Hội nghị “Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Một số chính sách nổi bật” tại Hưng Yên, ngày 23/12/2022

Ngày 23/12, tại Trung tâm Hội nghị Hưng Yên, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội nghị “Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Một số chính sách nổi bật”. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu dự và chủ trì Hội nghị.

 Ngày 23/12, tạiTrung tâm Hội nghị Hưng Yên, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốchội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng thuộc Liên Hiệpcác Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam tiếp tục tổ chức Hội nghị “Sửa đổi LuậtTài nguyên nước năm 2012 - Một số chính sách nổi bật”. Đồng chí Nguyễn TuấnAnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu dự và chủ trì Hội nghị.



Thamdự Hội nghị có: đồng chí Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Mạng lướiBảo tồn Nguồn nước Việt Nam; Ông Ngô Mạnh Hà, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý Tàinguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Đặng Đình Luyến, Phó Chủ nhiệm Ủyban Pháp luật Quốc hội khóa XII; Bà Nguyễn Ngọc Lý, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứuMôi trường và Cộng đồng; PGS.TS. Hoàng Thu Hương, Đại học Bách Khoa Hà Nội;cùng một số bộ, ngành, địa phương có liên quan.


Phátbiểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn TuấnAnh nhấn mạnh, tiếp nối thành công của hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội,hội nghị lần này tiếp tục cung cấp, cập nhật cho các đại biểu dân cử các thôngtin, kiến thức về tài nguyên nước và các nội dung chính sách được đề xuất trongDự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi, nhằm hỗ trợ các đại biểu Quốc hội có nhữnggóp ý hiệu quả cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước 2012 (sửa đổi) tại chương trìnhhọp của Quốc Hội năm 2023. Đồng thời, hội nghị là diễn đàn để các đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện các Bộ, ngành và chuyên gia trao đổi,thảo luận về các vấn để liên quan.

TạiHội nghị, các báo cáo viên đã chia sẻ, trao đổi một số nội dung như: Thực trạngcác chế định liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên nước; Vấn đề đảm bảoan ninh tài nguyên nước; Đánh giá chế định tính giá trong chính sách tài chínhvề tài nguyên nước; Đánh giá chế định đảm bảo an ninh nước cho sinh hoạt; Đánhgiá thực trạng về chế định pháp lý đối với tái sử dụng nước trong sản xuất;Kinh nghiệm quốc tế trong phục hồi các dòng sông chết…

Trìnhbày tổng quan thực trạng các chế định liên quan đến tài nguyên nước, Phó Cụctrưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà cho biết, dù đã đạt được những kếtquả quan trọng nhưng sau gần 10 năm thi hành, do các mối quan hệ kinh tế, xã hộicó nhiều thay đổi, Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, mộtsố quy định không còn phù hợp với yêu cầu của thực tế và với pháp luật có liênquan. Cụ thể, các quy định còn bất cập trong các nội dung liên quan đến vật thểchứa nước (dòng sông, tầng chứa nước); quy hoạch tài nguyên nước; cấp giấy phéptài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; bảo vệ các dòng sông, tầng chứa nước,quản trị nước thông minh, chuyển đổi số, dự báo nguồn nước phục vụ điều hòaphân bổ tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Ngoàira, thể chế, chính sách hiện nay chưa được tích hợp các quy định về quản lý nướctrong một bộ luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đềvề nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước. Điều này gây chồngchéo trong quản lý, phân định thẩm quyền, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địaphương trong quản lý nguồn nước, quản lý hoạt động khai thác, quản lý hệ thốngcấp nước, xử lý nước thải,...

PhóCục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng cho biết, các vấn đề mang tính liênngành, liên tỉnh, địa phương như: Quy hoạch, phát triển, khôi phục rừng đầu nguồn,bảo vệ nguồn sinh thủy; bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự ánthủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,... chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồngbộ giữa cơ quan quản lý tài nguyên nước với các cơ quan, Bộ, ngành liên quan vàUBND các tỉnh, nhất là còn sự giao thoa, chưa làm rõ được đối tượng quản lý vềnguồn nước và công trình thủy lợi giữa lĩnh vực tài nguyên nước và thủy lợi.


Tạihội nghị, nhiều ý kiến đề nghị chú trọng vào huy động nguồn lực, ngân sách Nhànước tiếp tục ưu tiên đầu tư các công trình khó huy động nguồn lực xã hội, xâydựng công trình lớn, quan trọng đặc biệt, công trình ở vùng đồng bào dân tộcthiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biển đổi khí hậu.

Theocác đại biểu, thời gian tới, cần sử dụng vốn đầu tư công mang tính dẫn dắt, làvốn mồi để thu hút lan tỏa vốn xã hội, hỗ trợ cho các dự án kém hấp dẫn nhưngcó hiệu quả cho các vùng khó khăn nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư. Thuhút nguồn vốn ODA để đầu tư công trình trữ nước, liên kết, kết nối nguồn nước,công trình đảm bảo an sinh xã hội.

Cập nhật : 9:38 - 22/02/2023
In trang này Click here to Print it!