Kết quả thực hiện quy định pháp luật về rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật

 

Kiểm tra, xử lý và ràsoát, hệ thống hoá VBQPPL được quy định tại Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2020), tại các điều 165, 166, 167, 170 Luật (Điều 165. Chínhphủ kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật; Điều 166. Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu trái pháp luật; Điều167. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân kiểm tra, xử lý VBQPPL có dấu hiệu tráipháp luật; Điều 170. Rà soát, hệ thống hóa VBQPPL).

Công tác này hiện nay đượcthực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chínhphủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (đãđược sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP). Theo đó, tại chươngVIII và chương IX Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã quy định chi tiết về kiểm tra,xử lý và rà soát, hệ thống hoá văn bản, trên cơ sở đó, công tác này đã được triểnkhai trên thực tế đạt được những kết quả khả quan, góp phần bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật.

Một số kết quả đạtđược:

1. Về rà soát thườngxuyên và rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn

Từ năm 2016 đến ngày31/12/2023 (1), các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương đãthực hiện rà soát thường xuyên và rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địabàn, kết quả cụ thể như sau:

- Tổng số văn bản phải đượcrà soát: 341.212 văn bản (trong đó số văn bản cần được rà soát tại các bộ, cơquan ngang bộ là 55.133 văn bản; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươnglà 286.079 văn bản).

- Tổng số văn bản đã đượcrà soát: 335.470 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ: 53.350 văn bản;tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 282.120 văn bản).

- Tổng số văn bản đã đượcxử lý sau rà soát: 52. 528 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ:8.481 văn bản; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 44.044 văn bản).

Trên cơ sở kết quả ràsoát VBQPPL thường xuyên, vào tháng 01 hàng năm các cơ quan cấp bộ và UBND cấptỉnh đã ban hành quyết định công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộhoặc một phần của năm trước đó thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý theo đúngquy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Bên cạnh việc tổ chức ràsoát thường xuyên, nhiều cơ quan cấp bộ và địa phương đã chủ động tổ chức ràsoát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phục vụ nhu cầu quản lý nhà nướchoặc theo đề nghị, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (2); thực hiện ràsoát, công bố danh mục các văn bản còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nướccủa cơ quan mình nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu tìm hiểu, sửdụng pháp luật của Nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tưpháp, các bộ, ngành tổ chức thực hiện nhiều đợt rà soát văn bản liên quan đếnlĩnh vực pháp luật về đầu tư, kinh doanh, đất đai, môi trường, xây dựng, nhà ởvà quy hoạch (3). Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngànhnghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Đặc biệt trong giai đoạntừ năm 2020 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh thực hiện rà soátvăn bản theo các chuyên đề, lĩnh vực, nhất là việc tổ chức rà soát đối với cácvăn bản còn hiệu lực do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành. Cụ thể như:Tổ chức rà soát, nhận diện và đề xuất xử lý đối với các quy định pháp luật mâuthuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn trong các văn bản (luật, pháp lệnh,nghị quyết, nghị định, thông tư) gây khó khăn, vướng mắc, cản trở các hoạt độngđầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệuquả trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (4);Tổ chức rà soát toàn bộ các thông tư đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lýnhà nước của bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc, giảm bớt các thủ tục, yêu cầu không cần thiết, tạo thuận lợicho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sốngNhân dân; Tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản triển khai Đề ánphát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụchuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (phê duyệtkèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ), quađó kiến nghị xử lý đối với trên 200 văn bản (5);...

2. Về việc thực hiện côngtác rà soát VBQPPL theo nhiệm vụ, kế hoạch của Tổ công tác của Thủ tướng Chínhphủ về rà soát VBQPPL và đề nghị, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền

Cùng với các hoạt động ràsoát văn bản do các bộ, ngành thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổcông tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản (6) để rà soát, tham mưugiúp Thủ tướng Chính phủ về giải pháp xử lý các vướng mắc, bất cập trong cácvăn bản, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinhtế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế pháttriển, đổi mới sáng tạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực,nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Từ năm 2020 đến nay, Tổ công tác đã lựachọn, tổ chức rà soát chuyên sâu nhiều chuyên đề (7). Năm 2023, Tổ công tácđang tập trung theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiệnrà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật, xử lý kết quả rà soát văn bảnvà tiếp tục tổ chức rà soát, cho ý kiến độc lập và đề xuất giải pháp xử lý vănbản phục vụ triển khai Đề án 06; rà soát quy định pháp luật về thi hành án dânsự; rà soát, cho ý kiến độc lập và đề xuất giải pháp xử lý đối với vướng mắc cụthể về pháp lý có tính chất liên ngành.

