Đánh giá tác động chính sách Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Chính sách 5 : Quy định về mô hình khám bệnh, chữa bệnh từ xa

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP

Trong thời gian qua, ngành y tế nước ta nóichung, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện được đầu tư phát triểnhơn, nhiều kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng trong khám, chữabệnh. Khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân được cải thiện, góp phầncứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng mà trước đây chưa cứu chữa được hoặcphải đi nước ngoài khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạtđược, hệ thống khám, chữa bệnh của nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,bất cập, thách thức:

Trong thời gian diễn ra dịch COVID - 19,các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị phong tỏa, cách ly y tế do có người bệnhCOVID, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nằm trong vùng thực hiện việc giãn cáchxã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnhnên không tiếp nhận được người bệnh. Người bệnh cư trú, sinh sống, làm việc,học tập tại nơi bị phong tỏa hoặc bị cách ly y tế, hoặc thực hiện giãn cách xãhội không đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng giấy hẹn khám lại đã ảnhhưởng đến việc kê đơn, cấp phát thuốc cho người bệnh.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã ápdụng giải pháp công nghệ thông tin triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xarất hiệu quả. Ban chỉ đạo Quốc gia đã thành lập “Trung tâm quản lý, điều hànhhỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19”. Trung tâm thườngxuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành cả nước cùng hộichẩn các ca bệnh nặng, bàn các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùngchia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc người bệnh. Vì vậy, việc ứng dụng côngnghệ thông tin đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh việnxích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam,ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới. Việc hội chẩn trực tuyến trên nền tảngcông nghệ thông tin này đã đóng góp quan trọng vào kết quả điều trị người bệnhCOVID-19. Trung tâm quản lý, điều hành được thành lập đã đánh dấu sự phát triểncủa hệ thống khám, chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoahọc công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh tật, đặc biệt với bệnh dịch nguyhiểm COVID-19.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có hành lang pháplý rõ ràng để triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa trong đó quy địnhcụ thể về khái niệm khám bệnh, chữa bệnh từ xa; điều kiện thực hiện khám bệnh,chữa bệnh từ xa; các nhóm bệnh được phép khám chữa bệnh từ xa; trách nhiệm pháplý của việc chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc khithực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Mô hình bệnh tật kép (bệnh lây nhiễm vàkhông lây nhiễm); nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu. Số giường bệnh trên vạn dân thấp hơn so với các nước trong khuvực, phân bố nhân lực y tế không đồng đều, cán bộ có tay nghề cao thường tậptrung chủ yếu ở các thành thị, vùng kinh tế, xã hội phát triển, tình trạngthiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương. Nhiều kỹ thuật y học cao đãtriển khai nhưng không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và ở cácbệnh viện tuyến Trung ương. Ở tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa có chất lượng dịchvụ y tế thấp hơn hẳn so với vùng kinh tế phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụy tế chất lượng cao của người dân hạn chế, dẫn đến sự mất công bằng trong chămsóc sức khỏe, người dân không tin tưởng chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnhtuyến dưới. Việc vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh xảy ra khá phổ biến, nhiềungười bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương để khám, chữa các bệnh màcó thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, gây quá tải tạicác bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.

Chính vì vậy, việc xây dựng và ban hànhLuật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong đó thể chế hóa quy định “Khám, chữabệnh từ xa” trong bối cảnh cả nước Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thànhquốc gia số năm 2030, hướng tới tầm nhìn trở thành quốc gia số ổn định và thịnhvượng là việc làm rất cần thiết và cấp bách.

II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để khắc phụcđược vấn đề bất cập nêu trên, có 02 phương án được đề xuất giả định để giảiquyết vấn đề.

1. Phương án 1:

Quy định bổ sung nội dung khám bệnh, chữa bệnh bệnh từ xanhư sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

18. Khám bệnh, chữa bệnh bệnh từ xa là việc sửdụng thiết bị và công nghệ thông tin để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 54. Khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ chữabệnh từ xa

1. Các trường hợp khám bệnh,chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh từ xa:

a)Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnhvới người bệnh theo danh mục bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Hỗ trợ chữa bệnhtừ xa giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Việc chẩn đoánbệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc khi thực hiện khám bệnh,chữa bệnh từ xa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải tuân thủ quyđịnh tại Điều 53 Luật này.

3. Trường hợp chữabệnh từ xa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:

a) Người hành nghềthực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoánbệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình;

b) Người bệnh phảithanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 87 Luật này.

