Những giải pháp nâng cao vai trò kinh tế - xã hội của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam


Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động có vai tròquan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội: góp phần ổn địnhcuộc sống của người dân, ổn định sản xuất kinh doanh; huy động vốn cho nền kinhtế,…

Ở ViệtNam, xây dựng và phát triển một nềnkinh tế theo cơ chế thị trường, hội nhập với kinh tế thế giới đã tạo tiền đề thúcđẩy mạnh mẽ các nhu cầu bảo hiểm. Thịtrường bảo hiểm đã thực sự sôi động và được dự báo sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Sau gần 30 năm mở cửa thị trường, hoạt động kinhdoanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạtđược tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểurủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, cải thiện môi trường đầutư­, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Tính đến ngày 31/12/2021, thị trườngbảo hiểm Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp được phép hoạt động (trong đócó 32 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,02 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 19 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01chi nhánh nước ngoài. Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế có nhiềukhó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song hoạt động bảo hiểmkinh doanh ở Việt Nam đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Thị trường đạt tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độtăng GDP: Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường từ 2018 - 2021 tăng bìnhquân hơn 21%/năm. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trong GDP cũng tăngnhanh, từ 2,36% GDP năm 2018 lên 2,98% năm 2020 và năm 2021 là 3,07%. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo lập nguồnvốn lớn và dài hạn cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội: Tổng số tiềncác doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động để đầu t­ư trở lại cho nền kinh tế lên đến 577.069 tỷ đồngnăm 2021. Vốn đầu tư­ này chủ yếu từ dự phòng nghiệp vụ. Năm 2021 tổng dựphòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 449.669 tỷ đồng. Đây lànguồn vốn rất có ý nghĩa để đầu t­ư phát triển nền kinh tế.

Mặc dù vậy, nếu so với sự phát triển của thịtrường thế giới, thì thị trườngbảo hiểm ở nước ta vẫn còn là mộtthị trường mới nổi, trong thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập vềvốn, năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, hệ thống luật pháp,...

Nhằm đảmbảo cho thị trường bảo hiểm ở Việt Nam phát triển bền vững, từng bước hội nhậpvới khu vực và thế giới, đồng thời để bảo hiểm ngày càng phát huy vai tròkinh tế - xã hội, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Cụ thể:

Thứnhất, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tăng cường khả năng tài chính bằngcách tăng thêm vốn điều lệ hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Có như vậynăng lực bảo hiểm mới được nâng cao, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng mứcgiữ lại ở thị trường trong nước, đảm bảo cung cấp vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, những nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm cần được phát huy hơn nữa,không chỉ tập trung vào việc đa dạng hoá sản phẩm, thiết lập kênh phân phối,đào tạo rèn luyện kỹ năng khai thác,… mà còn cần phải chú ý tới hoạt độngứng dụng công nghệ 4.0; quan tâm công tác đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế.Làm được điều này, doanh nghiệp bảo hiểm mới tiếp cận được mô hình quảntrị hiện đại; hoạt động bảo hiểm mới thực sự thể hiện vai trò tích cực củamình trong việc đảm bảo an toàn xã hội.

Thứba, để ngăn chặn chiều hướng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm phí,các doanh nghiệp bảo hiểm cần hợp tác chặt chẽ và phối hợp với nhau trong khaithác bảo hiểm thông qua Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Như vậy mới duy trì được tốcđộ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm một cách ổn định, đồng thời đảm bảo đượcquyền lợi của cả người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

Thứtư, khi thực hiện nghiệp vụ nhượng tái, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chútrọng vào khả năng tài chính và năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp nhận táibảo hiểm hơn là giá cả; còn khi thực hiện nhận tái, cần chú ý tới chất lượng dịchvụ bảo hiểm thông qua việc yêu cầu cung cấp thông tin; đồng thời, cơ quan quảnlý Nhà nước về bảo hiểm cần phối hợp với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trongnước (VINARE, PVI Re) có biện pháp kiểm soát và tư vấn cho các doanh nghiệp bảohiểm trong các nghiệp vụ nhượng và nhận tái bảo hiểm. Đây được coi là phương thứctốt nhất nhằm đảm bảo sự an toàn về tài chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứnăm, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành LuậtKinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 đã được Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 06năm 2022; Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện theo nghị định củaChính phủ một cách cụ thể, chi tiết. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác khai thác, mở rộng thị trường, chủ độngtrong kinh doanh bảo hiểm và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Tuy cònnhững vấn đề cần phải quan tâm, song thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn giữ đượcsự phát triển ổn định, đặc biệt là trong điều kiện thị trường bảo hiểm thế giớicó nhiều biến động và chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 thờigian qua. Kết quả đạt được đã khẳng định tiềm năng to lớn của thị trường bảohiểm Việt Nam cũng như sự cần thiết và vai trò quan trọng của bảo hiểm trong nềnkinh tế thị trường./.

 

Cập nhật : 9:39 - 14/12/2022
In trang này Click here to Print it!