Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Quyền củangười sử dụng lao động?
Trả lời:
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Quyền của người sử dụng lao động được quy địnhnhư sau:
1. Từ chối thực hiện yêu cầu không đúng quy định của phápluật về bảo hiểm xã hội.
2. Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy địnhtại Điều 37 của Luật này.
3. Được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tụcthực hiện bảo hiểm xã hội.
4. Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảohiểm xã hội.
5. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theoquy định của pháp luật.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Trách nhiệm của người sử dụng lao động?
Trả lời:
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trách nhiệm củangười sử dụng lao động được quy định như sau:
1. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho ngườilao động theo quy định của Luật này; phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trongviệc trả sổ bảo hiểm xã hội bản giấy cho người lao động.
2. Lập hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểmxã hội.
3. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc xác nhậnthời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợpđồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theoquy định tại Điều 34 của Luật này và hằng tháng trích khoản tiền phải đóng bảohiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 của Luật này từ tiền lương củangười lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Xem xét giới thiệu người lao động thuộc đối tượng theoquy định tại Điều 65 của Luật này đi khám giám định y khoa để xác định mức suygiảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
6. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảohiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp chi trả thông qua người sử dụnglao động.
7. Xuất trình, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thôngtin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệmcủa người sử dụng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Bồi thường cho người lao động theo quy định của phápluật nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểmxã hội bắt buộc theo quy định của Luật này mà gây thiệt hại đến quyền, lợi íchhợp pháp của người lao động.
9. Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan bảo hiểm xã hội thựchiện thu hồi số tiền bảo hiểm xã hội hưởng không đúng quy định của người lao độngkhi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Quyền và trách nhiệm của công đoàn, Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận?
Trả lời:
Căn cứ Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Quyền và tráchnhiệm của công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặttrận được quy định như sau:
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quyđịnh của pháp luật có liên quan, công đoàn có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thamgia bảo hiểm xã hội;
b) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hộicung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn chính sách, pháp luật vềbảo hiểm xã hội cho người lao động;
d) Thực hiện hoạt động giám sát và kiến nghị với cơ quannhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật vềbảo hiểm xã hội;
e) Khởi kiện người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểmxã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thểngười lao động;
g) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chínhsách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quyđịnh của pháp luật có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên của Mặt trận có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viênthực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chủ động tham gia các loạihình bảo hiểm xã hội phù hợp với bản thân và gia đình;
b) Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên,hội viên; chia sẻ thông tin, dữ liệu về người lao động, thành viên, hội viên củamình với cơ quan bảo hiểm xã hội;
c) Thực hiện các hoạt động giám sát, phản biện xã hội,tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, phápluật về bảo hiểm xã hội.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện ngườisử dụng lao động?
Trả lời:
Căn cứ Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Quyền và tráchnhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động được quy định như sau:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng laođộng tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chínhsách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểmxã hội cho người sử dụng lao động.
4. Vận động người sử dụng lao động là thành viên của mìnhchấp hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật vềbảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vivi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.