Kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định về quyền bầu cử của công dân ở nước ngoài


Rất nhiều quốc gia cho rằngviệc thực hiện quyền bầu cử của công dân đang sinh sống và làm việc ở nướcngoài là một phần không thể tách rời của quyền con người và được nêu trongTuyên bố Quốc tế vì Nhân quyền năm 1994, cũng như trong Công ước quốc tế về bảovệ các quyền của người lao động nhập cư năm 1990, đặc biệt, trong bối cảnh thựctrạng di cư, di trú hiện nay ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Đối với ViệtNam, nhiều sứ quán cũng nêu kiến nghị làm sao có cơ sở pháp lý để bảo đảmthực hiện được quyền bầu cử của người Việt Nam ở nước ngoài khi đủ điều kiện.

Nhiều quốc gia cũng cho rằng,nguyên tắc phổ thông đầu phiếu chỉ có thể thực hiện đầy đủ nếu công dân của họở nước ngoài được quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc gia. Đây là quan điểmcủa đa số các nước hiện nay liên quan đến việc thực hiện quyền bầu cử từ nướcngoài. Một số vùng lãnh thổ như Quần đảo Cook ở Thái Bình Dương, chế định pháplý liên quan đến việc bảo đảm quyền bầu cử của công dân của họ ở nước ngoài hiệnnay mang tính quyết định tới việc bầu cử ở trong nước, bởi đa số công dân củavùng lãnh thổ này đều sinh sống, làm việc ở nước ngoài.

Liên quan tới các quy định pháplý, pháp luật nhằm bảo đảm quyền bầu cử từ nước ngoài ở một số quốc gia, có mộtsố điểm đáng chú ý sau:

1. Quy định pháp lý về bảo đảmquyền bầu cử từ nước ngoài hiện nay được quy định ở 115 quốc gia trên thế giới,nằm trên tất cả các châu lục. Ví dụ, như ở châu Phi hiện nay có 28 nước, trongđó có rất nhiều nước có quan hệ truyền thống đặc biệt với Việt Nam như: Algeria,Angola, Nam Phi hay Bờ Biển Ngà; nhiều quốc gia khác như Zimbabuwe, Cộng hòaTrung Phi, Ghana… Ở châu Mỹ hiện nay có 16 nước, trong đó cũng có nhiều nướccó quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam như Mỹ, có quan hệ gần gũi nhưVenezuela, Argentina, Canada, Columbia, Mexico, Nicaragua... Ở châu Á, nhiềunước cũng có quy định về vấn đề trên như: Malaysia, Philippines, Singapore,Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Bangladesh, Indonesia. Ở khu vực Tây Âu, Trung Âu vàĐông Âu, theo thống kê đến thời điểm này có khoảng 41 nước có quy định pháp lýđể bảo đảm quyền này, ví dụ như Áo, Bỉ, Séc, Anh, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, TâyBan Nha, Thụy Sĩ... Ở Thái Bình Dương có 10 nước, trong đó có Úc, New Zealand,quần đảo Cook, quần đảo Marshall, một số các vùng lãnh thổ khác.

Trong số 115 quốc gia mà có quyđịnh pháp lý về vấn đề này, chỉ có 5 quốc gia chưa thực hiện quy định. Trênthực tế vì những lý do khác nhau, có những lý do liên quan đến chưa thể thể chếhóa kịp thời quy định của Hiến pháp nên chưa triển khai được, có quốc gia khókhăn trong vấn đề hạ tầng về kinh tế, và khó khăn trong công tác thống kê côngdân của họ ở nước ngoài như Hy Lạp, Bolivia, Angola, Nicaragua và Panama.

2. Hiện nay, từ kinh nghiệm củacác nước, có 4 dạng bỏ phiếu từ nước ngoài có thể áp dụng.

Thứ nhất là bỏ phiếu để bầu cửlập pháp, có 31 nước quy định, trong đócó Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Angola, Bangladesh, Nam Phi…

Thứ hai là bỏ phiếu để bầu cửtổng thống. Có 14 nước quy định, trong đócó Afghanistan, Brazil, Cộng hòa Trung Phi, Ecuador, Panama và Cộng hòaDominica…

Thứ ba là bỏ phiếu để trưng cầuý dân.

Thứ tư là bỏ phiếu bầu cử địaphương.

