Một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia góp ý phản biện xã hội


Trong thời gianqua, Ủy ban MTTQ Việt Nam đã phát huy vai trò chủ trì cùng các tổ chức thànhviên các cấp phát huy trách nhiệm của mình trong việc góp ý xây dựng VBQPPL; phảnbiện xã hội; tiếp tục khẳng định MTTQ Việt Nam thực sự là cơ sở chính trị củachính quyền nhân dân. Hoạt động tham gia góp ý, xây dựng pháp luật và phản biệnxã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp đã góp phầnquan trọng vào việc xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vữngmạnh; Các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần tăng cường mối quan hệ mậtthiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hoạt động phản biệnxã hội đã đạt nhiều kết quả, các cấp Mặt trận từ Trung ương đến cơ sở đã thựchiện phản biện xã hội ngày càng nề nếp hơn, MTTQ các tỉnh, thành phố đã tổ chứcphản biện xã hội, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủtrong việc tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách, quy định và các đềán, dự án, chương trình của địa phương có liên quan đến quyền và nghĩa vụ củanhân dân. Qua đó, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chính sách,quy định và các đề án, dự án, chương trình trước khi ban hành, tạo sự đồng thuậnxã hội về nhận thức và thống nhất về hành động của các tầng lớp nhân dân. NhiềuHội nghị phản biện xã hội với quy mô và chất lượng đi vào chiều sâu, hiệu quả,các kiến nghị phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam được dư luận đánh giá cao, nhiềunội dung phản biện được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu và có ý kiến phản hồitích cực.

Tuy nhiên còn tồntại một số hạn chế:

- Việc tham giagóp ý xây dựng pháp luật của MTTQ Việt Nam còn thụ động khi được cơ quan Nhà nướcđề nghị. Ý kiến nhiều khi chỉ là của chuyên gia hoặc của cán bộ, bộ phận đượcgiao trực tiếp làm văn bản góp ý. Việc phân công góp ý, tổng hợp, theo dõi việctiếp thu các ý kiến góp ý kiến nghị chưa rõ ràng và khoa học. Việc tổ chức lấyý kiến, tạo cơ chế thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức trong hệ thống Mặt trậnvà đông đảo tầng lớp nhân dân tiếp cận dự thảo văn bản, tham gia góp ý kiến vàbiết được các ý kiến trao đổi chia sẻ đối với vấn đề góp ý mà xã hội đang quantâm còn hạn chế. Một số nội dung ở một số dự thảo luật mà nhân dân, xã hội quantâm nhưng chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo thông tin, giải đáp kịp thời.

- Công tác phản biệnxã hội còn có mặt hạn chế: Đôi lúc còn lúng túng trong lựa chọn nội dung phảnbiện xã hội; chưa đưa ra được tiêu chí để lựa chọn nội dung phản biện xã hộiphù hợp; kết quả phản biện xã hội chưa đều; còn biểu hiện nể nang, né tránh, ngạiva chạm, làm cho xong, chưa dám nêu chính kiến của tổ chức mình; kỹ năng năng lựctrình độ cán bộ về phản biện xã hội còn hạn chế; việc theo dõi thực hiện saugiám sát và phản biện xã hội nhiều nơi làm chưa tốt.

Những hạn chế nàycó cả chủ quan và khách quan, do phạm vi phản biện xã hội rộng, yêu cầu caotrong khi nguồn lực con người và điều kiện vật chất của MTTQ Việt Nam, các đoànthể còn có hạn; nhận thức của cán bộ mặt trận, đoàn thể và đối tượng được phảnbiện xã hội còn nhiều biểu hiện chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thực hiện các quiđịnh để MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ này.

Việc theo dõi, đônđốc việc giải quyết kiến nghị sau góp ý; theo dõi việc tiếp thu, phản hồi sauphản biện xã hội chưa được chú trọng, chưa có đủ cơ chế, biện pháp, chế tài đểthực hiện dẫn đến việc kiến nghị còn một chiều, hình thức, hiệu quả chưa cao;chưa nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với kiến nghị,góp ý, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

Từ thực trạng và hạnchế, bất cập trên đang đặt ra một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằmtăng cường vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc tham gia góp ý, phản biện xã hội:

Một là,coi trọng việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Ủy ban MTTQ Việt Namvà các tổ chức thành viên, coi đây là một kênh quan trọng thể hiện ý chí, nguyệnvọng của nhân dân. Xây dựng cơ chế cụ thể để việc lấy ý kiến tham gia xây dựngchính sách, pháp luật của MTTQ Việt Nam thực sự có hiệu quả với những hình thứcvà phương pháp thực hiện khoa học; phạm vi và hình thức tham gia tương xứng vàphù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thànhviên và các tổ chức xã hội khác, với chủ trương thực hiện xã hội hóa hoạt độngxây dựng chính sách, pháp luật, tránh tình trạng nhiều dự án, dự thảo chínhsách, pháp luật sau khi được đưa ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thảo luậnthì mới nhận được phản ứng từ phía dư luận xã hội.

