Triểnkhai Kế hoạch số 757/KH-UBTVQH15 ngày 12/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộivề Bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2024, sáng 17/5,tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụQuốc hội phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị cập nhật kiến thứcdành cho đại biểu Quốc hội về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
PhóTrưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh và Phó Tổng Thư kýQuốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thuý Ngần đồng chủ trìHội nghị.
Thamdự hội nghị còn có gần 60 đại biểu Quốc hội là Thường trực Hội đồng Dân tộc vàcác Ủy ban của Quốc hội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêu rõ, ngày 15/11/2018, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngày 28/3/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 757/NQ-UBTVQH15 về việc ban hành Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dovậy, hội nghị được tổ chức với mục đích bồi dưỡng, cập nhật cho đại biểu Quốchội các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, qua đó nâng cao kỹ năng,kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, phục vụ côngtác quản lý điều hành, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.
Tínhđến tháng 1/2023, Việt Nam có 77,93 triệu người sử dụng internet (chiếm 79,1%dân số), trong đó có 70 triệu người dùng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook(66,20 triệu người). Các tỉnh, thành phố đều có các cổng thông tin điện tử,dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh những thuận lợi từ việc ứng dụng sự pháttriển và sử dụng hiệu quả internet thì những nguy cơ do việc lộ bí mật nhà nướcqua mạng internet chiếm tỷ lệ cao về số vụ (chiếm 66% số vụ).
PhóTrưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, việc bảo mật dữ liệuquốc gia trong kỷ nguyên số hiện đang trở thành một trong những mối quan tâmhàng đầu của nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy tình trạng để lộ bí mật nhà nướckhông chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,trật tự an toàn xã hội. Nhấn mạnh điều này, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Côngtác đại biểu tin tưởng, với sự tham gia nhiệt tình của các đại biểu Quốc hội,sự ủng hộ tích cực của các báo cáo viên, hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, đạt đượcnhững mục tiêu quan trọng và thiết thực.
Tạilớp tập huấn, các đại biểu đã nghe Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cụcan ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đã truyền đạt những nội dung quan trọng,cơ bản của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; các văn bản hướng dẫn thi hành; danhmục bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực; thực trạng nguy cơ lộlọt, mất bí mật nhà nước; vấn đề phòng ngừa lộ, lọt bí mật nhà nước qua cácphương tiện thông tin liên lạc; danh mục bảo vệ bí mật nhà nước theo ngành, lĩnhvực; các kỹ năng cần thiết trong công tác tham mưu, triển khai các nhiệm vụ vềcông tác bảo vệ bí mật nhà nước như quy trình nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhànước trong công tác văn thư - lưu trữ, quy trình soạn thảo văn bản mật, quytrình xác định mức độ mật của tài liệu…Đồng thời, các đại biểu cũng được Thượngtá Đặng Thị Hồng Nhung, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an giải đáp nhữngý kiến liên quan đến công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
Theođó, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định về bí mật nhà nước, hoạt động bảo vệbí mật nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Theoquy định của Luật, bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng; thôngtin chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất sẽ gây nguy hại đến lợi ích quốcgia, dân tộc. Cùng với đó phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩmquyền xác định theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền theo quy định của Luật là cơ quan, tổ chức trực tiếp soạn thảo,tạo ra hoặc có chức năng xử lý thông tin tiếp nhận thuộc danh mục bí mật nhànước. Quy định nhằm xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chứcđối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước nói chung, trách nhiệm trong xác địnhbí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước nói riêng.
Sovới Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 đãbổ sung 05 nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước. Bên cạnh đó, với mục đích nhằmhạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, góp phần phòngngừa lộ, mất bí mật nhà nước và có căn cứ xử lý vi phạm về bảo vệ bí mật nhànước, Luật đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm 9 khoản tại Điều 5. Trongđó, báo cáo viên lưu ý về quy định tại khoản 5 “Soạn thảo, lưu giữ tài liệu cóchứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặcthiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạngviễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luậtvề cơ yếu” và quy định tại khoản 7 “Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bịkhác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏbí mật nhà nước”.
Thôngqua hội nghị, các đại biểu cơ bản nắmđược những kiến thức về quy định pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, nângcao ý thức trách nhiệm trong thực hiện công tác chuyên môn; tham mưu cho các cơquan, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước.