 1969 trong chuyến thị sát vùng bị bão lụt ở phía Nam đất nước, tổng thống Park Chung Hee đã tận mắt chứng kiến cảnh người nông dân tự lực, đoàn kết khắc phục thiệt hại lũ lụt mà không cần sự trợ giúp của Chính phủ như tu sửa đường, nhà cửa và làng mạc của mình.

Ngày 22 tháng 4 năm 1970, tại cuộc họp với các Thống đốc tỉnh bàn về đối sách khắc phục thiên tai, ông đã phát động “phong trào cải thiện làng mới”, bắt đầu từ việc khuyến khích người dân tự lực, hợp tác cải thiện môi trường sống ở nông thôn. Năm 1971, phong trào đổi tên thành “Saemaul undong – Phong trào làng mới” và được triển khai trên phạm vi toàn quốc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, người dân tham gia tích cực.

2. Nguyên lý của Phong trào làng mới Saemaul Undong
Nguyên lý quan trọng nhất của Phong trào Làng mới là lấy nhân dân làm trung tâm, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân thông qua các khía cạnh sau:
+ Chính phủ khuyến khích người dân tham gia tự giác bằng sự đoàn kết, hợp tác trong cộng đồng của mình;
+ Khởi động từ những dự án nhỏ nhất, thiết thực nhất đối với cuộc sống của người dân.
+ Lấy “làng” là địa bàn khởi động phong trào xuất phát từ quan điểm với quy mô khoảng 100 hộ dân, làng là đơn vị có nhận thức cộng đồng, có thể huy động toàn bộ nhân dân đóng góp vì lợi ích chung.
+ Các dự án do người dân tự thảo luận dân chủ và quyết định để lựa chọn được những dự án là mong muốn chung của cộng đồng, từ đó thu hút được mọi nguồn lực trong dân;
+ Tạo dựng và duy trì niềm tin của nhân dân, khơi dậy sự tự tin trong chính người dân thông qua các điển hình thành công.
Phong trào làng mới ở Hàn Quốc được coi là mô hình phát triển nông thôn thành công nhất trên thế giới, nó đã làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc từ một khu vực nghèo đói, lạc hậu trở thành một khu vực phát triển năng động, giàu đẹp. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy, cần thiết tham khảo những bài học thành công và thất bại trên thế giới, trong đó có kinh nghiệm phát triển nông thôn của Hàn Quốc.

TTBD

Chú thích:
1.Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_N%C3%B4ng_th%C3%B4n_M%E1%BB%9Bi_(H%C3%A0n_Qu%E1%BB%91c)

2.Nguồn:https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/phong-trao-lang-moi-saemaul-o-han-quoc-qua-trinh-phat-trien-va-thanh-tuu-pham-thi-oanh-379277.html
 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK