Thực hiện chươngtrình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, được sự đồng ý của lãnh đạo Quốchội, Đoàn công tác của Ban Công tác đại biểu do Phó trưởng Ban Thường trực BanCông tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việctại Vương quốc Ma-rốc từ ngày 13/10-17/10.
Tại Ma-rốc, Đoàn đã hộikiến và chào xã giao Chủ tịch Hạ viện Ma-rốc Rachid Talbi El Alami; gặp và làmviệc với Phó Chủ tịch Hạ viện Mohamed Ssibari; làm việc với Chủ nhiệm Ủy ban Tưpháp, Pháp luật, Nhân quyền và các Quyền tự do Said Baaziz; Chủ nhiệm Ủy ban Nộivụ, Chính quyền địa phương, Nhà ở, Chính sách đô thị và Các vấn đề hành chính củaHạ viện Ma-rốc Mohamed Ouadmine; Bộ trưởng đặc trách của Thủ tướng, phụ tráchquan hệ với Nghị viện, người phát ngôn của Chính phủ Mustapha Baitas; Vụ trưởngVụ Bầu cử, Bộ Nội vụ Mohamed Adelmghiss.
Tại các cuộc gặp gỡ traođổi, đồng chí Trưởng Đoàn Công tác khẳng định Ma-rốc là một trong những nướcchâu Phi đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (27/3/1961), trảiqua hơn 60 năm quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốtđẹp. Có nhiều cuốn sách, phim ảnh nói về chuyện tình lãng mạn của những ngườilính phản chiến Ma-rốc với những cô gái Việt Nam, ở cả hai nước đều có cổnglàng Ma rốc (Ba Vì, Sơn Tây, Hà nội) và cổng làng Việt Nam ở Ma-rốc (Casablanca).Hai bên nhất trí Việt Nam và Ma-rốc thườngxuyên phối hợp chặt chẽ và tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương,tổ chức quốc tế.
Đoàncông tác hội kiến và chào xã giao Chủ tịch Hạ viện Ma-rốc.
Tại buổi tiếp xúc và chàoxã giao Chủ tịch Hạ viện Rachid Talbi El Alami,đồng chí Nguyễn Tuấn Anh đã thể hiện sự xúc động, cảm ơn sự đón tiếp chu đáo vànồng hậu của Hạ viện Ma- rốc và cá nhân ngài Chủ tịch Hạ viện. Chuyển lời hỏithăm của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội ViệtNam đến ngài Chủ tịch Hạ viện.
Chủ tịch Hạ viện RachidTalbi El Alami đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội, ý thức được vítrí và vai trò của Việt Nam trong khu vực. Tăng cường quan hệ với Việt Nam để từđó tăng cường mối quan hệ với các nước trong khu vực. Hai nước Ma-rốc và ViệtNam có nền Kinh tế-Chính trị-Văn hóa ổn định, là cơ sở để hai nước tăng cườnghơn nữa mối quan hệ Kinh tế- thương mại, Văn hóa và giao lưu nhân dân. Việt Namlà nước đầu tiên ở Đông Nam Á mà Quốc hội Ma-rốc ký kết hợp tác Nghị viện, haibên cũng đã thành lập Hội Nghị sỹ hữu nghị ở mỗi nước.
Làm việc với Chủ nhiệm Ủyban Tư pháp, Pháp luật, Nhân quyền tự do của Hạ viện Ma-rốc,các thành viên trong đoàn đã trao đổi nhiều nội dung, kinh nghiệm trong xây dựngpháp luật và giám sát của Quốc hội. Phía bạn cho biết: Ma- rốc rất ngưỡng mộquá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm của Việt Nam, là ngọncờ để các nước Châu Phi đứng lên giành độc lập. Việt Nam đã có nhiều thành tựuvề Nhân quyền, giải phóng phụ nữ. Ma-rốc dưới thời Quốc vương Mohamed VI, nhàVua rất coi trọng và thúc đẩy vấn đề nhan quyền, đặt trong tổng thể truyền thốngvăn hóa và Hiến pháp Ma-rốc, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân quyền của Liên hợpquốc.