4. Trường hợp chữabệnh từ xa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:

a) Người hành nghềtrực tiếp thực hiện chữa bệnh tại cơ sở được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm vềkết quả chữa bệnh của mình;

b) Cơ sở được hỗ trợphải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở hỗ trợ.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

2. Phương án 2:

Giữ nguyên nhưquy định hiện hành là không quy định về vấn đề này trong Luật.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỐIVỚI ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁCCÓ LIÊN QUAN

1. Đánh giá đối với phương án 1

1.1. Tác động về kinh tế

1.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Công tác khám bệnh,chữa bệnh từ xa có thể góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằngcách cải thiện khả năng tiếp cận của bệnh nhân với các dịch vụ y tế có chất lượng,hiệu quả về chi phí, mọi lúc mọi nơi."Cho phép bệnh nhân và bác sĩ giao tiếp trong thời gianthực hiện khám bệnhđiện tử - “eVisit”. Đặcbiệt đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóclâu dài và thườngxuyên.

Chỉ tínhtrong thời gian 09 triển khai Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Ytế về việc phê duyệt Đề án khám bệnh, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025, vớisự tham gia của 32 bệnh viện tuyến trung ương, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương với hơn 1000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện đakhoa tỉnh, bệnh viện huyện) thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh từ xa đãmang lại hiệu quả rất lớn về kinh tế đối với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Việc quyđịnh rõ mô hình tổ chức, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa góp phần tăngcường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế và các cơ quancó liên quan trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh theo hướng nâng cao và chútrọng về quản lý chất lượng người hành nghề, dịch vụ y tế; sử dụng hiệu quả,tiết kiệm nguồn lực, nhân lực để tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra,đôn đốc và các hoạt động khác của quản lý nhà nước.

- Giúp Nhànước xã hội hóa, huy động được sự tham gia của các tổ chức trong xã hội như cơsở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức hội nghề nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ ytế.

b) Tác động tiêu cực:

Qua đánh giá không phát hiện tác động tiêucực của phương án.

1.1.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữabệnh:

a) Tác động tích cực:

- Giúp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm nguồn lực đầu tư choy tế tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; giúp cán bộ y tế có taynghề cao thường tập trung chủ yếu ở các thành thị, vùng kinh tế, xã hội pháttriển hỗ trợ tình trạng thiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương; chuyểngiao kỹ thuật y học cao và hạn chế việc vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh xảy rakhá phổ biến, nhiều người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương đểkhám, chữa các bệnh mà có thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến tỉnh, tuyếnhuyện, gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyếnTrung ương.

- Quy định về khám bệnh, chữabệnh từ xa tạo ra các tiêu chuẩn và quy trình liên quan đến mối quan hệ giữabác sĩ và bệnh nhân; các vấn đề về trách nhiệm pháp lý và rủi ro; giám sát đánhgiá, quản lý và điều trị; sự đồng ý; tính liên tục của sự chăm sóc; chuyểntuyến cho các dịch vụ khẩn cấp; Hồ sơ bệnh án; quyền riêng tư và bảo mật của hồsơ bệnh nhân và trao đổi thông tin; kê đơn; và bồi hoàn; tư vấn và giáo dục sứckhỏe.

- Tăng cường sự sựthuận tiện, linh hoạt, giảm việc đi lại đối với các dịch vụ chăm sóc y tế dovậy giảm được chi phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, giảm tải lưu lượngbệnh nhân hay bệnh nhân tới các cơ cơ sở y tế và được các bác sĩ mà họ biết vàtin tưởng điều trị. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID, hình thức khámchữa bệnh từ xa là một giải pháp tối ưu trong việc thực hiện biện pháp giãncách xã hội, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tư vấn, khám chữa bệnh củangười dân.

- Giúp tăng khả năng tiếp cận chăm sóc sứckhỏe cho người dân.

- Đối với hộichẩn điện tử, là mô hình áp dụng giữa các cơ sở y tế, giữa tuyến trên với tuyếndưới, giúp tăng cường nềntảng kiến ​​thức ở tuyến dưới, sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâulàm nguồn lực tổng hợp, giảm tải việc quá tải cho tuyến trên nhưng bệnh nhân ởtuyến dưới vẫn được đảm bảo tư vấn và hỗ trợ của bác sỹ tuyến trên.

b) Tác động tiêu cực:

- Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa có thể ảnhhưởng đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh do bác sỹ và người bệnh không trựctiếp tiếp xúc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

- Các trang thiết bị hỗ trợ phải vận chuyểnđến nơi người bệnh đang sinh sống hoặc việc truyền dẫn thông tin bị ảnh hưởngdo các thiết bị truyền dẫn không bảo đảm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

1.1.3. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:

- Giúp số lượng lớn bệnh nhân không phải mất chi phí đi lại, chờđợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tiết kiệm háng nghìn tỷ đồng.

- Phương án này giúp đa dạng hóa loại hình cơsở khám bệnh, chữa bệnh giúp người hành nghề đa dạng các hình thức cung cấpdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh góp phần nâng cao chất lượng, an toàn của dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh để phục vụ người dân, tạo sự yên tâm và niềm tin của ngườidân đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

- Khi chất lượng người hành nghề, chất lượngdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được nâng cao sẽ góp phần gia tăng nhu cầu sử dụngdịch vụ của người dân; giảm các chi phí không hợp lý và thiệt hại của người dândo phải trực tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gây lãng phí, hiệu quả thấp.

- Đối với khámbệnh và kê đơn điện tử sẽ giúp quản lý các bệnh mạn tính hiệu quả và chi phí rẻ hơn.

- Theo dõi từ xa,giúp cho bệnh nhân được cảnh báo sớm về nguy cơ bệnh tật, về sự tuân thủ điềutrị, giúp quản lý tốt hơn và chi phí rẻ hơn, đặc biệt đối với các bệnh nhân cónguy cơ hay mắc các bệnh như tiểu đường, suy tim.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể ảnh hưởng đếnchất lượng khám bệnh, chữa bệnh do bác sỹ và người bệnh không trực tiếp tiếpxúc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

1.1.4. Tác động đối với người hành nghề khámbệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa sẽ giúp ngườihành nghề mở rộng đối tượng khám bệnh, chữa bệnh, không bị hạn chế về khoảngcách địa lý, không gian, thời gian…

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp tập hợpđội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tớimức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên,tuyến dưới để hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn, khám bệnh, chữabệnh từ xa, đào tạo, cập nhật kiến thực y khoa dễ dàng, thuận tiện.

Người hành nghề khám bệnh, chữabệnh được sử dụng y học từ xa như một phần của thực hành bình thường, hỗ trợbác sĩ thực hiện theo một lộ trình hợp lý để cung cấp dịch vụ chăm sóc y tếhiệu quả và an toàn dựa trên thông tin hiện tại, các nguồn sẵn có và nhu cầucủa bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ.

b) Tác động tiêu cực:

Người hành nghề sẽtốn thêm một khoản chi phí để đầu tư trang thiết bị y tế truyền dẫn thông tin,thuê người hỗ trợ khám bệnh chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên, đây là chi phí cầnthiết để nâng cao chất lượng hành nghề và sẽ được bù đắp lại khi người hànhnghề có thu nhập từ việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

1.2. Tác động về xã hội

1.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Về việc làm: tạo thêmviệc làm cho nhiều đối tượng khác nay cung câp dịch vụ khám bệnh chữa bệnh từxa, tạo điều nâng cao thu nhập, phát triển việc làm.

- Về sức khỏe: việc banhành chính sách sẽ giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Từ đó làmgiảm gánh nặng của Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe.

- Về giảm nghèo: Việc ban hành chính sách cũngcó tác động đến giảm nghèo thông qua hạn chế chi từ tiền túi của những ngườidân ở các vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn do bị lạm dụng kỹthuật hoặc chẩn đoán, chi phí đi lại, thời gian khám bệnh, chữa bệnh từ đó làmgiảm gánh nặng của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo.

- Việc ban hành chính sách cũng sẽ giúp Nhànước không phải đối diện với dư luận xã hội liên quan đến việc kiểm soát khônghiệu quả hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Nhà nước sẽ phải đối mặt với phản ứng củanhững người không đồng ý áp dụng hình thực khám bệnh chữa bệnh từ xa.