Hai là,quy trình về xây dựng và ban hành VBQPPL cần phải được thực hiện một cách dânchủ, khoa học. Đặc biệt là phải công khai lấy ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượngkhác nhau trong xã hội, nhất là đối tượng liên quan trực tiếp, chịu tác động trựctiếp của văn bản, có như vậy, VBQPPL được ban hành mới có tính khả thi cao.

Ba là,Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020) (1) về vị trí, vai trò, thời điểm,nội dung, hình thức, giá trị pháp lý của phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam cáccấp; nghiên cứu mở rộng phản biện xã hội xuyên suốt trong quy trình xây dựngpháp luật, gồm phản biện đối với các chính sách pháp luật trong giai đoạn lập đềnghị xây dựng dự án, dự thảo; phản biện dự án, dự thảo văn bản trình các cơquan có thẩm quyền ban hành xem xét, quyết định việc trình/thông qua; phản biệnkhi nội dung/quy định của dự án, dự thảo được cử tri, Nhân dân, dư luận quantâm, thảo luận, những nội dung liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợppháp của Nhân dân và các tầng lớp trong xã hội nhận được nhiều ý kiến khác nhautrong quá trình soạn thảo…. (MTTQ Việt Nam có thể tổ chức phản biện xã hội nhiềulần đối với dự án, dự thảo văn bản QPPL và ở nhiều thời điểm, quy trình soạn thảo,trình ban hành văn bản); nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm củacác cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan trình, cơ quan thẩm định, thẩm tra, banhành văn bản đối với phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp.

Nghiên cứu xây dựngmột mục riêng về phản biện xã hội trong Luật Ban hành VBQPPL để tạo lập cơ sởpháp lý chung và thống nhất, đồng bộ trong quy trình ban hành VBQPPL. Các nộidung cụ thể thuộc về trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện trong nội bộ hệthống MTTQ Việt Nam sẽ quy định tại Luật MTTQ và các văn bản hướng dẫn.

- Bổ sung quy địnhcụ thể trách nhiệm của các cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi văn bản đề nghịvà dự thảo văn bản đến MTTQ Việt Nam cùng cấp để thực hiện phản biện xã hội,cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin liên quan tới dự án dự thảo văn bản, cửlãnh đạo tham gia Hội nghị phản biện để trình bày nội dung của dự thảo và tiếpthu, phản hồi ý kiến phản biện tại Hội nghị; trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu,giải trình, phản hồi ý kiến phản biện của MTTQ Việt Nam đối với dự án, dự thảovăn bản (phải gửi văn bản tiếp thu giải trình phản biện xã hội tới MTTQ ViệtNam để giám sát việc thực hiện các kiến nghị và tiếp tục có ý kiến nếu không tiếpthu, giải trình phù hợp).

Bốn là,Làm tốt vai trò đầu mối của Ủy ban Trung ương MTTQ VN trong công tác tham giaxây dựng pháp luật. MTTQ Việt Nam có trách nhiệm điều phối, hiệp thương với nhữngtổ chức thành viên, nội dung nào phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thành viênnào thì giao cho thành viên đó đảm nhận nội dung góp ý, xây dựng. Thực hiện tốtcông tác phối hợp giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên, đồng thời đảm bảo gắnkết chặt chẽ công tác kiểm tra văn bản với soạn thảo, phản biện xã hội, theodõi thi hành pháp luật và giám sát văn bản.

 

Chúthích:

(1) Kế hoạch 81triển khai Kết luận 19 của Bộ Chính trị có nội dung nghiên cứu, sửa đổi Luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật vào năm 2025.

 

Thamkhảo:

Tài liệu báo cáo tạiHội nghị tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2020) do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 26/4/2024.

 

Cập nhật : 15:09 - 02/08/2024
In trang này Click here to Print it!