Một số kiến nghị về chính sách, pháp luật bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt

 

1. Hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan bảo đảm anninh nước cho sinh hoạt

Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luậtcấp nước sinh hoạt cho nhân dân, trong đó quy định về bảo đảm an ninh nước chosinh hoạt; quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành các côngtrình khai thác, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở đô thị và nông thôn; sử dụngnước tiết kiệm, hiệu quả, v v....

- Trước mắt, đề nghị Quốc hội khi sửađổi Luật Tài nguyên nước thì bổ sung các nội dung nêu trên thành một chươngtrong Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm sửa đổicơ bản Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạchvà sửa đổi các nghị định khác có liên quan đến bảo đảm an ninh nước cho sinhhoạt.

- Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộsửa đổi, bổ sung các thông tư có liên quan đến bảo đảm an ninh nước cho sinhhoạt; quy định cụ thể các chính sách, pháp luật của cơ quan cấp trên về hỗ trợđầu tư, quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tại các vùng khókhăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, ven biển, biên giới và hảiđảo; có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộcthiểu số.

2. Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, xâydựng, vận hành công trình khai thác, cấp nước sinh hoạt và chú trọng công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát

- Quy hoạch nguồn nước cho sinh hoạtcần phải bảo đảm tính thống nhất với Chiến lược Quốc gia về nước sạch, với quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các địa phương, v v . ….TrongQuy hoạch cần ưu tiên cấp nước cho những vùng tập trung đông dân cư; khu vựckhó khăn về nguồn nước sinh hoạt, tận dụng các công trình cấp nước hiện có đểnâng cấp, mở rộng, đồng thời quy hoách các nguồn nước cho các vùng thường xuyênhạn hán, lũ lụt; đảm bảo việc khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước,nâng cao chất lượng nước.

- Cần tăng cường quản lý, kiểm tra,giám sát đối với việc đầu tư xây dựng các công trình nhằm bảo đảm chất lượng,tiến độ và giá thành hợp lý.

- Các cơ quan chức năng cần tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các công trình cấpnước sinh hoạt tại các địa phương; đôn đốc công tác sửa chữa, nâng cấp, nângcao hiệu quả hoạt động của các công trình.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổchức thành viên của Mặt trận cần phát huy vài trò của mình trong giám sát việcthực hiện pháp luật về đầu tư, xây dựng, vận hành công trình khai thác, cấpnước sinh hoạt; trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì phải xử lýtheo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêmminh.

3. Tăng cường bảo vệ môi trường nước, an ninh nguồnnước, khắc phục thiên tai

- Cần phải khảo sát kỹ nơi dự địnhlàm công trình khai thác, cấp nước sinh hoạt, tránh xây dựng công trình gầncảng thủy nội địa, gần nơi xả nước thải của nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, nơinguồn nước bị ô nhiễm, bị suy kiệt, nguồn nước không bảo đảm bền vững, khôngđáp ứng nhu cầu.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cầnnêu cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường nước; tham gia phòng, chốngthiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu để bảo đảm an toàn các nguồn nước cấp chosinh hoạt. Sử dụng quy trình vận hành liên hồ chứa nước hiệu quả, hạn chế sự cốkhi có lũ, lụt, hạn hán, hoặc gây thiếu nước cho các vùng hạ lưu; chủ động ứngphó khi có thiên tai xảy ra để bảo đảm nguồn nước, chất lượng nước cho sinhhoạt.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm định nguồn nướccho sinh hoạt

Các cơ quan, tổ chức cần phải có cácgiải pháp hữu hiệu để kiểm tra, giám sát, kiểm định các nguồn nước cho sinhhoạt. Ngoài việc kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng cấptrên, thì cần có cơ chế giám sát của cộng đồng, của người dân, trường hợp pháthiện nước bị nhơ bẩn, ô nhiễm thì phải thông báo ngay cho cơ quan, cá nhân cóthẩm quyền biết để xử lý.

- Định kỳ hàng quý, cơ quan chức năng phải lấy nước để kiểm định, xétnghiệm mẫu nước, nếu chất lượng nước bị bẩn, ô nhiễm quá mức quy định cho phépthì phải có biện pháp xử lý ngay.

5. Tăng cường công tác chống thất thoát, thất thu nước

- Đơn vị quản lý, vận hành công trìnhcần có đội chống thất thoát, thất thu nước bao gồm những người có trình độchuyên môn, có trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ.

- Thường xuyên tổ chức các buổi họp,hội thảo chuyên đề về chống thất thoát, thất thu nước sạch nhằm trao đổi kinhnghiệm, kỹ năng chống thất thoát, thất thu nước sinh hoạt.

- Lựa chọn sử dụng các loại vật tư,thiết bị chất lượng cao để lắp đặt công trình, hệ thống ống nước nhằm hạn chếthất thoát, rò rỉ và thất thu.

- Giám sát chặt chẽ công tác lắp đặtcác tuyến ống mới, các điểm đấu nối, các điểm khởi thủy cấp nước cho kháchhàng.

- Khi phát hiện các điểm rò rỉ, vỡống thì phải nhanh chóng khắc phục để giảm thiểu tối đa lượng nước thất thoátvà ổn định cấp nước trở lại.

- Có kế hoạch cải tạo, thay thế, nângcấp các đường ống cũ bị hư hỏng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Thay thế cácđồng hồ cũ, định kỳ bảo dưỡng, kiểm định đồng hồ theo quy định.

- Khuyến khích ứng dụng khoa học,công nghệ trong quản hệ thống ống cấp nước và khách hàng sử dụng nước.

- Cần có biện pháp, chế tài xử lýnghiêm minh đối với những trường hợp có hành vi gây thất thoát, thất thu nước.