Hiện nay có khoảng 20 nước quyđịnh cả bầu cử lập pháp và bầu cử tổng thống, chẳng hạn như Argentina,Bulgaria, Romania, Nicaragua, Israel, Mozambique, Syria, Indonesia; có 6 nướcáp dụng cả 4 hình thức như Argentina, Belarus, Iceland, Mỹ, Nga và Togo.

3. Vấn đề quy định người đủđiều kiện bầu cử ở nước ngoài

Hầu hết các nước quy địnhnguyên tắc yêu cầu về quốc tịch, về nơi cư trú, về đăng ký cử tri và cũng cónhững nước có một số quy định hạn chế về mặt pháp lý cho việc bỏ phiếu ở nướcngoài. Ví dụ Bangladesh chỉ cho cán bộ của Chính phủ đang thực hiện nhiệm vụ ở Bangladeshmới được thực hiện bỏ phiếu. Hay ở Fizi chỉ có công dân đang thực hiện nhiệm vụquân sự hay công vụ đang làm việc cho một tổ chức quốc tế. Hay như ở Ấn Độ chỉcó các thành viên trong lực lượng vũ trang và các cơ quan quan chức chính phủđang thực hiện nhiệm vụ nước ngoài. Ở Lào, ngoài tiêu chí trên có quy định thêmchỉ có những cán bộ, công chức nhà nước mới được thực hiện quyền bầu cử ở nướcngoài. Singapore chỉ cho những người làm việc cho Chính phủ theo các hợp đồngcố định. Ngoài ra có một số nước  quyđịnh hạn chế pháp lý cho việc bỏ phiếu ở nước ngoài liên quan đến thời gian cưtrú, có nước quy định về một năm, 2 năm, có những nước quy định 6-7 năm hoặc 90ngày.

4. Các hình thức bỏ phiếu củacử tri từ nước ngoài.

Theo thống kê hiện nay có 5hình thức.

Hình thức thứ nhất là bỏ phiếucá nhân tại cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự. Hình thức này được áp dụngtrong đa số 115 nước. Trong số 115 nước thì có tới 54 quốc gia như là Nga,Lào, Singapore…lựa chọn phương thức này là bầu cử tại trụ sở Cơ quan đại diện.Cũng có những nước bầu cử ngoài cơ quan đại diện, các căn cứ quân sự.

Hình thức thứ hai là bỏ phiếu tạicác bưu điện, có khoảng 25 quốc gia thực hiện phương thức này như Bangladesh,Canada hay Đan Mạch…

Hình thức thứ ba là bỏ phiếutheo ủy quyền địa phương. Phương thức này hiện nay có rất ít quốc gia áp dụng,chỉ có khoảng 34 quốc gia như Togo, Vanuatu…

Hình thức thứ tư là bỏ phiếubằng điện tử, bằng fax, có khoảng 27 quốc gia và cũng rất là hạn chế.

Hình thức thứ năm là áp dụng hỗnhợp. Theo thống kê có 12 nước áp dụng cả 2 hình thức là bỏ phiếu ở cơ quan đạidiện và bỏ phiếu qua hình thức bưu điện, chẳng hạn như Thái Lan, Bồ Đào Nha, TâyBan Nha, Nhật Bản, Philipines… Cũng có nước áp dụng hỗn hợp bỏ phiếu ở cơ quanđại diện và theo hình thức ủy quyền, chẳng hạn như ở Algeria, Pháp, Guinea,Mali… Cũng có những quốc gia áp dụng kết hợp 3 phương thức nhưng phương thứcnày rất hạn chế.

5. Một số điểm cần lưu ý

Theo thống kê hiện có khoảng5,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Khó khăn hiện nay làm sao thống kê đượcsố người ở Việt Nam đủ điều kiện là cử tri theo lịch một lần bầu cử. Do đó, cầnphải tính toán, phát triển công tác thống kê, lưu trữ để xác định được chínhxác những công dân đủ điều kiện là cử tri tham gia bầu cử tại nước ngoài nếuthực hiện thí điểm.

Về phương thức thực hiện bầu cử,theo Hiến pháp Việt Nam hiện nay chỉ có hình thức phổ thông bình đẳng trực tiếpbỏ phiếu kín, nếu lựa chọn một phương thức khác thì chắc chắn phải sửa Hiếnpháp mới có thể thực hiện được.

 

Cập nhật : 15:07 - 02/08/2024
In trang này Click here to Print it!