Quyền thànhlập, gia nhập và hoạt động công đoàn được quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn2012: “Người lao động là người Việt Nam làmviệc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạtđộng công đoàn” và “Công đoànđược thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tậptrung dân chủ” (khoản 1, Điều 6 Luật Công đoàn 2012). Các quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn cơ bảnrõ ràng, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện; quy định rõ chỉ có đối tượng “người lao động là người Việt Nam” mới có quyền thamgia vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Luật Công đoàn 2012 đã xác định rõ tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc hợp tác, tạo điều kiện đểngười lao động tự nguyện thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Đa sốdoanh nghiệp, người sử dụng lao động có ý thức phối hợp và tạo điều kiện đểcông đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lậpcông đoàn cơ sở. Bên cạnh đó, Luật Công đoàn 2012 cũng quy định rõ những hànhvi bị nghiêm cấm liên quan đến việc cản trở thành lập và hoạt động công đoàn;phân biệt đối xử với người lao động, cán bộ công đoàn, can thiệp vào tổ chức vàhoạt động công đoàn.
Trên cơ sở quy định của Luật Công đoàn 2012về quyền thành lập, gia nhập và hoạtđộng công đoàn, các cấp côngđoàn đã phát triển đoàn viên với nhiều giải pháp đa dạng và đạt kết quả quantrọng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, cả nước có 124.325 công đoàn cơ sở,với 11.224.831 đoàn viên công đoàn. Như vậy, qua hơn 11 năm thực hiện quyềnthành lập, gia nhập và hoạt độngcông đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2012, Công đoàn Việt Nam đã tăng 7.650 công đoàn cơ sở và 2.981.944 đoànviên công đoàn.
Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đã đạtđược, việc thực hiện các quy định về thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàntrong thời gian qua vẫn tồn tại những hạn chế, đó là:
- Một bộ phận người sử dụng lao động có nhữnghành vi, tác động nhằm cản trở người lao động thành lập, gia nhập và hoạt độngcông đoàn. Nhiều hành vi rất tinh vi, khó xác định, như: thuyên chuyển côngtác, làm mất uy tín cán bộ công đoàn, can thiệp, thao túng ngầm hoạt động củacông đoàn cơ sở,…
- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỉlệ lớn, quy mô sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân có số lao động ít nênviệc thành lập và duy trì hoạt động gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệpkhông hợp tác, cản trở việc tuyên truyền, vận động thành lập công đoàn cơ sở,gây khó dễ cho cán bộ công đoàn trong quá trình tuyên truyền, phổ biến quy địnhcủa pháp luật về công đoàn để phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.
- Nhiều doanh nghiệp “lách” luật bằng cáchthao túng người lao động, chỉ thành lập công đoàn cơ sở với 5 đoàn viên côngđoàn(trong khi doanh nghiệp có rất đông công nhân lao động) vì mục đích sử dụng condấu công đoàn, trong các trường hợp như triển khai phương án sử dụng lao động;thông báo kết quả thương lượng tập thể, sử dụng trong ban hành các văn bản củađơn vị mà bắt buộc phải có ý kiến của công đoàn cơ sở… Sau khi thành lập, côngđoàn cơ sở không hoạt động, không tham gia các hoạt động của công đoàn cấptrên, người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn hoặc đóng kinh phícông đoàn không đúng theo quy định.
- Luật Công đoàn 2012 quy định, chỉ những người lao động là người Việt Nam “làm việctrong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” mới có quyền thành lập, gia nhập và hoạtđộng công đoàn là hạnchế quyền này đối với người làm việc không cóquan hệ lao động, người làm việc trong khu vực phi chính thức. Đây là vấn đề bấtcập lớn trong định hướng phát triển công đoàn trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.
Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII),nghiệp đoàn cơ sở cùng với công đoàn cơ sở đều là tổ chức cơ sở của Công đoànViệt Nam. Nghiệp đoàn trong khu vực phi chính thức là một hình thức tổ chức đạidiện của người lao động trong khu vực phi chính thức. Cũng như các hình thức tổchức đại diện khác của người lao động, nghiệp đoàn là tổ chức của người laođộng tự nguyện thành lập, thiết lập hệ thống các quy chế, quy định về hình thứctổ chức, cách thức vận hành, hoạt động cụ thể nhằm tập hợp, liên kết người laođộng lại để đại diện bảo vệ cho các thành viên của mình.
Trong nhiều năm qua, các cấp Công đoàn đã triểnkhai trên quy mô rộng việc thành lập nghiệp đoàn để tập hợp, đại diện bảo vệcho nhiều nhóm lao động phi chính thức. Đến tháng 11 năm 2021, cả nước có 519nghiệp đoàn với 35.183 đoàn viên nghiệp đoàn. Chỉ tính riêng trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh, đến nay các cấp công đoàn của Thành phố đã thành lập được 134nghiệp đoàn cơ sở với 11.046 lao động ở các ngành nghề, như: nhóm lớp mầm non,giữ trẻ gia đình; giúp việc gia đình; dịch vụ vận chuyển; thợ xây; thu gom rácdân lập; bán vé số, hàng rong; hớt tóc; thợ sửa chữa, rửa xe ô tô, xe gắn máy;buôn bán thức ăn đường phố...