6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nước  sinh hoạt

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơquan quản lý nhà nước về nước sinh hoạt từ trung ương đến địa phương, nhằm nângcao trách nhiệm quản lý, bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt. Nhà nước cần giữvai trò chủ đạo trong đầu tư, quản lý, khai thác cấp nước sinh hoạt cho nhândân.

- Cần hợp nhất công tác quản lý vềnước sinh hoạt ở đô thị và nông thôn để giảm bớt bộ máy, nhân sự, kinh phí; tậndụng năng lực tài chính đầu tư, khai thác cấp nước cho khu vực đô thị và nôngthôn bảo đảm hiệu quả.

- Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp lại cácđơn vị cấp nước sinh hoạt ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở. Giao cho một Bộ chủtrì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương thực hiện việc quản lý nguồn nướcsinh hoạt.

7. Tăng cường kinh phí cho đầu tư các công trình khaithác, cấp nước sinh hoạt

Nhà nước cần có chính sách ưu tiên bốtrí ngân sách hàng năm cho việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, bảo dưỡng cáccông trình khai thác, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, đặc biệt là ưu tiên bốtrí ngân sách cho các tỉnh miền núi, cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tiếp tục cấp tín dụng ưu đãi chocác hộ gia đình nghèo để thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước an toàn; hỗtrợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng công trình khai thác,cấp nước an sinh hoạt ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường xã hội hóa nguồn lực từcác thành phần kinh tế, huy động nguồn lực từ những người sử dụng nước; độngviên sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng dân cư để xây dựng, bảo vệ, quảnlý, vận hành hiệu quả công trình khai thác, cấp nước sinh hoạt.

- Kêu gọi tài trợ kinh phí từ cácnước, các tổ chức quốc tế cho đầu tư xây dựng công trình khai thác, cấp nướcsinh hoạt cho nhân dân.

8.  Ứng dụngtiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, cấp nước sinh hoạt

- Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ cáccơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệtrong khai thác, lưu trữ, xử lý, cấp nước sinh hoạt; đầu tư nâng cấp, cải tạocông nghệ xử lý nước tại các công trình khai thác, cấp nước với quy mô lớn;công nghệ xử lý nước quy mô nhỏ, hộ gia đình; thu gom, lưu trữ và xử lý nướcmưa cho sinh hoạt;

- Tạo điều kiện cho các cơ quan khoahọc tham gia rộng rãi và áp dụng các công nghệ mới trong cấp nước, xử lý nướcbị ô nhiễm. Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả chất lượng các vật tư, thiết bị sửdụng trong công trình khai thác, cấp nước sinh hoạt.

- Ứng dụng khoa học, công nghệ trongđiều tra các nguồn nước, phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm nước.

- Chọn lọc và cải tiến các công nghệtruyền thống gắn với việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, áp dụng các công nghệtiên tiến nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá việc khai thác, cấp nước sinhhoạt. Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất máy móc, thiết bị trong nước, tại chỗphục vụ cho cấp nước sinh hoạt.

9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quản lý,khai thác, cấp nước sinh hoạt

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cánbộ, chuyên gia về quản lý, khai thác, cấp nước sinh hoạt. Phát triển nguồn nhânlực cân đối và đồng bộ ở các cấp, các ngành; chú trọng tập huấn cán bộ, nhânviên thực hiện nhiệm vụ ở cấp huyện, cấp xã. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo,nâng cao năng lực quản lý, khai thác, cấp nước sinh hoạt.

- Cần thường xuyên tập huấn nâng caotrình độ chuyên môn, kỹ thuật cho các cán bộ, công nhân vận hành, quản lý cáccông trình cấp nước.

- Đối với khu vực miền núi, cần tiếptục đẩy mạnh việc tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ, nhân viên quản lýnước ở khu vực này nhằm giúp các địa phương miền núi từng bước cải thiện, pháttriển tốt hệ thống cấp nước hiện có.

10. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động

Tăng cường công tác tuyên truyền, vậnđộng các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về hỗ trợ kinh phí, đầu tư xâydựng, bảo vệ, vận hành công trình khai thác, cấp nước và sử dụng nước tiếtkiệm, hiệu quả. Cụ thể là đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên gia, công nhân cầnnêu cao ý thức trách nhiệm thực hiện tốt việc thiết kế, xây dựng công trình bảođảm chất lượng, kỹ thuật; bảo đảm chất lượng máy móc, trang thiết bị, hệ thốngđường ống với giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu công suất vận hành công trình khaithác, cấp nước an toàn; đối với nhân dân cần nâng cao nhận thức, có trách nhiệmsử dụng nước sinh hoạt hợp lý, tiết kiệm; giữ gìn vệ sinh nguồn nước, môitrường xung quanh, bảo vệ máy móc, thiết bị công trình, hệ thống đường ống,tham gia hỗ trợ, đóng góp kinh phí cho xây dựng và vận hành công trình; thamgia giám sát quá trình vận hành công trình, nguồn nước.

11. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tàinguyên nước

Nhà nước cần tăng cường hợp tác quốctế với các nước thượng nguồn các sông chảy vào Việt Nam nhằm trao đổi, bảo đảmđiều tiết nguồn nước, vệ sinh môi trường nước trên các sông chảy vào Việt Namvà những vấn đề khác có liên quan trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Namlà thành viên. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế nhằm bảo đảm khai thác,sử dụng công bằng, hợp lý nguồn nước của các sông liên quốc gia, hạn chế cáctác động, rủi do. Đồng thời, nghiên cứu cơ chế trao đổi, thỏa thuận hợp lý vớicác quốc gia thượng nguồn để bảo đảm hài hòa việc xây dựng, vận hành các côngtrình thủy điện lớn trên các sông chảy vào Việt Nam.

Cập nhật : 9:39 - 14/12/2022
In trang này Click here to Print it!