Tình hình ban hành chính sách pháp luật về công tác quy hoạch

Luật Quy hoạch có hiệu lực kể từngày 01/01/2019, riêng các quy định về lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạchvùng và quy hoạch tỉnh có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2018. Để đảm bảo hoàn thiệnhệ thống pháp luật về quy hoạch và tính khả thi trong triển khai thi hành, Quốchội đã giao Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Sửa đổi các quy định tại các luật,pháp lệnh đã được liệt kê tại Phụ lục 3 Luật Quy hoạch để đảm bảo thống nhất vàcó hiệu lực đồng bộ với Luật Quy hoạch kể từ ngày 01/01/2019.

- Ban hành quy định chi tiết về mộtsố nội dung như: quy hoạch cấp quốc gia; trình tự, thủ tục lập, thẩm định vàphê duyệt quy hoạch; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;kinh phí cho hoạt động quy hoạch...

Trên cơ sở đó, một số kết quả nổi bậttrong ban hành chính sách pháp luật về công tác quy hoạch như sau:

- Sửa đổi, bổ sung một số điềuliên quan đến quy hoạch của các luật, pháp lệnh được liệt kê tại Phụ lục 3 LuậtQuy hoạch để đảm bảo đồng bộ và có hiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch và banhành Nghị quyết giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 59Luật Quy hoạch, để đảm bảo đồng bộ và có hiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch,Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã thông qua: Luật sửa đổi, bổsung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, số 28/2018/QH14; Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, số35/2018/QH14; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liênquan đến quy hoạch, số 01/2018/UBTVQH14. Đồng thời, để có cách hiểu thống nhấtcác quy định về cách thức lập quy hoạch và các quy định chuyển tiếp của LuậtQuy hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch(Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14).

Ngoài ra, để thực hiện các quy địnhchuyển tiếp của Luật Quy hoạch, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14ngày 20/11/2018 về Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về việc điều chỉnh kéo dài thờihạn quy hoạch theo quy định của pháp luật chuyên ngành có quy hoạch được tích hợpcho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết địnhhoặc phê duyệt.

- Ban hành các văn bản quy địnhchi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch

Để quy định chi tiết một số điều củaLuật Quy hoạch, theo nhiệm vụ được giao tại Luật Quy hoạch, Chính phủ và các Bộcó liên quan đã ban hành 01 Nghị định và 02 Thông tư: Nghị định số 37/2019/NĐ-CPngày 07/5/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (Nghịđịnh số 37/2019/NĐ-CP); 02 Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Luật Quy hoạch:(1) Thông tư hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch (được giao tại điểmđ khoản 3 và điểm b khoản 6 Điều 55 Luật Quy hoạch; (2) Thông tư quy định vềgiá trong hoạt động quy hoạch (được giao tại điểm b khoản 6 và điểm b khoản 6Điều 55 Luật Quy hoạch).

- Ban hành các văn bản quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điềucó liên quan đến quy hoạch

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, số 35/2018/QH14, Chính phủ đã banhành 14 Nghị định và các Bộ ban hành 12 Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫnthi hành các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quyhoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc các ngành tài nguyên và môi trường,giao thông vận tải, thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão, xây dựng, năng lượngnguyên tử và di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Đánh giá chung về các kết quảthực hiện các nhiệm vụ về soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luậtcó liên quan đến quy hoạch

Việc sửa đổi, bổ sung 66 luật, 7pháp lệnh để bảo đảm đồng bộ và có hiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch kể từngày 01/01/2019 đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất cho công tác quy hoạch.Theo đó, các quy định được giao hướng dẫn chi tiết tại Luật Quy hoạch, các luật,pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch cơ bản đã đượcban hành đầy đủ.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạnchế:

- Do việc ban hành Nghị định hướngdẫn chi tiết thi hành Luật Quy hoạch (Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019) chậm14 tháng so với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật Quyhoạch có hiệu lực từ 01/01/2019 nhưng các quy định của Luật này về lập, thẩm địnhquy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 3 năm 2018) dẫn đến việc ban hành các văn bản quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành có liên quan khác cũng không bảo đảm tiến độ và làm ảnhhưởng rất nhiều tới tiến độ lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.Ngoài ra, việc hướng dẫn quản lý, thanh quyết toán kinh phí lập quy hoạch theoquy định của Luật Đầu tư công còn chậm. Đến ngày 11/11/2021, Chính phủ mới banhành Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dựán sử dụng vốn đầu tư công.