Theo Tổng Cục Thống kê, đến hết quý III năm2023, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở nước ta chiếm đến 65%, khoảng3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước với số lượng khoảng 33,4 triệungười. Trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động khuvực chính thức có xu hướng chuyển dịch sang phi chính thức, do vậy rất cần sựquan tâm của tổ chức công đoàn tới người lao động khu vực phi chính thức. Khiđược Công đoàn quan tâm, chăm lo, khi đó người lao động mới tham gia tổ chứcCông đoàn.
Bộ luật Lao động năm 2019 đã xác định rõ phạm viđiều chỉnh là “Bộ luật Lao động quy địnhtiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sửdụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diệnngười sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quantrực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động” (Điều 1). Nhưvậy, lao động trong khu vực phi chính thức đã được đưa vào phạm vi điều chỉnhcủa Bộ luật Lao động 2019. Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục thu hút lao độngtrong khu vực có quan hệ lao động tham gia tổ chức công đoàn, thì công đoàncũng cần chú ý tập hợp lao động ở khu vực lao động phi chính thức.
Nghịquyết số 02-NQ/TW ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chứcvà hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới cũng đặt ra yêu cầu “Củng cố, phát triển công đoàn ngành, nângcao hiệu quả hoạt động công đoàn địa phương; có mô hình phù hợp thu hút, tậphợp, bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức”. Văn kiện Đại hội XIIICông đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023 – 2028) cũng xác định “Chú trọng đổi mới phương thức kết nạp đoàn viên theo hướng linh hoạt;tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập côngđoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, lao động khu vựcphi chính thức”.
Đặcbiệt, trong sửa đổi Luật Công đoàn lần này, cần nghiên cứu, xem xét để bổ sungcác quy định về nghiệp đoàn để thu hút và tập hợp người lao động trong khu vựcphi chính thức tham gia công đoàn, để người lao động thấy lợi ích được chăm lo,bảo vệ khi tham gia tổ chức công đoàn, từ đó tự nguyện tham gia công đoàn vàgắn bó với tổ chức công đoàn.
-Ngoài ra, việc Luật Công đoàn 2012 chỉ quy định “người lao động là người Việt Nam” mới có quyềnthành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đang nhận được nhiều ý kiến đề nghịxem xét với nhiều lý do. Thực tiễn hiện nay ở nước ta có khoảng hơn 91.603 người lao động nước ngoài đanglàm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tại các doanhnghiệp của Việt Nam, trong đó phân loại theo vị trí công việc: nhà quản lý12.108 người, giám đốc điều hành 7.561 người, chuyên gia 35.328 người, lao độngkỹ thuật 36.552 người. Phân loại theo giấy phép lao động: cấp mới 76.079 người,cấp lại 5.645 người, gia hạn 5.579 người, 4.164 người không thuộc diện cấp giấyphép lao động. Phân loại theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước 243người, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 38.925 người, doanh nghiệp ngoàinhà nước 51.992 người, tổ chức 443 người. Trênthực tế, quan hệ giữa lao động là người nước ngoài với người sử dụng lao động ởmột số nơi đã phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp và cần được Công đoàn đại diện,bảo vệ với tư cách là tổ chức chính thống của họ.
Bộ luật Lao động 2019 đã gián tiếp quy định cho phép người lao động làngười nước ngoài được quyền gia nhập và hoạt động trong “tổ chức của người laođộng tại doanh nghiệp”. Trong lúc đó, Nghị quyết số 06-NQ/TW cũng xác định “thu hút người lao động và tổchức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam”.
Qua khảo sát của Tổng Liên đoàn (tháng 01 – 02 năm 2024), xuất phát từnhu cầu bảo vệ quyền lợi, đảm bảo bình đẳng với người lao động làm việc trongcùng doanh nghiệp, một số công đoàn cơ sở đã tiến hành kết nạp người lao độnglà người nước ngoài (Nghệ An); ở nhiều công đoàn cơ sở, người lao động là ngườinước ngoài có nhu cầu tham gia công đoàn, nhưng đang gặp khó khăn do vướng mắcquy định pháp luật (Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, thời gian qua, tổ chứccông đoàn có nhiệm vụ chăm lo, đại diện cho tất cả công nhân lao động, khôngphân biệt họ là lao động thuộc quốc tịch Việt Nam hay nước nào. Mặt khác, kinhphí công đoàn do doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảohiểm xã hội hiện nay cũng không loại trừ quỹ tiền lương của người lao động làngười nước ngoài.
Qua khảo sát kinh nghiệm quốc tế, một số nước như Úc, Singapore, HànQuốc và nhiều nước khác cũng đã ghi nhận quyền gia nhập và hoạt động công đoàncủa người lao động là người nước ngoài.
Để bảođảm sự bình đẳng về quyền công đoàn giữa lao động là người Việt Nam và lao độnglà người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các Hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới; tăng cườngvai trò và sức thu hút của tổ chức công đoàn với các tổ chức đại diện khác củangười lao động, đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019; cầnđánh giá, nghiên cứu, xem xét sửa đổi Luật Công đoàn theo hướng: (1) Bổ sungvấn đề gia nhập vào hệ thống Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao độngtại doanh nghiệp, bao gồm quy định về quyền gia nhập, điều kiện, thủ tục xingia nhập. (2) Xem xét bổ sung quyền gia nhập công đoàn của người lao động làngười nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Tham khảo:
Báo cáo số 34/BC-TLĐ ngày 22/3/2024 của Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam về tổng kết thi hành luật công đoàn 2012 (giai đoạn 2013– 2024)