HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 10 – SỐ 2


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Các hànhvi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Căn cứ Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểmxã hội được quy định như sau:

1. Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểmthất nghiệp.

2. Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp.

3. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợiích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểmxã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệptrái pháp luật.

6. Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểmxã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

7. Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin khôngchính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức,cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp.

9. Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hộidưới mọi hình thức.

10. Hành vi khác theo quy định của luật.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về Quyền củangười tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Căn cứ Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Quyền của ngườitham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:

a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luậtnày;

b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;

c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấpthông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơquan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;

d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chứccó liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theoquy định của pháp luật;

đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảohiểm xã hội;

e) Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suygiảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểmxã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủđiều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;

g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theoquy định của pháp luật.

2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyềnsau đây:

a) Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuậntiện;

b) Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lươnghưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lêntrong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việctrở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao độngbị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế banhành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật này;

c) Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợpkhông do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khảnăng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểmxã hội theo quy định của Luật này;

d) Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểmxã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độkhác theo quy định của Luật này thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thựctheo quy định của pháp luật về chứng thực;

đ) Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thìđược cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủyquyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nơi cư trútrên lãnh thổ Việt Nam;

e) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấpthông tin về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử;được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về hưởng bảo hiểm xã hội khi cóyêu cầu;

g) Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theoquy định của pháp luật;

h) Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởngchế độ bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Trách nhiệm củangười tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm sau đây:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;

b) Theo dõi việc thực hiện trách nhiệm về bảo hiểm xã hộiđối với mình;

c) Thực hiện việc kê khai chính xác, trung thực, đầy đủthông tin theo đúng quy định về đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có trách nhiệmsau đây:

a) Thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, quy địnhkhác về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này và quy địnhkhác của pháp luật có liên quan;

b) Hoàn trả tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi có quyếtđịnh của cơ quan có thẩm quyền xác định việc hưởng không đúng quy định;

c) Định kỳ hằng năm, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hộiqua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảohiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền để thựchiện việc xác minh thông tin đủ điều kiện thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Cập nhật : 16:41 - 30/10/2024
In trang này Click here to Print it!