Theo Tổng cục Du lịch Singapore (STB), nước này đón 13,6 triệu lượtkhách quốc tế trong năm 2023, tương đương với khoảng 71% so với trước đại dịch.Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của nỗ lực ứng dụng công nghệ nói chung vàblockchain nói riêng trong ngành du lịch của quốc đảo sư tử. Cuối năm 2020, Singapore công bố Chương trình đổi mớiblockchain Singapore trị giá 12 triệu USD nhằm củng cố hệ sinh thái blockchain trong nước, đẩy nhanh quá trình phát triển,thương mại hóa, ứng dụng công nghệ blockchain trong đời thực. Chương trình có sự tham gia của 75 công ty,tập đoàn lớn, nghiên cứu 16 dự án liên quan đến blockchain trong vòng 3 nămtrong các lĩnh vực như du lịch, thương mại, logistics.
Các dự án nổi bật nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệblockchain trong ngành du lịch của Singapore gồm cảicách thủ tục nhập cảnh, xây dựng khu tổ hợp giải trí, mở cửa các điểm đến hấp dẫnkết hợp giữa công nghệ và trải nghiệm khám phá. Thông qua việc thu thập và khaithác dữ liệu trên nền tảng blockchain, đội ngũ kỹ sư có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo nhằmnâng cao trải nghiệm tổng thể cho khách du lịch cũng như tối ưu hóa hiệu quả cho các doanh nghiệp vàđịnh hình các mô hình kinh doanh mới trong ngành du lịch Singapore. Theo đó, 8loại hình có thể áp dụng công nghệ trong ngành du lịch đó là: Đặt vé, phòngkhách sạn trực tuyến; Đề xuất được cá nhân hóa; Ứng dụng di động; Phần mềm dịchthuật tự động; Bản đồ kỹ thuật số và GPS; Giải pháp thanh toán kỹ thuật số; Bảomật nâng cao và Giải quyết khủng hoảng du lịch.
Năm 2022, Ủy ban Du lịchSingapore (STB) đã tích hợp 8 tính năng này vào chung một ứng dụng, mang tênTrung tâm Thông tin và Dịch vụ Du lịch (TIH - Tourism Information & ServiceHub). Theo trang web chính thức của TIH, đây là nền tảng tài nguyên kỹ thuật sốmột cửa giúp các doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạcbằng cách cung cấp nội dung cập nhật về các sản phẩm, dịch vụ phần mềm du lịch.Các doanh nghiệp có thể tiếp cận, tìm nội dung ứng với nhu cầu tiếp thị và đổimới của doanh nghiệp thông qua API (giao diện lập trình ứng dụng). Người dùngcũng có thể kết nối với các doanh nghiệp du lịch để hợp tác. Nền tảng hỗ trợdịch thuật 4 thứ tiếng: Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, TIHcòn hỗ trợ hiển thị sản phẩm, điểm đến theo dạng 3D, giúp doanh nghiệp/dự ántiết kiệm chi phí xây dựng môi trường thực tế ảo mở rộng (XR).
Hiệnnay, cơ quan Xuất Nhập cảnh Singapore (ICA) chuẩn bị vận hành các cửa nhập cảnhtự động cho tất cả hành khách (khoảng 800 cửa nhập cảnh tự động - AutomatedBorder Control System - ABCS), nhằm đơn giản hóa quy trình và mang lại trảinghiệm nhập cảnh liền mạch, hiệu quả, không cần trình diện hộ chiếu khi đếnSingapore. Với những bước đi này, việc di chuyển, giao thông tại Singapore sẽtrở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn, đặc biệt là đối với hành khách từ khu vực ĐôngNam Á khi sân bay Changi đang xem xét việc cắt giảm các khoản phí hàng không.Chiến lược này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu đi lại trong khu vực và giatăng sức hấp dẫn của Changi như một cửa ngõ hàng không quốc tế lý tưởng, qua đómang lại trải nghiệm hoàn thiện hơn cho hành khách. Năm 2023, sân bay Changighi nhận 58,9 triệu lượt khách, qua đó chạm ngưỡng 86% so với trước đại dịchCovid-19 và đạt mức tăng trưởng vượt hơn năm trước đến 83%. Sự phát triển nàykhẳng định vai trò của sân bay Changi như một trung tâm giao thương quốc tếquan trọng.
Trướcđó, Singapore cũng đã bắt đầu triển khai quy trình thông quan dựa trên mã QRtại các trạm kiểm soát đường bộ dành cho du khách đến và rời nước này bằng ôtô, nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại biên giới với Malaysia, một trongnhững cửa khẩu có mật độ giao thông cao nhất thế giới. Theo đó, thay vì xuấttrình hộ chiếu tại quầy xuất nhập cảnh, du khách có thể quét mã QR hiển thịtrên điện thoại thông minh tại hai trạm kiểm soát trên bộ của Singapore kết nốivới bang Johor ở phía nam Malaysia.