1.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữabệnh:

a) Tác động tích cực:

Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa sẽ giúp ngừihành nghề mở rộ đối tượng khám bệnh, chữa bệnh, không bị hạn chế về khoảng cáchđịa lý, không gian, thời gian…

b) Tác động tiêu cực:

Người hành nghề sẽ tốn thêm một khoản chi phí để đầu tư trang thiết bị y tếtruyền dẫn thông tin, thuê người hỗ trợ khám bệnh chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên,đây là chi phí cần thiết để nâng cao chất lượng hành nghề và sẽ được bù đắp lạikhi người hành nghề có thu nhập từ việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

1.2.3. Tác động đối với người bệnh:

a) Tác động tích cực:

Với việc ban hànhchính sách sẽ có tác động xã hội tích cực đối với sức khỏe của người dân, bảođảm quyền của người dân được hưởng thụ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chấtlượng, tạo niềm tin của người dân đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ngườihành nghề và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; từ đó góp phần bảo đảm an sinh xãhội, tạo điều kiện để duy trì môi trường xã hội ổn định và phát triển kinh tếđất nước.

b) Tác động tiêu cực:

Việc ban hành chính sách có thể dẫn đến tìnhtrạng các cơ sở lợi dung để thực hiện việc tư vấn khám bệnh chữa bệnh, cung cấpdịch vụ khám bệnh chữa bệnh từ xa khó kiểm soát về chất lượng.

1.2.4. Tác động đối với người hành nghề khámbệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Giúp người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cóhành lang pháp lý rõ ràng triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa, từđó giúp người hành nghề tránh được những hệ lụy pháp lý, tạo niềm tin cho ngườibệnh vào người hành nghề và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Người hành nghề sẽ tốn thêm một khoản chi phí để đầu tư trang thiết bị y tếtruyền dẫn thông tin, thuê người hỗ trợ khám bệnh chữa bệnh từ xa. Tuy nhiên,đây là chi phí cần thiết để nâng cao chất lượng hành nghề và sẽ được bù đắp lạikhi người hành nghề có thu nhập từ việc hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

1.3. Tác động về giới:

Về cơ bản chínhsách quy định về điều kiện, mô hình tổ chức, chuyên môn kỹ thuật…không có quyđịnh riêng đối với từng giới. Việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh từ xa áp dụngcả với người hành nghề là nam giới và nữ giới đều bình đẳng như nhau.

1.4. Tác động về thủ tục hànhchính:

Việc ban hànhchính sách sẽ phát sinh thủ tục thủ tục hành chính sau đây:

- Thủ tục hànhchính cấp giấy chứng nhận hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ xa;

- Thủ tục bổ sungphạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

1.5. Tác động đối với hệ thốngpháp luật:

Việc ban hànhchính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên.

2. Đánh giá đối với phương án 2

2.1. Tác động về kinh tế:

2.1.1. Tác động đốivới Nhà nước:

a) Tác động tíchcực:

Nhà nước khôngphải đầu tư kinh phí, nguồn lực, tổ chức bộ máy cho thực hiện mô hình khám bệnh,chữa bệnh từ xa.

b) Tác động tiêucực:

- Nhà nước sẽ phải mất chi phí để giải quyếtcác vấn đề xã hội liên quan đến bệnh tật do chẩn đoán, điều trị và các vấn đềpháp lý như khiếu nại, tố cáo liên quan khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

- Các thách thức sử dụng công nghệ và truyền âm thanh, dữ liệu, hìnhảnh và thông tin cùng với các tiêu chuẩn, quy trình, chính sách và quy trìnhchăm sóc sức khỏe.

2.1.2. Tác động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tíchcực:

Với số lượng người học tốt nghiệp tại các cơsở đào tạo khối ngành sức khỏe ngày càng tăng sẽ giúp cho các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có được nguồn nhân lực dồi dào, phục vụ cho công tác khám bệnh, chữabệnh của cơ sở, đặc biệt đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trungương.

b) Tác động tiêucực:

Không bắt kịp với sự phát triển của tình hìnhkinh tế xã hội và diễn biến dịch bệnh trong tình hình mới.

2.1.3. Tác động đốivới người dân:

a) Tác động tíchcực:

Người dân được người hành nghề trực tiếp tưvấn khám bệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêucực:

- Hạn chế việc tiếp cận của người dân vào dịchvụ y tế có chất lượng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Có thể mắc dịch bệnh khi đến cơ sở khámbệnh, chữa bệnh trong thời gian dịch bệnh lưu hành.

- Người dân sẽ không giảm chi phí đi lại, chờđợi khi thực hiện thủ tục khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2.1.4. Tác động đốivới người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tíchcực:

Việc thực hiện như hiện nay người hành nghề sẽtrực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm các chỉ định, chuẩn đoán điều trị theophương án truyền thống.

b) Tác động tiêucực:

Người hành nghề sẽ không được đa dạng hóakhách hàng, đối tượng cung cấp dịch vụ kỹ thuật, nguồn thu không đa dạng.

