Những hạn chế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam


Ở Việt Nam, tuy đã đạt đ­ược nhữngkết quả đáng kể, song hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường trong thờigian qua vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định:­ quy mô thị tr­ường nhỏ, vốnkinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế, văn bản pháp lý chiphối còn bất cập, cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tiếp diễn,...

- Qui mô thị trườngcòn nhỏ

 Tuy đạt đạt được tốc độ tăng trưởng cao, songquy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhỏ. Quy mô thị trường bảo hiểmcủa các nước trong khu vực như:­­ Indonesia, Thailan, Malaysia, Singapore,... lớnhơn nhiều lần so với nước ta. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP năm 2021 củathị trường bảo hiểm Việt Nam mới chỉ đạt 3,07%, thấp hơn so với mức trung bìnhcủa khối ASEAN là 3,35%, châu Á là 5,37% và thế giới là 6,3%. Bên cạnh đó, tổngdoanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường mới chỉ đạt 217.338 tỷ đồng, còn thấphơn rất nhiều so với thị trường của các nước trong khu vực và trên thế giới.

-Tiềm năng thị trường ch­ưa được khai thác hết

Thựctế những năm qua cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểmở Việt Nam mới chỉ kinh doanh theo kiểu hớt váng, chư­­a đi vào chiều sâu, tiềmnăng của thị trường ch­ưa được khai thác hết. Cho đến nay, hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm còn bỏ ngỏ nhữngbộ phận thị trường rất lớn như thị trường bảo hiểm sức khỏe, thị trường bảo hiểmxe cơ giới, thị trường bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, thị trường bảo hiểm nhà tưnhân,…

- Công tác phòng tránh rủi ro còn bấtcập

Tuy các doanh nghiệp bảo hiểm đã có nhiều nỗ lựcnhằm khai thác dịch vụ mới, song chư­­a quan tâm đầy đủ tới hoạt động đánh giárủi ro, chư­­a chú ý tới công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất. Tình trạng trụclợi bảo hiểm vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơgiới, bảo hiểm tài sản,… Nhiều nghiệp vụ, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tỷlệ bồi thường, trả tiền bảo hiểm cao; nhiều vụ tổn thất lớn vẫn xảyra làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Khả năng giữ lại thấp

Năng lực bảo hiểm của thị trường còn khiêm tốn, tỷ lệ giữlại của các nghiệp vụ bảo hiểm có tái bảo hiểm ra nước ngoài so với doanh thuthu phí bảo hiểm còn thấp. Chẳnghạn như năm 2020 tỷ lệ giữ lại đối với bảo hiểm hàng không là 18,2%, bảo hiểmtài sản và thiệt hại là 29,7%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là 18,1%, bảo hiểmcháy nổ là 38,3%, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu là44,7%,… Do vậy, mặc dù đạtdoanh thu phí bảo hiểm cao, song ở những nghiệp vụ có tỷ trọng doanh thu lớn (bảohiểm hàng không, bảo hiểm tài sản và thiệt hại,…) các doanh nghiệp bảo hiểm lạiphải chuyển phần lớn phí bảo hiểm tái ra nước ngoài, điều này đã làm hạn chế khảnăng tài chính và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảohiểm.

- Hoạt động đầu t­ư của doanh nghiệp bảo hiểmcòn hạn chế

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã góp phần đáng kể vào việc sớm hình thành thị trường vốn ở Việt Nam. Tuynhiên, hoạt động đầu t­­ư củacác doanh nghiệp bảo hiểm ởViệt Nam còn đơn điệu, các hình thức đầu tư còn chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào những công cụ đầu tư­­có tính thanh khoản cao như gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, đầutư vào trái phiếu, … để đáp ứng kịpthời các nhu cầu chi trả thường xuyên.

- Thị trường bảo hiểm còn diễn ra cạnh tranhkhông lành mạnh

Do cònthiếu những văn bản pháp lý và chư­­a có những người thực sự giám sát, vì vậyhiện t­­ượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra như tình trạng nhiều doanhnghiệp bảo hiểm sử dụng các giải pháp cạnh tranh phi truyền thống: giảm phí bảohiểm, cắt hoa hồng cho khách hàng, ... Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh khôngchỉ gây ra hậu quả xấu cho các doanh nghiệp bảo hiểm, không đảm bảo chất lượngdịch vụ mà còn gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng, hạn chế sự phát triển củathị trường bảo hiểm Việt Nam.

-Hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm còn thiếu chặt chẽ

Khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp bảohiểm vì lợi ích chung của toàn thị trường còn rất hạn chế. Đối với một sốnghiệp vụ, các doanh nghiệp bảo hiểm đã ký được thoả thuận hợp tác, nhưngkhông thực hiện được, làm ảnh hưởng đến uy tín chung của thị trường, gây khókhăn cho công tác quản lý.

 

Sở dĩ có tình trạng trên làdo các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Nhiềudoanh nghiệp và đại bộ phận dân c­­ư còn hạn chế về khả năng tài chính để mua các loại bảo hiểm. Nhữngkhó khăn về kinh tế, hậu quả của những đợt hạn hán kéo dài, liên tục những cơnbão, nạn đại dịch SARS, cúm gà, Covid- 19,… ảnh hưởng lớn đến đời sống nhândân. Những yếu tố trên đã làm sức mua xã hội tăng chậm và gây tác động tiêu cựcđến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

+ Nhậnthức của người dân về bảo hiểm còn ch­­ưa đầy đủ. Nhiều người còn nhầmlẫn giữa bảo hiểm kinh doanh với bảo hiểm xã hội; tập quán mua bảo hiểm hầu như­­ch­­ưa có, nhiều trường hợp còn xem bảo hiểm là điều bắt buộc, trong tâm lý củakhách hàng vẫn còn lo ngại trước các doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Khả năngtài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọđều có vốn nhỏ từ 300 - 500 tỷ đồng. Điều này đã hạn chế sự tin t­ưởng củakhách hàng bảo hiểm, khiến các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam phải chuyển mộtphần lớn phí tái bảo hiểm ra nước ngoài.

+ Thị trường dịch vụ tài chính ch­­ưa phát triểnđể hỗ trợ hoạt động đầu t­ư của các doanh nghiệp bảo hiểm, môi trường đầutư­ tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và rủi ro, các công cụ tài chính - tiềntệ ch­ưa phong phú, điều này rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới khả năng đa dạng hoáđầu tư­ của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhânthọ chỉ quan tâm tới hoạt động khai thác, chư­a chú trọng tới hoạt động đầu tư­.

+ Năng lực hoạt động các doanhnghiệp bảo hiểm cònhạn chế. Do chưa có bề dày hoạtđộng nêncác doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt nam còn thiếu đội ngũcán bộ giỏi về nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, tính phí và dự phòng nghiệp vụ, thẩm định bảo hiểm, quản lýrủi ro và đầu t­ư; thiếu kinh nghiệm quản trị; công nghệ bảo hiểm còn đơnđiệu,...

+Hệ thống pháp luật về bảo hiểm còn thiếu, quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm chư­­a đồng bộ,chư­­a nắm bắt kịp thời những vấn đề nảy sinh, do đó còn bị động khi hướng chothị trường bảo hiểm hoạt động ổn định và lành mạnh; kiểm tra, giám sát còn nặngvề hành chính. Bên cạnh đó, chính sự non nớt, yếu kém trong hoạt động kinh doanhđã làm cho các doanh nghiệp bảohiểm thựchiện các chính sách cạnh tranh không lành mạnh.

+ Hiệp hội bảohiểm Việt Nam ch­ưa xây dựng quy chế gắn kết quyền lợi các thành viên, chư­acó thoả thuận thống nhất các nguyên tắc cạnh tranh, hợp tác và xây dựng qui chếtự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Để bảo hiểm thực sự là lá chắn kinh tếtrước các nguy cơ rủi ro bất ngờ, đồng thời là kênh huy động thêm nguồn lựctrong nước đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư­ dài hạn cho nền kinh tế và đóng vai tròlà dịch vụ tài chính liên kết toàn cầu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, đủ sứccạnh tranh lành mạnh với thị trường bảo hiểm quốc tế, đòi hỏi phải có nhữnggiải pháp phù hợp.

Cập nhật : 9:40 - 14/12/2022
In trang này Click here to Print it!