Kết quả rà soát văn bảndo các bộ, ngành, địa phương và Tổ công tác đã được các bộ, ngành, Bộ Tư pháp,Tổ công tác, Chính phủ tổng hợp tại các Báo cáo rà soát văn bản trình Thủ tướngChính phủ, Chính phủ, Quốc hội thời gian qua (8). Trên cơ sở đó, các bộ, ngành,địa phương đã đề xuất phương án, kế hoạch và lộ trình xử lý, kiến nghị cơ quancó thẩm quyền xử lý (9), đồng thời, thực hiện việc hướng dẫn, giải đáp đối vớimột số kiến nghị, phản ánh, tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

3. Về công tác hệ thốnghoá VBQPPL

Cùng với công tác rà soátvăn bản, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện 02 kỳ hệ thống hóa văn bản thốngnhất trong cả nước (kỳ đầu năm 2013 và kỳ 2014- 2018). Theo đó, từ khi Luật Banhành VBQPPL năm 2015 có hiệu lực, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện kỳ hệthống hóa kỳ 2014-20181 (10). Qua đó, các cơ quan đã công bố các văn bản đangcòn hiệu lực trong cả nước, góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch, dễtiếp cận của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong việc tổ chức thi hành phápluật.

Hiện nay, các bộ, ngành,địa phương đang thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ thứ ba thống nhất trong cả nước(2019-2023), với thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để côngbố là ngày 31 tháng 12 năm 2023. Đến thời điểm hiện nay (14/3/2014), 14 bộ,ngành và 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện việc công bố kếtquả hệ thống hóa VBQPPL. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tổng hợp báo cáo kết quả hệthống hóa VBQPPL của các bộ, ngành, địa phương để xây dựng báo cáo Thủ tướngChính phủ theo quy định.

Những tồn tại, hạnchế trong công tác rà soát, hệ thống hoá VBQPPL

Thời gian qua, công tácrà soát văn bản vẫn còn tồn tại, hạn chế, tuy nhiên tập trung ở việc tổ chức thựchiện như:

- Việc thực hiện thẩm quyền,trách nhiệm về công tác rà soát văn bản tại một số cơ quan chưa hiệu quả, đầy đủ,đúng theo quy định. Trong khi đó, hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạpvới số lượng lớn văn bản dưới luật, do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành, nhấtlà văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; các văn bản thường xuyên được sửa đổi,bổ sung, ban hành mới dẫn đến số lượng, số lượt văn bản cần rà soát thườngxuyên là rất lớn.

- Quy định pháp luật mâu thuẫn,chồng chéo, bất cập, vướng mắc mặc dù đã được rà soát, phát hiện nhưng việc xửlý trong một số trường hợp còn chưa kịp thời; chưa thực sự kết nối kịp thời, hiệuquả giữa kết quả rà soát văn bản với hoạt động xây dựng văn bản.

- Việc đồng thời phải triểnkhai nhiều nhiệm vụ rà soát văn bản do nhiều cơ quan yêu cầu với phạm vi trùnglặp, giao thoa, khối lượng văn bản phải rà soát lớn, một số trường hợp giao nhiệmvụ không đúng cơ quan có trách nhiệm phải rà soát văn bản, thời hạn thực hiệnngắn trong khi các bộ, ngành chưa được bảo đảm hợp lý về nguồn lực (nhân lực,kinh phí, thời gian) nên khó khả thi, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả.

- Việc xác định và tập hợpđầy đủ các văn bản phục vụ hệ thống hóa gặp nhiều khó khăn, việc khai thác vănbản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật còn chưa đáp ứng được yêucầu. Việc xác định các văn bản hết hiệu lực, không còn phù hợp (không được áp dụng)và văn bản hết hiệu lực theo quy định của Luật ban hành VBQPPL còn lúng túng… Mộtsố Bộ, cơ quan ngang Bộ không thực hiện đúng quy định về thời điểm công bố kếtquả hệ thống hóa, gây khó khăn cho việc đối chiếu, công bố văn bản của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương.

