1. Đổi mới, hoànthiện quy định pháp luật về kiểm tra, xử lý VBQPPL
- Về văn bản thuộcđối tượng kiểm tra và trách nhiệm kiểm tra văn bản
Để tạo thuận lợitrong việc ban hành văn bản quy định chi tiết và tổ chức thực hiện quy định vềkiểm tra, xử lý văn bản trên thực tiễn, cần nghiên cứu, xác định rõ phạm vi, đốitượng, thẩm quyền kiểm tra văn bản. Nghiên cứu, xác định rõ văn bản thuộc đốitượng kiểm tra là VBQPPL nói chung hay VBQPPL “có dấu hiệu trái pháp luật” vàvăn bản hành chính có chứa QPPL. Quy định rõ thời điểm tiến hành kiểm tra văn bảntheo thẩm quyền (chẳng hạn: sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản tựxác định, khi nhận được chỉ đạo, kiến nghị, phản ánh về văn bản có dấu hiệutrái pháp luật hoặc khi văn bản được ban hành).
Đồng thời, quy địnhtheo hướng tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt độngtự kiểm tra, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền.
- Nghiên cứu đểhoàn thiện nội dung về kiểm tra, xử lý VBQPPL theo hướng quy định nguyên tắc nhằmnâng cao trách nhiệm của cơ quan, người ban hành văn bản thông qua cơ chế xử lýtrách nhiệm khi ban hành văn bản trái pháp luật và biện pháp khắc phục hậu quảdo ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây ra
Để tăng cường kỷluật kỷ cương, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, người ban hànhVBQPPL, phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng VBQPPL,thời gian tới, cần nghiên cứu để quy định nguyên tắc về vấn đề xử lý trách nhiệmcơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật. Theo đó, cơ quan, người có thẩmquyền đã ban hành văn bản trái pháp luật phải chịu trách nhiệm về việc ban hànhvăn bản trái pháp luật gắn với động cơ, mục đích, hậu quả, gắn với vấn đề kiểmsoát quyền lực, phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong công tácxây dựng pháp luật. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.
Ngoài ra, cần cóquy định giao cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham mưu việc quy định khắc phụchậu quả do ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây ra.
- Nghiên cứu, bổsung quy định để xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra VBQPPL do Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Văn bản do Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sốngkinh tế - xã hội. Các VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là căn cứ pháplý trực tiếp, chủ yếu để bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương ban hànhVBQPPL tại bộ, ngành và địa phương mình. Ngoài ra, văn bản của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vănbản cấp dưới, nếu chứa đựng nội dung trái pháp luật sẽ gây khó khăn trong quátrình kiểm tra, xác định nội dung trái pháp luật của văn bản. Hiện nay, LuậtBan hành VBQPPL năm 2015 (được sửa đổi năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CPngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Banhành VBQPPL (được sửa đổi bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020) quyđịnh việc kiểm tra (bao gồm tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền) đối vớicác VBQPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phươngcác cấp ban hành, chưa có cơ chế để thực hiện tự kiểm tra các VBQPPL do Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Do đó, việc nghiên cứu, ban hành cơ chế để tựkiểm tra, giám sát văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, kịp thờixử lý những văn bản có nội dung sai sót, bất cập, không phù hợp, bảo đảm tínhtoàn diện, khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tụclà rất cần thiết. Trong đó, tại Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) cần xác định rõnội dung, thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra VBQPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ ban hành.
- Một số nộidung khác như: Nghiên cứu, quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trongviệc giúp Thủ tướng Chính phủ xử lý văn bản trái pháp luật để bảo đảm tính linhhoạt, kịp thời trong xử lý văn bản trái pháp luật; Nghiên cứu, luật hoá một sốnội dung về kiểm tra, xử lý VBQPPL hiện nay đang được quy định chi tiết tại Nghịđịnh 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềuvà biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị địnhsố 154/220/NĐ-CP như: nguyên tắc, phương thức, nội dung kiểm tra văn bản…
2. Đối với côngtác rà soát, hệ thống hoá VBQPPL
Với kết quả đạt đượccủa công tác rà soát, hệ thống hoá VBQPPL và qua thực tế theo dõi tình hình thựchiện các quy định pháp luật về rà soát, hệ thống hoá VBQPPL có thể thấy, về cơbản, các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động rà soát, hệ thống hoá VBQPPLđã bao quát được thẩm quyền, nội dung, quy trình thực hiện rà soát, hệ thốnghoá VBQPPL. Tuy nhiên, quá trình sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL cần nghiên cứu, bổsung quy định nhằm nâng cao trách nhiệm rà soát văn bản và xử lý văn bản sau ràsoát của các chủ thể ban hành, tham mưu ban hành văn bản, cũng như “Luật hoá”các quy định tại Nghị định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợpthời gian qua.
Từ thực trạng quyđịnh pháp luật về kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hoá VBQPPL cũng như thựctiễn thực hiện các quy định thời gian qua, trên cơ sở đánh giá những bất cập, hạnchế, nguyên nhân của bất cập, hạn chế và trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta tiếptục đẩy mạnh nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể khẳng định, việctiếp tục hoàn thiện các quy định về xây dựng pháp luật nói chung, quy định vềkiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hoá VBQPPL tại Luật Ban hành văn bản hiệnhành với các định hướng như đã nêu ở các phần trên là rất cần thiết trong giaiđoạn hiện nay.
Thamkhảo:
Tài liệu báo cáo tạiHội nghị tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2020) do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 26/4/2024.