Mô hình tổ chức chính quyền địa phương một số nước trên thế giới

 

Mô hình chính quyền địaphương tại Pháp và Đức

Làhai quốc gia điển hình cho mô hình tổ chức chính quyền địa phương tập quyền,Pháp và Đức mang đặc trưng là chính quyền địa phương bị song trùng giám sát củađại diện chính quyền trung ương và của chính quyền cấp trên.

Đâylà một mô hình phức tạp nhưng lại được Pháp trọng áp dụng. Mô hình này đượchình thành, phát triển từ chế độ quân chủ chuyên chế. Thuở ban đầu của chế độphong kiến, chính quyền địa phương chỉ là các quan cai trị do Nhà Vua cử về địaphương nhằm mục đích thực hiện hay giám sát sự thực hiện các quyết định của NhàVua. Về sau, với sự đấu tranh dân chủ, các lãnh đạo địa phương có được một sốthẩm quyền nhất định cho việc giải quyết các công việc của địa phương, trong đócó cả các việc có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương, và cuối cùng,các quan chức được cử về chỉ làm mỗi một chức năng giám sát việc thực hiện cácquyết định của cấp trên và các văn bản luật của trung ương, mà không còn có quyềnhành như trước đây nữa. Tại tất cả các tỉnh ở Pháp đều có Thị trưởng do Hội đồngthành phố bầu cử và ở dưới quyền kiểm soát của các tỉnh trưởng. Thị trưởng vừachăm nom đến những quyền lợi địa phương vừa quan tâm đến những quyền lợi củatrung ương. Đại diện của Bộ nội vụ giám sát về mặt hành chính, đại diện của cácBộ khác giám sát về mặt chuyên môn. Và các dịch vụ ở địa phương cơ ban do các Bộcung cấp.

Môhình chính quyền địa phương ở Đức có đặc điểm giống của nước Pháp nhưng khôngcó cơ quan đại diện của chính quyền cấp trên xuống giám sát chính quyền cấp dưới.Đây là một mô hình phụ trợ lãnh thổ, trong đó chính quyền liên bang phụ thuộcvào chính quyền bang, chính quyền bang phụ thuộc vào chính quyền địa phươngtrong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ cho dân. Phân chia quyên lực theo nguyên tắc: những gì địa phương làm tốt thì địa phươnglàm, trung ương chỉ làm nhưng gì mà địa phương làm không tốt hơn. Phân chiarất rõ trách nhiệm của từng cấp, cấp này làm thì cấp kia không làm. Và như vậymỗi cấp có tính chủ động; đồng thời được phân nhiệm vụ thì cũng được phân bôngân sách, có nguồn thu bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình… Như vậy, Chínhquyền địa phương ở Đức chia thành năm cấp, quyền của mỗi cấp mang tính chủ độngvà được phân cấp; đồng thời được phân nhiệm vụ thì cũng được phân ngân sách, tứclà cấp đó sẽ có nguồn thu bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Trongđó, Regierungsbezirke là cấp không có cơ quan đại diện. Hiện nay, ngoài Đức thìcòn một quốc quốc gia cũng triển khai theo mô hình tổ chức này như các quốc giaBắc Âu, và khá gần với Việt Nam là Nhật Bản.

Mô hình chính quyền địaphương tại Mỹ

Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang gồm 50bang và một đặc khu liên bang, trong đó có 48 tiểu bang lục địa. Theo luật phápcủa Hoa Kỳ, các tiểu bang được xem là các quốc gia (thực thể có chủ quyềnriêng). Quyền lực của các tiểu bang do người dân trong bang giao phó thông quabầu cử trực tiếp. Do đó, tổ chức hành chính địa phương được quy định bởi luậtpháp của từng tiểu bang và do sự khác biệt trong luật pháp của các tiểu bangnên tổ chức hành chính địa phương của Hoa Kỳ rất phức tạp và đa dạng.

TạiHoa Kỳ, thuật ngữ chính quyền địa phương được hiểu là cấp chính quyền dưới tiểubang. Hiến pháp của mỗi bang quy định việc thành lập các thực thể chính quyền địaphương. Ba dạng chính của chính quyền địa phương là: (i) chính quyền hạt (cấpngay dưới tiểu bang - county); (ii) chính quyền thành phố; (iii) các thị trấnvà làng xã; tuy nhiên một số bang cũng quy định các kiểu chính quyền địa phươngkhác, bao gồm các phường, các khu vực trường học, các khu bảo tồn, các thị trấnvà các cơ quan phụ trách vận tải.

Mô hình hành chính địaphương của Nhà nước Mỹ áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách đậm đặc nhất. Địaphương ở Mỹ quốc được toàn quyền giải quyết các công việc của mình mà không cầnthiết có sự bảo trợ từ trung ương. Sự phục tùng trung ương, cũng như việc giámsát trung ương đối với địa phương chủ yếu bằng pháp luật và thông qua hoạt độngxét xử của toà án. Việc phân quyền tuyệt đối được thể hiện trước hết bằng việccác địa phương thoải mái trong việc lựa chọn các mô hình tổ chức và hoạt động củamình. Hiện nay, nước Mỹ có tới 4 mô hình tổ chức: Hội đồng và Thị trưởng mạnh;Hội đồng và thị trưởng yếu; Ban quản đốc cùng với Hội đồng do dân bầu ra; và Uỷban và Hội đồng cùng do dân bầu ra. 

