|
Lọc theo:
-
-
Câu 1:
-
Làm thế nào để tôi khai thác được các tài liệu bồi dưỡng do website cung cấp?
- Bạn có thể tra cứu trong các mục “Thư viện tham khảo” hoặc “Chương trình bồi dưỡng” trên menu bên trái. Tại các mục này, bạn có thể tìm tài liệu theo chủ đề, theo đối tượng, theo từ khóa… Do đối tượng phục vụ của Trung tâm là các đại biểu dân cử và cán bộ phục vụ các cơ quan dân cử, nên nếu bạn muốn truy cập được nội dung toàn văn của các tài liệu bồi dưỡng cung cấp trên website bạn cần liên hệ với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử để được cung cấp Tên truy cập và Mật khẩu đăng nhập hệ thống.
-
-
Câu 2:
-
Khung chương trình bồi dưỡng là gì, tại sao và như thế nào?
- Tại sao- Khung chương trình bồi dưỡng, định nghĩa
- Muốn tiếp cận một việc cụ thể có mục đích, cần điều tra những hạn chế và xác định mục tiêu để khắc phục bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp bồi dưỡng- đó là cách tiếp cận chiến lược, tức là gồm mục tiêu, mục đích, kế hoạch và biện pháp
- Khung chương trình bồi dưỡng là tập hợp các mục đích, mục tiêu, kế hoạch và biện pháp theo thời gian, theo các chủ đề nội dung để đạt mục tiêu nâng cao trình độ hoặc hiểu biết bằng hoạt động bồi dưỡng.
- Cách tiếp cận Khung Chương trình bảo đảm các hoạt động bồi dưỡng được lập kế hoạch theo từng bước với từng mục tiêu khác nhau, gối lên nhau để tạo hiệu quả cuối cùng (mục đích-goals). Trên cơ sở đó dự liệu và bố trí nguồn lực theo tiến độ và công cụ đánh giá mức độ đạt mục tiêu (expectation, aims) và mục đích (goals)
- Nội dung của khung chương trình
- Xác định mục đích bồi dưỡng (goals) trên cơ sở các hạn chế hiện hành nêu rõ một số hạn chế có thể thực hiện bằng các biện pháp khác (không thông qua bồi dưỡng), ví dụ: những hạn chế về thể chế thì vượt qua thông qua lập pháp, lập qui, cải cách thể chế, và những hạn chế nào có thể vượt qua thông qua biện pháp bồi dưỡng (gắn với năng lực cá nhân)
- Xác định các nhu cầu bồi dưỡng và các nhu cầu khác gắn với bồi dưỡng, ví dụ: hệ thống chủ đề (chia ra thành hiểu biết và kỹ năng), về tiến độ và mức độ sâu, về thời gian bồi dưỡng, về yêu cầu khác ví dụ kết hợp thực tế với lí luận v.v. Trên cơ sở đó xây dựng được tổng thời gian bồi dưỡng tối thiểu và tối đa, các biện pháp và yêu cầu cụ thể đối với tiến trình bồi dưỡng. (Tiến trình bồi dưỡng gồm sự chia nhỏ các bước bồi dưỡng từ thấp lên cao, gối lên nhau, tránh trùng lặp, hỗ trợ theo dõi hệ thống, thể hiện biện pháp sư phạm- còn gọi là mắt xích của các chuỗi chương trình bồi dưỡng theo mô đun liên kết, tiếp nối hệ thống theo thứ bậc để tạo hiệu ứng đạt mục đích cuối)
- Xây dựng được các loại chương trình (gói chương trình bồi dưỡng), ví dụ I. Chương trình khởi nguồn (dành cho người mới, khái quát, nêu vấn đề,phục vụ mục đích định vị)- II. Chương trình cơ bản (những kiến thức và kỹ năng cơ bản, có thể chia thành nhiều tiến độ khác nhau để kết hợp xâu chuỗi thực hành các kiến thức và kỹ năng) ví dụ: CTCB dành cho ĐBQH gồm (1) Vai trò ĐBQH, (2) Kỹ năng và qui trình lập pháp, (3) Kỹ năng và qui trình giám sát, (4) Kỹ năng và qui trình ngân sách, (5) Kỹ năng và qui trình tổng thể phản ảnh qua hoạt động một kỳ họp (chương trình tổng hợp và ứng dụng liên hoàn) ..v.v. – III. Chương trình nâng cao . CTNC có thể lặp lại CTCB có nâng mức ứng dụng, tương tự như mục (5) của CTCB để xâu chuỗi và kêt nối các kỹ năng trong một hoạt động đòi hỏi liên kết chức năng (ví dụ: kết hợp lập pháp, giám sát và đại diện vào tăng cường chất lượng hoạch định chính sách phát triển bền vững trong nông nghiệp và nông thôn ) và – Chuơng trình theo yêu cầu (thiết kế theo yêu cầu của từng thời gian, theo kế hoạch hoạt động của QH; Ví dụ: Hội thảo kinh nghiệm nước ngoài về Luật khoáng sản và chính sách quản l khoáng sản- khi QH soạn thảo luật Khoáng sản…)
- Xây dựng được bộ phương pháp (sư phạm) để chuyển tải các loại chương trình nói trên trong đó có các bộ công cụ đánh giá mức độ hiệu quả của chương tình và tác nghiệp bồi dưỡng
- Đưa kết quả ở c và d vào khung tra chéo (Matrix) theo thời gian, thời lượng và dự liệu bố trí nguồn lực, sản phẩm chuẩn bị và bảo đảm thực hiện (tiền, người, sách, giáo trình các loại, phương tiện giảng dạy, cách mời chuyên gia, tiến độ thời gian). Kết quả ở e chính là một khung chương trình tổng quát
Ví dụ một khung chương trình ở e
Hoạt động |
Mục đích |
Mục tiêu |
Đối tượng |
Thời lượng |
Thời gian |
Phương pháp |
Nguồn lực |
1. BD ĐB mới |
|
|
350 Người trúng cử |
2.5 ngày |
30/6/2007 |
Hội thảo thực hành |
… |
1.1 Biên tập sách |
Tài liệu tra cứu và tham khảo |
Khái quát về vấn đề… |
Các ĐBQH |
200 tr, trong 6 tháng |
XB 30/5/07 |
Tra cứu, Khái quát |
Ch. gia, in ấn… |
2. CTCB |
|
|
|
|
|
|
|
2.1.Vai trò ĐBQH |
Nhận thức về các vai trò |
Biết được cách thể hiện vai trò theo vị trí |
300 đbqh, chia riêng thành CT và khôgn CT |
3 ngày x 10 cuộc x 30 đb tổ chức theo vùng |
Tháng 9 tháng 12 sau các kỳ họp 1 và 2 |
|
|
Đặt câu hỏi
Họ tên
|
*
|
Địa chỉ
|
*
|
Điện thoại
|
*
|
Email
|
*
Lỗi email không đúng định dạng
|
Chủ đề
|
|
Nội dung
|
*
|
|
|
|
|