Vớihệ thống quét mã QR mới áp dụng, thủ tục nhập cảnh chỉ mất có 20 giây. Hànhkhách quét mã QR tại trạm kiểm soát ở Singapore và sau đó nhân viên nhập cảnhchỉ việc kiểm tra khuôn mặt của hành khách để xác nhận lại. Một mã QR có thể ápdụng cho từng khách lẻ hoặc nhóm khách tối đa 10 người di chuyển trên cùng 1phương tiện. Cục Quản lý xuất nhập cảnh Singapore (ICA) dự kiến tổng thời gianxử lý thủ tục xuất nhập cảnh sẽ giảm hơn 30% nếu đa phần du khách sử dụng hệthống mới, tiết kiệm thời gian khoảng 20 giây cho xe chở 4 khách và khoảng mộtphút cho xe chở 10 khách.
Tươngtự như Singapore, Thái Lan cũng rất chú trọng đẩy mạnh ứng dụng blockchain trong lĩnh vực du lịch. Cơ quan Xúc tiến kinhtế số Thái Lan (Depa) đã triển khai chiến dịch “Du lịch số” (Digital Tourism)để tăng cường nhận thức và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng rộngrãi các nền tảng số. Chiến dịch này phát triển một nền tảng du lịch quốc giavới tên gọi ThailandCONNEX giúp kết nối nhanh chóng các doanh nghiệp du lịchtrên khắp Thái Lan, hỗ trợ họ áp dụng công nghệ và sáng tạo kỹ thuật số để cảithiện sức cạnh tranh, tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động và mở ra nhiều cơhội kinh doanh hơn. ThailandCONNEX là nền tảng B2B về du lịch đầu tiên ở TháiLan. Nền tảng này sẽ giúp kết nối tất cả các doanh nghiệp trong ngành du lịchvà chuỗi cung ứng Thái Lan. Ứng dụng này hướng đến việc xây dựng một trung tâm tập hợp và lưu trữ dữliệu người dùng, doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ du lịch, điểm đến,... đáng chúý là phân tích hành vi, xu hướng và sở thích của du khách. Từ đó, đơn vị làm việctrong ngành du lịch có thể lên ý tưởng thiết kế sản phẩm du lịch, triển khai kếhoạch quảng bá hiệu quả thông qua dữ liệu thu thập được.
ThailandCONNEXbao gồm 3 phần chính: nền tảng Du lịch số quốc gia, dịch vụ Mã du lịch số quốcgia và Ngân hàng dữ liệu du lịch số quốc gia. Trong đó, nền tảng Du lịch sốquốc gia giúp các doanh nghiệp du lịch có thể giới thiệu các sản phẩm của mình,cũng như tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp khác ở cả trongnước và quốc tế, một cách hiệu quả và nhanh chóng. Dịch vụ Mã du lịch quốc giacho phép các doanh nghiệp du lịch sử dụng Hệ thống liên lạc thông minh và Mãtiện ích, được tích hợp công nghệ blockchain trong giao dịch và kết nối với các doanh nghiệp khác. Cuối cùng,Ngân hàng dữ liệu du lịch số là một trung tâm tập hợp và lưu trữ thông tin vềcác doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ du lịch của Thái Lan, các điểm du lịch,cộng đồng dân cư, nơi lưu trú, nhà hàng và quan trọng nhất là phân tích về hànhvi người dùng dưới dạng dữ liệu lớn.
Bêncạnh đó, Depa đã ký kết biên bản ghi nhớ với Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đểkhuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nền tảng ThailandCONNEX, từ đógiúp họ cải thiện hoạt động kinh doanh, tăng cơ hội tiếp thị và cùng nhau đẩynhanh quá trình hồi phục ngành du lịch Thái Lan trong giai đoạn hậu Covid-19.Mục tiêu chính của TAT hiện nay là thúc đẩy chuyển đổi số ngành du lịch TháiLan do đó cần phải hợp tác với các bên để đào tạo nguồn nhân lực khu vực tưnhân biết cách áp dụng thiết bị kỹ thuật số trong phát triển và kinh doanh dulịch. ThailandCONNEX là cơ hội tốt cho khu vực tư nhân Thái Lan, đặc biệt làngành du lịch, có thể tự phát triển để hỗ trợ chính phủ Thái Lan, giữ vai tròdẫn đầu trong hỗ trợ nền kinh tế và giúp nước này đạt được mục tiêu thu hút 30triệu khách du lịch trong năm 2023.
Hệ sinh thái này được thiết kế để lưu trữlượng dữ liệu lớn và sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích xu hướng, sở thíchvà nhu cầu của du khách, từ đó giúp các doanh nghiệp du lịch thiết kế và cảithiện các sản phẩm và dịch vụ của mình. Đồng thời, các cơ quan nhà nước cũng cóthể tận dụng dữ liệu này để đưa ra các chính sách hiệu quả và triển khai các kếhoạch quảng bá, giúp nâng cao chất lượng ngành du lịch. Depa ước tính sẽ có ítnhất 100.000 doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động trên nền tảngThailandCONNEX với hơn 200.000 sản phẩm và dịch vụ du lịch, giúp tạo thêm hơn120 tỷ Baht (khoảng 3,4 tỷ USD) cho nền kinh tế. Không chỉ nhằm kết nốicác doanh nghiệp du lịch Thái Lan, nền tảng này còn giúp kết nối Thái Lan vớithế giới. Tất cả các doanh nghiệp du lịch trên khắp thế giới có thể kết nối vớiThailandCONNEX để tận dụng hệ sinh thái này./.