2.2. Tác động về xã hội

2.2.1. Tác động đốivới Nhà nước:

a) Tác động tíchcực:

Nhà nước sẽ không phải đối mặt với phản ứngcủa những người học thuộc đối tượng phản đối việc thực hiện khám bệnh, chữabệnh từ xa.

b) Tác động tiêu cực:

- Về việc làm: Không tạo ra được cơ hội việclàm.

- Về sức khỏe: có thể làm tăng gánh nặng củaNhà nước trong chăm sóc sức khỏe do chất lượng hạn chế trong khi có diễn biếndịch bệnh người bệnh không đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời trong một sốtrường hợp.

- Nhà nước sẽ phải đối diện với dư luận xã hộiliên quan đến việc kiểm soát không hiệu quả hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từxa.

2.2.2. Tác động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tíchcực:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải tìm giảipháp thay thế cũng như các chế độ, chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế mớinếu như chính sách được ban hành.

b) Tác động tiêucực:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải giải quyếtcác vấn đề liên quan đến việc người bệnh khám bệnh, chữa bệnh từ xa, an ninhbệnh viện từ phản ứng của người bệnh trong việc cung cấp dịch vụ y tế không bảođảm chất lượng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2.2.3. Tác động đốivới người bệnh:

a) Tác động tíchcực:

Người bệnh sẽ không bị tác động về các thủ tụckhám bệnh, chữa bệnh vì chính sách không có thay đổi gì so với quy định hiệnnay.

b) Tác động tiêucực:

Người bệnh khó tiếp cận tư vấn bác sỹ trongkhi mắc các bệnh hoặc các dấu hiệu sức khỏe cần tư vấn kịp thời.

2.2.4. Tác động đốivới người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

a) Tác động tíchcực:

Chính sách không có thay đổi gì so với quyđịnh hiện nay, vì vậy định hướng nghề nghiệp không thay đổi so với hiện tại.

b) Tác động tiêucực:

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thể đểxảy ra những sai sót chuyên môn, sự cố y khoa.

2.3. Tác động về giới:

Chính sách khôngcó thay đổi gì so với quy định hiện hành nên không có tác động về giới.

2.4. Tác động về thủ tục hànhchính:

Chính sách khôngcó thay đổi gì so với quy định hiện hành nên không có tác động về thủ tục hànhchính.

2.5. Tác động đối với hệ thốngpháp luật:

Chính sách khôngcó thay đổi gì so với quy định hiện hành nên không có tác động đến hệ thốngpháp luật.

Khám chữa bệnh từxa được triển khai ở nhiều nước trên thế giới như Nhật bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ,Canada, Ấn đọ, Hàn quốc, Indonesia, Singapore, Thái Lan…. Một số nước đã cho phépđược kê đơn từ xa, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID, ở Nhật Bản (từ năm2015), Trung Quốc (kể từ Covid-19), Hoa Kỳ (một số tiểu bang kể từ Covid-19),Canada (một số tỉnh), Ấn Độ, Hàn Quốc (kể từ Covid-19). Singaporecó quy định cho phép các cơ sở phòng khám và bệnh viện tư nhân được triển khaikhám chữa bệnh từ xa, trong đó Telemedicine dự kiến ​​sẽ được cấp phép như mộtdịch vụ chăm sóc sức khỏe.

 

 

Tham khảo:

Báo cáo số 157/BC-BYT ngày06/02/2022 về tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Báo cáo số 158/BC-BYT HàNội, ngày 06/02/2022 về Đánh giátác động chính sách Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Text Box: Xây dựng và đánh giá tác động chính sách trong Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.Các chính sách để thực hiện mục tiêu:1. Chính sách 1: Tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề.  2. Chính sách 2: Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.3. Chính sách 3: Tăng cường quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.4. Chính sách 4: Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.5. Chính sách 5: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa.6. Chính sách 6: Đổi mới quy định về phân cấp hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.7. Chính sách 7: Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.8. Chính sách 8: Quy định về an ninh bệnh viện, bảo vệ quyền, lợi ích và an toàn của người hành nghề y.9. Chính sách 9: Quy định về sử dụng sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi (sau đây gọi tắt là sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng).10. Chính sách 10: Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Cập nhật : 9:32 - 14/12/2022
In trang này Click here to Print it!