Trong xã hội hiện nay,chuyển đổi số đang trở thành một chủ đề rất quan trọng, là xu hướng tất yếu, làvấn đề sống còn đối với các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng.Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân,tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất, dựa trên công nghệsố. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng taluôn quan tâm, bám sát và đưa ra những định hướng chiến lượcvề ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để thực hiện chuyển đổi số quốcgia nhằm phát triển đất nước, phục vụ nhân dân.
Nhận thấy tính tất yếu củachuyển đổi số trong tiến trình cải cách hành chính theo hướngvăn minh, hiện đại, hiệu quả, Đảngvà Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), điển hình như:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sứcphát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tinhọc,...”.
- Nghị quyết Hội nghị lầnthứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định: “Phát triển ngành điện tử - tin học để đến thập kỷtới trở thành một ngành mũi nhọn thực hiện chương trình quốc gia về CNTT, đưa nhanh điện tử - tin học vào sản xuất, dịch vụ, quản lý,đời sống và an ninh, quốc phòng”.
- Nghị quyết Đại hội đạibiểu lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tấtcả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chấtlượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liênkết với một số mạng thông tin quốc tế"... Để thể chế hoá về mặt Nhà nước,Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về"Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90". Ngày 17-10-2000, Bộ Chính trị khóa VIII đã banhành Chỉ thị số 58-CT/TW về “Đẩymạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa”.
- Nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng, nhằm ứng dụng côngnghệ thông tin, phát triển công nghệ thông tin, Quốc hội đã ban hành Luật Công nghệ thông tin năm 2006,Luật Luật Giao dịch điện tử năm 2005….
- Năm 2014, Bộ Chính trị đãban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệthông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm: “Công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu tạolập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tếtri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quátrình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảođảm phát triển nhanh, bền vững đất nước”.
- Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị vềmột số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư, trong đó Nghị quyết đưa ra mục tiêu: “Tậndụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại đểthúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn vớithực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽkinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sángtạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi củangười dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.
- Nhằm cụthể hoá quan điểm của Đảng, ngày 03/6/2020, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trìnhChuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt mụctiêu: “Chươngtrình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số,kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cónăng lực đi ra toàn cầu”.
- Đặcbiệt, trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng đã nhiều lần nhấn mạnh cụm từ “chuyển đổi số”, Văn kiện Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Thựchiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xâydựng xã hội số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng chính phủ số, đứngtrong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trongkhu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số”. Đại hội đưa ra mục tiêu đến năm2025 kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; năm 2030 đạt khoảng 30% GDP; Phấn đấu đến năm 2030,hoàn thành xây dựng chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới, xếp thứ ba trong khu vực ASEANvề chính phủ điện tử, kinh tế số...
Tỉnh Đắk Nông được tái thành lập năm 2004, có tổng diện tích tự nhiên là 6.514 km2, dân số 167.434 hộ với691.506 người, là một trong 05 tỉnh vùng TâyNguyên, nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; nơi có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợpphát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là loại cây trồng cung cấp nguồn nguyênliệu chế biến cho sản xuất mặt hàng công nghiệp thực phẩm, góp phần phát triểnkinh tế - xã hội ở địa phương. Qua quá trình lãnh đạo, quản lý, hoạt động chuyển đổi sốtỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả nhất định,thể hiện như sau:
Thứ nhất, công tác lãnhđạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động chuyển đổi số ngày càng đượcchú trọng.
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhận thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinhtế - xã hội, kết hợp với các chủ trương, đường lối của cấp trên nên lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sátsao, kịpthời, đã ban hành nhiều văn bản về hoạt động chuyển đổi số, tiêu biểu như: Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 01/11/2021, của tỉnh ủy ĐắkNông, về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyếtđịnh số 570/QĐ-UBND, ngày 21/3/2022 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghịquyết 09-NQ/TU;Kế hoạch 293/KH-UBND, ngày 01/6/2022, Phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đắk Nông đến năm2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 của UBND tỉnhvề kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Đắk Nôngnăm 2023; Quyết định số 1553/QĐ-UBND ngày 17/11/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông năm 2024...
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổbiến về chuyển đổi số luôn được quan tâm, thực hiện.
Thựchiện có hiệu quả hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ,công chức và người dân về chuyển đổi số. Vì vậy, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổbiến vềchuyển đổi số luôn được quan tâm, đẩy mạnh và rất phong phú về các hình thức thực hiện. Hiện nay, có 27/27Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trang thông tin điện tử cóchuyên mục riêng về chuyển đổi số; hệ thống truyền thanh cơ sở đã duy trì thựchiện chuyên mục, bản tin tuyên truyền về cải cách hành chính – chuyển đổi số; đãsử dụng đa dạng các hình thức khác nhau để tuyên truyền cho người dân về chuyểnđổi số như thông qua báo, đài, zalo, tổ chức cuộc thi về chuyển đổi số.