-Chính quyền hạt: Hầu hết các bang đều được chia thành các hạt. Các hạt ở Hoa Kỳđều có 1 thị trấn hay 1 thành phố được quy định là trung tâm của hạt, nơi đóngtrụ sở của các cơ quan chính quyền và là địa điểm hội họp của các ủy viên ủyban và các giám sát viên. Các hạt do các quan chức được dân bầu ra cai quản. Điểnhình là có một ban các giám sát viên hoặc một ủy ban của hạt, ủy ban này đề rachính sách và thường thì cũng thực hiện cả chức năng hành pháp. Các chức vụ đượcbầu khác của hạt ngoài những chức vụ khác có thể còn có quận trưởng cảnh sát,thẩm phán, thẩm phán hòa giải, kiểm tra y tế, trưởng ban quản trị, hội thẩmviên hoặc công tố viên. Ngoài những quan chức được bầu này, nhiều hạt còn cóngười quản trị chuyên nghiệp được thuê để quản lý các hoạt động chung của chínhquyền hạt.

-Chính quyền thành phố: Với mức độ đô thị hoá cao, chính quyền thành phố có thểđược coi là hình thức chính quyền địa phương quan trọng nhất. Chính quyền thànhphố có 3 hình thức chính:

1)Thị trưởng - hội đồng (mayor-council): thị trưởng được bầu trực tiếp và đứng đầuhành pháp, hội đồng được bầu như là cơ quan lập pháp. Thị trưởng có quyền bổnhiệm các viên chức thuộc về các cơ quan hành pháp (các phòng, ban, sở); hội đồngchủ yếu làm công việc lập pháp: thông qua các qui định, pháp lệnh, ngân sách,thuế suất của địa phương.

2)Uỷ ban (commission): hình thức này kết hợp cả hành pháp lẫn lập pháp vào mộtnhóm người, tức là uỷ ban, được bầu trực tiếp.  Mỗi uỷ viên cũng đồng thờichịu trách nhiệm một đơn vị hành pháp (sở, hay ban, phòng).  Người đứng đầuuỷ ban tuy thường được gọi là thị trưởng nhưng không có thực quyền lớn hơn so vớicác uỷ viên khác và vì vậy khác hẳn các thị trưởng trong mô hình thị trưởng-hộiđồng.

3)Thuê giám đốc (city manager): với hình thức này, người dân bầu ra hội đồngthành phố. Hội đồng này sẽ chỉ hoạt động lập pháp và hoạch định chính sách. Việcquản lý và thi hành chính sách được giao cho một nhà quản lý chuyên nghiệp,tương tự như mô hình của các công ty. Thông thường nhà quản lý này không có nhiệmkỳ (vì là được thuê) và chủ yếu phải thể hiện khả năng điều hành quản lý củamình nếu vẫn muốn tiếp tục được thuê.

-Chính quyền làng xã và thị trấn: thường được giao phó cho một ban hay hội đồngdân cử, có thể được gọi với nhiều tên khác nhau. Hội đồng có thể có chủ tịchhay người đứng đầu có chức năng như một quan chức điều hành chính, hoặc có thểlà một thị trưởng dân cử. Chính quyền làng xã và thị trấn giải quyết những nhucầu mang tính địa phương hạn hẹp, như lát đường và chiếu sáng đường phố; đảm bảocung cấp nước; cung cấp lực lượng cảnh sát và phương tiện phòng cháy chữa cháy;thiết lập các quy chế y tế địa phương; bố trí các bãi chứa rác và các chất phế thải khác, hệ thống cống rãnh; thu thuế địa phương để hỗ trợ các hoạt độngcủa chính quyền; hợp tác với bang và hạt trong việc trực tiếp quản lý hệ thốngtrường học địa phương.

Chính quyền địa phương ở Hoa Kỳ còn cókhu định chế và khu chưa định chế. Khu định chế là khu định cư trở thành thànhphố, thị xã, thị trấn hay xã sau khi cộng đồng cư dân trong khu định cư này bỏphiếu để được tổ chức thành khu được định chế hóa. Đa số các thành phố và thịtrấn tại Hoa Kỳ là các khu đô thị được định chế hóa. Khu chưa định chế là kháiniệm chỉ một khu vực địa lý ở đó có người dân sinh sống bình thường nhưng họchưa bỏ phiếu để thành khu định chế. Trái với khu định chế, người dân sốngtrong khu chưa định chế không được hưởng phúc lợi của một tổ chức đô thị tựquản hay danh xưng chính trị chính thức và không phải đóng thuế cho một chínhquyền thành phố, thị xã, thị trấn hay xã. Những vùng đất như thế thường thuộcquyền quản lý của cấp chính quyền cao hơn, có thể là hạt hay tiểu bang. Theocác nhà nghiên cứu, để tiện cho công việc thống kê, Cục điều tra dân số Hoa Kỳliệt kê các khu định cư chưa  định chế này thành các khu gọi là các thị xãkhảo sát.

Cập nhật : 9:38 - 14/12/2022
In trang này Click here to Print it!