Đánh giá chung về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề sở hữu trí tuệ

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề sở hữu trí tuệ
1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vấn đề sở hữu trí tuệ
1 – Luật SHTT đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 2005, đã qua 3 lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2009, 2019 và 2022
2 – Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của BLDS, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan.
3 – Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp.
4 – Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ QSHTT và quản lý nhà nước về SHTT.
5 – Nghị định số 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
6 – Nghị định số 122/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
7 – Nghị định số 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.
8 – Nghị định số 109/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/12/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
9 – Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
10 – Nghị định số 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/02/2018 hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
11 – Thông tư số 04/2012/TT-BKHCN ngày 13/02/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/03/2009 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011.
12 – Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 13/12/2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
13 – Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 20/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011.
14 – Thông tư số 13/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ QSHTT; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm QSHTT.
15 – Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 08/6/2016 hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về SHTT.
16 – Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
17 – Thông tư số 211/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
18 – Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 05/7/2019 quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan.
19 – Thông tư số 13/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/3/2020 sửa đổi, bổ sung thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Các Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định về bảo vệ QSHTT, cụ thể như:
1/ Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2017 quy định các tội xâm phạm QSHTT
- Điều 192: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Điều 193: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
- Điều 194: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
- Điều 195: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.
- Điều 225: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
- Điều 226: Tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2/ Luật Công nghệ thông tin 
- Điều 12: Các hành vi bị nghiêm cấm.
- Điều 15: Quản lý và sử dụng thông tin số.
- Điều 16: Truyền đưa thông tin số.
- Điều 17: Lưu trữ tạm thời thông tin số.
- Điều 18: Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số.
- Điều 21: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng.
- Điều 22: Lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng.
- Điều 23: Thiết lập trang thông tin điện tử.
- Điều 47: Loại hình công nghiệp công nghệ thông tin.
- Điều 69: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

3/ Các văn bản quy phạm pháp luật khác
1. Nghị định số 71/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03/5/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin 
- Điều 15 khoản 2 quy định Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin phải đảm bảo điều kiện và tuân thủ các quy định của Luật SHTT…
- Điều 17 khoản 3, khoản 4 quy định Quyền và trách nhiệm của tổ chức , cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp nội dung phải tuân thủ các quy định của Luật SHTT về bảo hộ các sản phẩm nội dung thông tin số.
2. Thông tư số 14/2010/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 29/6/2010 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
- Điều 4 khoản 5 quy định cấm hành vi sử dụng, cung ấp thông tin vi phạm các quy định về SHTT, về giao dịch thương mại điện tử và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Như vậy, ở nước ta đã xây dựng được một hệ thống các VBQPPL về bảo hộ SHTT, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt – tài sản trí tuệ.
Với Luật SHTT đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung, 9 Nghị định và 9 Thông tư quy định trực tiếp về bảo hộ SHTT cùng với nhiều VBQPPL khác có liên quan đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác, sử dụng và hưởng thụ các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, tạo ra, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài qua đó thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó Luật SHTT còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đáp ứng các nghĩa vụ theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia.

TTBD
Cập nhật : 16:18 - 23/03/2023
In trang này Click here to Print it!