Làm việc với Chủ nhiệm Ủyban Nội vụ, Chính quyền địa phương, Nhà ở, Chính sách đô thị và các vấn đề hànhchính của Hạ viện, đồng chí Nguyễn tuấn Anh đã cảm ơn vàđánh giá cao sự đón tiếp của ngài Chủ nhiệm và các thành viên của Ủy ban đối vớiĐoàn, đồng chí cũng đã giới thiệu cho phía bạn biết sơ bộ về cơ cấu tổ chức vàhoạt đông của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu của Việt Nam. Chủnhiệm Ủy ban của bạn cũng đã giới thiệu về Ủy ban Nội vụ, Chính quyền địaphương, Nhà ở, Chính sách đô thị và các vấn đề hành chính của Hạ viện, là 1trong 9 Ủy ban của Hạ viện, phụ trách nhiều lĩnh vực như: các đơn vị hành chínhtừ Trung ương đến địa phương; các vấn đề về Nhà ở, giao thông, đô thị, chuyển đổisố,… Các hoạt động của Ủy ban là xem xét các dự án luật trình Hạ viện, giám sátvà đối ngoại.
Làm việc với Vụ Trưởng VụBầu cử, Bộ Nội vụ, phía bạn khẳng định: Hiến pháp Ma-rốc nhấnmạnh vai trò của các đảng phái chính trị, vai trò của Bầu cử trong việc bầu ranhững đại biểu ưu tú đại diện cho lợi ích của người dân. Bầu cử là quyền cơ bảncủa công dân, là công cụ để xây dựng nhà nước pháp quyền, đưa đất nước phồnvinh và công bằng xã hội. Việc tham gia bầu cử là ngày hội của người dân. Hai bênđã trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệmtrong công tác bầu cử.
Làm việc với ông M.Mustapha Baitas, Bộ trưởng Bộ hợp tác và quan hệ với Nghị viện, Đặc phái viênvà người phát ngôn của Thủ tướng, phía bạn trao đổi: Nghịviện Ma-rốc hoạt động rất năng động chính vì vậy hoạt động của Bộ cũng rất áp lực.Bộ có chức năng Giám sát, điều tiết, theo giõi các mối quan hệ với Nghi viện vàChính phủ; Bộ là cơ quan rất quan trọng thể hiện sự thực thi và dân chủ. Thay mặtĐoàn, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh đã cảm ơn ngài Bộ trưởng đã giành thời gian tiếpvà trả lời các câu hỏi của các thành viên trong Đoàn. Việt Nam cũng có một đơnvị thuộc Văn phòng Chính phủ làm nhiệm vụ tham mưu, theo dõi các mối quan hệ vớiQuốc hội.
Làm việc với Đại sứ quánViệt Nam tại Ma-rốc, Đại sứ Lê Kim Quy đã báo cáo tình hình hoạtđộng của Đại sứ quán, tình hình đời sống của bà con Việt kiều ở Ma-rốc. Ma-rốclà nước có nền kinh tế đứng thứ 5 Châu Phi, có nền chính trị ổn định, cửa ngõphía nam Châu Âu. Ma-rốc có mối quan hệ rất thiện cảm với Việt Nam, trong đó mốiquan hệ giữa Quốc hội hai nước là sôi động nhất. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh vàcác thành viên trong Đoàn cũng đã chia sẻ những khó khăn, cảm ơn Đại sứ quán vàcá nhân Đại sứ đã tạo mọi điều kiện, xâu nối để Đoàn có các cuộc làm việc tạiMa-rốc đạt kết quả tốt đẹp.
Chuyến thăm, làm việc củaĐoàn lần này là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của nước bạn, chia sẻ bài họckinh nghiệm của Việt Nam trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội và chính quyền địaphương; tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Ma-rốc.