- Về nội dung, có một số văn bảnquy phạm pháp luật chưa thống nhất về các khái niệm, trình tự, thủ tục như:

+ Quy định giữa pháp luật về đấu thầu,pháp luật về đầu tư công và pháp luật về quy hoạch chưa có sự thống nhất trongviệc lựa chọn tư vấn và quản lý kinh phí để lập, thẩm định nội dung các hợp phầncủa quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng.

+ Theo báo cáo của nhiều địa phương, sau khi Luật Quy hoạch và các văn bảnhướng dẫn chi tiết được ban hành các ngành vẫn tiếp tục quy định riêng rẽ nộidung của quy hoạch ở nhiều văn bản chuyên ngành khác nhau dẫn đến sự mâu thuẫn,không đồng bộ với quy định của Luật Quy hoạch, gây khó khăn trong quá trình ápdụng pháp luật trong một thời gian dài làm chậm tiến độ lập quy hoạch tỉnh. Mặcdù đến nay Chính phủ đã phải ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021tuy nhiên tồn tại hạn chế trên vẫn chưa được xử lý triệt để.

+ Quy định về kinh phí cho việc lậpbáo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã được ban hành trước khi Luật Quy hoạchđược ban hành nên các khoản chi và định mức chi không còn phù hợp.

+ Một số quy định về quy hoạch xâydựng tại Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng chưa thống nhất với nhau vàkhông còn phù hợp với thực tế.

+ Một số Nghị định vẫn chưa được sửađổi, bổ sung để thống nhất với Luật Quy hoạch, cụ thể: Quy định tại khoản 1 Điều8 Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 quy định về khu công nghệ thôngtin tập trung; Quy định về quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập tạiđiểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủquy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Thôngtư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việcxây dựng và áp dụng tiêu chuẩn có quy định về quy hoạch tổng thể xây dựng tiêuchuẩn quốc gia.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tạitrên là do: Một số văn bản hướng dẫn thi hành đòi hỏi phải thống nhất với quy địnhcủa pháp luật chuyên ngành khác trong khi các quy định pháp luật chuyên ngànhnày đang được xem xét để sửa đổi, bổ sung. Các văn bản quy định chi tiết liênquan đến hoạt động quy hoạch trước khi Luật Quy hoạch được ban hành có số lượngrất lớn (riêng cấp Nghị định đã có tới 85 Nghị định), dưới nhiều hình thức (Nghịđịnh; Thông tư; Quyết định…), liên quan đến nhiều lĩnh vực và do nhiều Bộ,ngành chủ trì soạn thảo (liên quan trực tiếp tới 17 Bộ). Do vậy, việc rà soát đểsửa đổi, đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch và phù hợp với yêu cầu quản lý củatừng ngành đòi hỏi phải có nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá tác động và lấyý kiến góp ý, đặc biệt là các văn bản quy định các nội dung mang tính chất kỹthuật, chuyên ngành như đất đai, xây dựng, điện lực, giao thông, tài nguyên vàmôi trường, đo đạc bản đồ…

 

Tham khảo:

Báo cáo số28/BC-ĐGS ngày 16/02/2022 báo cáo kết quả bước đầu về việc thực hiện giám sátchuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khiLuật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”

Cập nhật : 16:39 - 22/11/2022
In trang này Click here to Print it!