Đánh giá tác động chính sách Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Chính sách 3: Tăng cường quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh


I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP

Hiện nay, chính sách quản lý hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ củacơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một số vấn đề bất cập như sau:

Việc quản lý hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu thông quaviệc thẩm định điều kiện cấp giấy phép hoạt động nên chỉ bảo đảm đủ điều kiệnkhi thực hiện hoạt động cấp phép, sau khi được cấp phép cơ sở khám bệnh, chữabệnh thường xuyên thay đổi điều kiện do dịch chuyển về nhân sự, thay đổi địađiểm, cơ sở vật chất xuống cấp hoặc hết thời hạn thuê và vấn đề quản lý trangthiết bị y tế, trong khi đó giấy phép hoạt động lại không có thời hạn, công tácthanh tra, kiểm tra không được thường xuyên nên không quản lý chặt chẽ đượcđiều kiện hoạt động của cơ sở và các hoạt động chuyên môn, sự cố y khoa của cơsở khám bệnh, chữa bệnh.

Việc đánh giá chất lượng cơ sở mới áp dụng khuyến khích, do cơ quan quảnlý nhà nước đánh giá và mới thực hiện được đối với bệnh viện nên chất lượngkhám bệnh chữa bệnh ở nhiều cơ sở chưa được nâng cao.

Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì việc đánh giá chất lượnglà khuyến khích và không bắt buộc áp dụng. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua,các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là các cơ sở của Nhà nước ít quan tâmđến việc cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ.

II. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để khắc phục được vấn đề bất cập nêu trên, có 3 phương án được đề xuấtgiả định để giải quyết vấn đề.

a) Phương án 1:

Bắt buộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hạ tầng công nghệ bảo đảm kếtnối với Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và áp dụngviệc đánh giá chất lượng sau khi được cấp giấy phép hoạt động theo bộ tiêuchuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành.

Việc đánh giá chất lượng phải được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận chấtlượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngchứng nhận kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luậtvề tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

b) Phương án 2:

Bắt buộc áp dụng việc đánh giá chất lượng sau khi được cấp giấy phép hoạtđộng theo bộ tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành. Việc đánh giá chấtlượng do các cơ quan quản lý  thực hiệnnhư hiện hành.

c) Phương án 3:

Chỉ khuyến khích cơ sở có Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khámbệnh, chữa bệnh và áp dụng việc đánh giá chất lượng sau khi được cấp giấy phéphoạt động theo bộ tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành như hiện nay.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ TÁCĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN

1. Đánh giá đối với phương án 1

1.1. Tác động về kinh tế

1.1.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

Việc bắt buộc cơ sở có kết nối với hệ thống thông tin về quản lý sẽ giúpcơ quan nhà nước quản lý, theo dõi hoạt động của cơ sở qua hệ thống, giảm bớtcho phí trực tiếp thực hiện việc quản lý, thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, chiphí cho báo cáo, thống kê số liệu, giảm bớt thời gian làm việc của cơ quan quảnlý.

- Giảm chi hành chính do Nhà nước sẽ giảm số lượng các đợt kiểm tra thựctế việc khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề cũng như của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.

- Giảm chi hành chính cho việc tổ chức thống kê, rà soát số liệu thống kêbáo cáo.

- Tăng thời gian làm việc cho các cơ quan quản lý do đã giảm bớt thờigian dành cho công tác kiểm tra.

- Tăng thu từ nguồn phí duy trì hệ thống do các cơ sở khám bệnh, chữabệnh nộp.

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới về sai sót trong y tế tại Châu Âucho thấy 50% đến 70,2% sai sót có thể được ngăn chặn thông qua việc áp dụng cácphương pháp mang tính hệ thống, mà đánh giá chất lượng theo định kỳ mà mộttrong các phương pháp đó và việc áp dụng các phương pháp này sẽ ngăn ngừa hơn750 000 lỗi y tế gây hại mỗi năm, dẫn đến việc phải nhập viện ít hơn 3,2 triệungày, ít hơn 260.000 sự cố khuyết tật vĩnh viễn và ít hơn 95000 ca tử vong mỗinăm.

b) Tác động tiêu cực:

Để thực hiện được chính sách, Nhà nước sẽ phải chi khoảng 150 tỷ để xâydựng phần mềm quản lý và trang bị hạ tầng cho hệ thống thông tin quản lý hoạtđộng khám bệnh, chữa bệnh. Ngoài ra cũng dự kiến phải chi 20 tỷ cho việc xâydựng bộ tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng lại toàn bộ giá dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ phải nộp phí duy trì khi tham gia vào hệthống và phải đầu tư đường truyền, thiết bị về công nghệ thông tin để kết nốivới hệ thống.

