Hội nghị “Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Một số chính sách nổi bật” tại Hà Nội, ngày 12/12/2022

Sáng ngày 12/12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị “Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Một số chính sách nổi bật”. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu dự và chủ trì Hội nghị.

Sángngày 12/12, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Công tácđại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Môitrường và Cộng đồng thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam tổchức Hội nghị “Sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Một số chính sách nổi bật”.Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu dựvà chủ trì Hội nghị.


Cùngdự Hội nghị có: đồng chí Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc vàcác Ủy ban của Quốc hội; đại diện một số Đoàn đại biểu Quốc hội; đại diện BộTài nguyên và Môi trường cùng một số bộ, ngành, địa phương có liên quan.


Phátbiểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nêurõ, Luật Tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày21.6.2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2013 đến nay. Qua gần 10 năm thựchiện, Luật Tài nguyên nước đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức,hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tàinguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thucho ngân sách Nhà nước.

Tuynhiên, trong điều kiện biến đổi khí hậu, 60% lượng nước được hình thành ở bênngoài lãnh thổ, chất lượng tài nguyên nước suy giảm đang đặt ra nhiều thách thứclớn. Cùng với đó là nhiều chủ trương mới về quản lý tài nguyên và yêu cầu thựctiễn về bảo vệ, phục hồi để bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia đã đượcban hành trong thời gian qua. Thực tế này đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nướcvà một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước phải sớm được cậpnhật, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện.


PhóTrưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, Hội nghị nhằm cung cấp,cập nhật cho đại biểu dân cử kiến thức, thông tin về tài nguyên nước và các nộidung chính sách được đề xuất trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi. Đồngthời, đây cũng là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân, đại diện các Bộ, ngành và các chuyên gia trao đổi, thảo luận về các vấn đềliên quan, đặc biệt là các chính sách trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)sẽ trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp sắp tới.

Báocáo viên tham dự tại Hội nghị là những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệmnghiên cứu sâu. Tại Hội nghị, các báo cáo viên đã chia sẻ, trao đổi một số nộidung như: Thực trạng các chế định liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyênnước; Vấn đề đảm bảo an ninh tài nguyên nước; Đánh giá các chế định quy địnhquy hoạch tài nguyên nước và điều hòa phân bổ tài nguyên nước trong điều hiện hạnhán, thiếu nước; Đánh giá chế định tính giá trong chính sách tài chính về tàinguyên nước; Chính sách xã hội hóa ngành nước…


TheoGiám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và cộng đồng Nguyễn Khắc Hùng, hiện tại,hiệu suất sử dụng nước mới đạt khoảng 12%, nước đã trở thành vấn đề an ninh phitruyền thống cần đặc biệt quan tâm tại Việt Nam. Một trong những trọng tâmtrong bảo vệ môi trường năm 2022 - 2023 của Chính phủ là sửa đổi Luật Tàinguyên nước năm 2012 cho phù hợp với tình hình mới của Việt Nam và nâng cao hiệuquả sử dụng, bảo tồn tài nguyên nước, hướng tới bảo đảm an ninh nguồn nước choViệt Nam.

Dựán Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cần tập trung hoàn thiện khung pháp lý, khắcphục những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại của Luật Tài nguyên nước hiện hànhvà tích hợp một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý và bảo vệ nguồn nước. Nhữngđiểm mới trong việc xây dựng dự án Luật bao gồm: bảo đảm an ninh nguồn nước,coi tài nguyên nước là tài sản công và quản trị trên nền tảng công nghệ số, coisản phẩm nước là hàng hóa và cần phát triển kinh tế nước, góp phần vào việc quảnlý tài nguyên nước một cách thống nhất, toàn diện, phù hợp với thực tiễn.


Tạihội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng, những năm gần đây, nhận thức về tầmquan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biếnrõ rệt so với trước. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệuquả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chốngvà khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước bước đầuđã theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và gắn với các tài nguyênthiên nhiên khác. Thời gian tới, các đại biểu cho rằng, cần đánh giá toàn diệnvề năng lực thực thi pháp luật (nhân lực, tài chính) của ngành nước ở tất cảcác cấp để bảo đảm tài nguyên nước - nguồn tài nguyên thiết yếu của cuộc sống,nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia được quản lý, phát triển,bảo vệ thực sự bền vững.

Cập nhật : 13:41 - 23/12/2022
In trang này Click here to Print it!