Thứ ba, về kết quả tổ chức thực hiện chuyển đổisố.
Một là,việc xây dựng hạ tầng số, nhân lực số, an toàn, an ninh mạng.
Có 71/71 xã, phường, thị trấn đãđược kết nối cáp quang đến trung tâm. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động theocông nghệ 4G đạt 99%. Đã phê duyệt an toàn thông tin theo cấp độ cho 25/27sở, ngành, UBND cấp huyện (đạt 92%); Triểnkhai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) cho 18/18 máy chủ vật lý và130/130 máy chủ ảo hóa tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và kết nối với hệ thốnggiám sát an toàn thông tin mạng quốc gia; triển khai phần mềm phòng chốngmã độc tập trung; đã kiện toàn và phân công công chức, viên chức chuyên trách,kiêm nhiệm chuyển đổi số, an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị;tổ chức nhiều đợt tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho cánbộ, công chức, viên chức và thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng…
Hai là,việc xây dựng chính quyền số.
Tỉnhđã kết nối với 11/23 hệ thống thôngtin/cơ sởdữ liệu quốc gia; có06/19 Sở, ban, ngành đãtriển khai và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP); đã triển khai chạy thửnghiệm Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Đắk Nông do Viettel Đắk Nông xây dựng và cung cấp; xây dựng hệ thống dữ liệu về nông nghiệp, đất đai, cánbộ, công chức. Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) củatỉnh đã tích hợp ứng dụng một cửa điện tử liên thông của tỉnh, được triển khaicho toàn tỉnh bao gồm: 19/19 Sở, ngành tập trung tại Trung tâm phục vụ Hànhchính công của tỉnh; 08/08 UBND huyện, thành phố Gia Nghĩa; 71/71 xã, phường,thị trấn; 352 các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc.
Mặt khác, tỉnh đã triển khai khá hiệu quả mộtsố nội dung có liên quan về chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, như là: Đềán 06/CP;hộ tịch điện tử; cổng thông tin dữ liệu đấtđai; Cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức,viên chức...
Ba là, về kinh tế số.
Hiện nay, có 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ kinh doanh đang hoạtđộng áp dụng hoá đơn điện tử; nộp thuế điện tử.Tỉnh đã tích cực hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ đưahành hoá, sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điệntử, đặc biệt là các hàng nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP, VIETGAP, … lên sàn 02thương mại voso.vn và postmart.vn.Tỉnh đã tổ chức các hội thảo ứngdụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại và tổ chứctập huấn kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết vềchuyển đổi số cho các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hợptác xã, hộ kinh doanh…
Bốn là,về xã hội số.
Tỉnh đã triển khai đồngbộ các giải pháp, tổ chức rà soát đăng ký, thu nhận, kích hoạt tài khoản địnhdanh điện tử cho công dân trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh đã thu nhận 341.634 tàikhoản định danh điện tử, trong đó đã thực hiện kích hoạt 296.347 tài khoản, đạt91,2% (số liệu tính đến tháng 11/2023). Đã triển khai và thực hiệnhồ sơ sức khỏe điện tử,chữ ký số cá nhân; đa dạng hóa cácloại hình trả tiền không dùng tiền mặt…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Ban Chấp hành Trung ươngkhoá VII (1994), Nghị quyết số 07-NQ/HNTW, ngày 30-7-1994, Phát triển côngnghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
2) Bộ Chính trị (1991), Nghịquyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991, về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổimới;
3) Bộ Chính trị (2000), Chỉthị số 58-CT/TW, ngày 17-10-2000, về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển côngnghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
4) Bộ Chính trị (2014), Nghịquyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứngyêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế
5) Bộ Chính trị (2019), Nghịquyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, về một số chủ trương, chính sách chủ độngtham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
6) Đảng Cộng sản Việt Nam(2009), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trịQuốc gia, HN 2009, tr 188, 189;
7) Đảng Cộng sản Việt Nam(2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, tập 2,NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, HN 2021;
8) Tỉnh ủy Đắk Nông (2021),Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 01/11/2021, về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, địnhhướng đến năm 2030.
9) UBND tỉnh Đắk Nông (2023),Bao cáo số 809/BC-UBND báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trên địa bàntỉnh Đắk Nông năm 2023.