Cơ sở thực hiện việc đánh giá chất lượng bắt buộc sẽ phải tăng chi phícho bộ phận quản lý chất lượng và chi hành chính cho việc thực hiện đánh giábắt buộc.

1.1.2. Tác động đối với Quỹ bảo hiểm y tế:

a) Tác động tích cực:

Năm 2018, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đã tiếp nhận và giámđịnh 176,5 triệu hồ sơ điện tử với 98.116 tỷ đồng đề nghị thanh toán bảo hiểm ytế , tỷ lệ liên thông dữ liệu trên toàn quốc đạt 95,12%; đã kết nối với 12.132cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tiếp nhậnvà giám định 72,2 triệu hồ sơ điện tử với 40.438 tỷ đồng đề nghị thanh toán bảohiểm y tế. Trước đây, do làm thủ công, nên chỉ có thể kiểm tra khoảng 10% hồsơ, nhưng khi có phần mềm có thể kiểm tra tự động 100% các hồ sơ yêu cầu thanhtoán từ đó hạn chế được các chỉ định quá mức cần thiết, thu dung người bệnh,kéo dài ngày điều trị, thanh toán chưa đúng quy định. Đồng thời phát hiện vàthông báo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng lạm dụng thẻ bảo hiểm ytế để đi khám bệnh nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tháng của một sốngười sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Góp phần cung cấp bằng chứng để xác định mức hưởng, mức chi trả chi phíkhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

b) Tác động tiêu cực:

Nếu chi phí của cơ sở trong việc tham gia kết nối với hệ thống thông tin,đánh giá chất lượng bắt buộc được kết cấu vào giá thì sẽ làm tăng giá dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh, làm tăng chi từ Quỹ bảo hiểm y tế.

1.1.3. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tác động tích cực:

Việc quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc phải kết nối với hệthống quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ giúp các cơ sở khám bệnh, chữabệnh giảm:

- Chi phí chi trả cho việc lập báo cáo đối với các chỉ số thống kê theoquy định.

 - Chi phí lập, lưu giữ các sổ sáchliên quan đến hoạt động của cơ sở.

Việc quy định bắt buộc đánh giá chất lượng sẽ giúp các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh tìm ra được các vấn đề cần khắc phục trong quản lý hành chính cũngnhư chuyên môn và từ đó sẽ giảm được các chi phí liên quan đến khắc phục, giảiquyết các sự cố y khoa của cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như đã phân tích ở phầntác động về kinh tế đối với Nhà nước.

b) Tác động tiêu cực:

Các cơ sở có thể phải chi thêm chi phí để hoàn thiện các phần mềm hiện cóđể bảo đảm tính tương thích với hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám bệnh,chữa bệnh của Bộ Y tế; chi phí để phục vụ cho việc đánh giá theo định kỳ 03năm/lần với các chi phí nhân lực, hành chính phục vụ cho việc tự đánh giá.

1.1.4. Tác động đối với người dân:

a) Tác động tích cực:    

Việc ban hành chính sách sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí liên quanđến việc phải mua sổ khám bệnh cho mỗi lần đi khám.

Giảm thời gian chờ khám trung bình khoảng 10 phút.

Người bệnh tiết kiệm chi phí do phải chuyển tuyến, vượt tuyến không cầnthiết.

b) Tác động tiêu cực:    

Việc ban hành chính sách có thể làm tăng chi phí khám bệnh, chữa bệnh chongười dân do các chi phí để thực hiện việc kết nối với hệ thống thông tin quảnlý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ được kết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh với ước tính chiếm 1% giá dịch vụ.

Có thể làm tăng chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người dân do các chi phíđể nâng cao chất lượng, khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ đượckết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

1.2. Tác động về xã hội

1.2.1. Tác động đối với Nhà nước:

a) Tác động tích cực:

- Việc ban hành chính sách cũng sẽ giúp Nhà nước giải quyết được các tồntại, bất cập liên quan đến chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nhưđã nêu tại phần xác định vấn đề từ đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý điều hànhmạng lưới khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước đồng thời đảm bảo tính công bằng,có thể áp dụng cho cả y tế công lập và tư nhân, nâng cao niềm tin của ngườidân, phù hợp mô hình hiện nay ở các nước tiên tiến.

- Về sức khỏe:

+ Giúp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh hạn chế các rủi ro màngười bệnh có thể gặp phải do đã có cơ sở dữ liệu về tiền sử bệnh tật, sức khỏevà từ đó làm giảm gánh nặng của Nhà nước trong chăm sóc sức khỏe.