 

Chú thích:

(1) Số liệu năm 2023 là sốliệu tổng hợp bước đầu, chưa chính thức.

(2) Như: Rà soát văn bảnbảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013; Rà soát văn bản bảo đảm phù hợp với quyđịnh của Bộ luật Hình sự năm 2015; Rà soát văn bản bảo đảm phù hợp với quy địnhcủa Luật Phí, lệ phí năm 2015;...

(3) Như: Báo cáo số 125/BC-BTPngày 28/4/2017 đề xuất cụ thể việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liênquan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh và xác định tiến độ thựchiện; Báo cáo số 251/BC-BTP ngày 26/10/2018 rà soát những bất cập, chồng chéo,vướng mắc giữa các quy định của pháp luật liên quan đến việc tiếp cận đất đai củangười dân và doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh.

(4) Thực hiện theo Nghịquyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ và Công văn số 514/TTg-PL ngày22/4/2021, Công điện số 1079/CĐ-TTg ngày 14/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

(5) Theo Báo cáo số205/BC-BTP ngày 22/8/2022 và Báo cáo số 99/BC-BTP ngày 31/3/2023 của Bộ Tưpháp.

(6) Được thành lập theoQuyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ công tác củaThủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng vớicác Tổ phó và thành viên là Thứ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ và đại diệnlãnh đạo các cơ quan, tổ chức liên quan.

(7) Như: Rà soát quy địnhvề điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp;Rà soát quy định về phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầutư; Rà soát quy định về tài chính, thuế, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tưvào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước;Rà soát quy định về đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng và kinh doanh bấtđộng sản; Rà soát quy định pháp luật về lao động, việc làm và an sinh xã hội;Rà soát quy định về hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh,phá sản doanh nghiệp; Rà soát quy định về kiểm tra chuyên ngành; Rà soát quy địnhpháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Ràsoát quy định về phân công, phân cấp, phân quyền, uỷ quyền trong quản lý nhà nướcvề kinh tế; Rà soát quy định pháp luật về giáo dục, đào tạo;....

(8) Như: như: (i) Báo cáosố 442/BC-CP ngày 01/10/2020 của Chính phủ về kết quả rà soát VBQPPL thuộc cáclĩnh vực quản lý nhà nước trình Quốc hội; (ii) Báo cáo số 229/BC-BTP ngày15/10/2021 của Bộ Tư pháp báo cáo kết quả rà soát, nghiên cứu, xử lý kiến nghị,phản ánh về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễnthuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ; (iii) Báo cáo số20/BC-TCT ngày 28/01/2022 của Tổ công tác; (iv) Báo cáo số 93/BC-TCT ngày29/3/2023 của Tổ công tác; Báo cáo số 205/BC-BTP ngày 22/8/2022 và Báo cáo số99/BC-BTP ngày 31/3/2023 của Bộ Tư pháp.

(9) Ví dụ: trên cơ sở kếtquả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện trong các năm2020, 2021 theo yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, các bộ, ngành đã tổ chức nghiên cứu, xử lý hoặc tham mưu cơquan, người có thẩm quyền xử lý đối với 174 văn bản (10 văn bản của Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội; 66 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 98 văn bảncấp bộ); đang tiếp tục nghiên cứu, xử lý12 đối với 233 văn bản có quy định mâuthuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp thực tiễn. Trong đó, 150 văn bản đã đượcđưa vào chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản và đang trong quá trình soạn thảo,thẩm định, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, ban hành theo quy định.

(10) Báo cáo số145/BC-BTP ngày 31/5/2019 của Bộ Tư pháp về kết quả hệ thống hóa VBQPPL thốngnhất trong cả nước kỳ 2014-2018

 

Thamkhảo:

Tài liệu báo cáo tạiHội nghị tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2020) do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 26/4/2024.

 

Cập nhật : 15:06 - 02/08/2024
In trang này Click here to Print it!