+ Giúp Nhà nước có cơ sở dữ liệu về tình hình sức khỏe, bệnh tật để từ đócó các bằng chứng trong việc quyết định các chính sách liên quan đến chăm sócsức khỏe.

b) Tác động tiêu cực: Cóthể sẽ làm giảm số lượng việc làm do việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làmgiảm bớt số lượng công việc phải sử dụng nhân lực.

1.2.2. Tác động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

a) Tác động tích cực:    

- Giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề thuận tiện hơntrong việc khai thác tiền sử bệnh tật, sức khỏe của người bệnh và từ đó cóphương pháp chẩn đoán điều trị phù hợp với người bệnh đồng thời giảm các sự cốy khoa liên quan đến thiếu thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của ngườibệnh;

- Giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể dễ dàng thống kê cũng nhưtham khảo về sự cố y khoa và các phương pháp xử lý sự cố y khoa và từ đó sẽ gópphần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

- Giúp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc kiểm soát chất lượng củangười hành nghề và từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có các biện pháp để xử lý số nhân lựcdôi dư sau khi áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạtđộng khám bệnh, chữa bệnh.

1.2.3. Tác động đối với người bệnh:

a) Tác động tích cực:

- Về sức khỏe:

+ Giúp người bệnh được hưởng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng.

+ Giúp người dân có thêm thông tin cho việc tự chăm sóc khỏe, dự phòngbệnh tật.

- Về giảm nghèo: Giúp người dân có các biện pháp tự chăm sóc sóc khỏe, dựphòng bệnh tật và từ đó sẽ làm giảm chi từ tiền túi cho việc chữa bệnh.

b) Tác động tiêu cực:

Nếu việc bảo mật hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám bệnh, chữabệnh không bảo đảm thì có thể làm lộ bí mật thông tin của người bệnh.

Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của người dân tại một số vùng cònhạn chế nên có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng hệ thống.

1.3. Tác động về giới:

Do chính sách không có mục tiêu đặt ra các quy định riêng đối với từnggiới nên không tác động đến giới.

1.4. Tác động về thủ tục hành chính:

Việc ban hành chính sách sẽ góp phần làm giảm các thủ tục hành chính liênquan đến chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám bệnh, chữabệnh nhưng cũng đồng thời sẽ làm thay đổi hồ sơ, điều kiện thực hiện thủ tụchành chính liên quan đến việc cấp phép hoạt động.

Chính sách liên quan đến bắt buộc đánh giá sẽ phát sinh thủ tục hànhchính trong việc đánh giá và công nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1.5. Tác động đối với hệ thống pháp luật:

Việc ban hành chính sách bảo đảm tính phù hợp với Hiến pháp, pháp luật vềđầu tư cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Đánh giá đối với phương án 2

Về đánh giá chất lượng, phương án 2 tương tự như phương án 1 nên các tácđộng liên quan đến chính sách bắt buộc áp dụng đánh giá chất lượng như tác độngđã nêu trong phương án 1.

Về bắt buộc kết nối với hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khámbệnh, chữa bệnh, phương án 2 không đặt ra chính sách nên sẽ không có tác độngnào trong việc đề xuất chính sách. Tuy nhiên, nếu không đặt ra chính sách thìsẽ không giải quyết được các tồn tại, bất cập như đã nêu ở trên.

3. Đánh giá đối với phương án 3

Phương án này không thay đổi chính sách so với hiện nay nên không có tácđộng tăng/ giảm chi phí như đã nêu ở phương án 1. Tuy nhiên, không giải quyếtđược tồn tại, bất cập đã nêu ở phần xác định vấn đề. Bên cạnh đó, nếu tiếp tụcduy trì chính sách thì còn phải giải quyết các vấn đề hạn chế, bất cập hơntrong thời gian tới.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 157/BC-BYT ngày06/02/2022 về tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Text Box: Xây dựng và đánh giá tác động chính sách trong Dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.Các chính sách để thực hiện mục tiêu:1. Chính sách 1: Tăng cường kiểm soát trình độ chuyên môn, năng lực hành nghề, quản lý hành nghề.  2. Chính sách 2: Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.3. Chính sách 3: Tăng cường quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.4. Chính sách 4: Tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.5. Chính sách 5: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa.6. Chính sách 6: Đổi mới quy định về phân cấp hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.7. Chính sách 7: Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.8. Chính sách 8: Quy định về an ninh bệnh viện, bảo vệ quyền, lợi ích và an toàn của người hành nghề y.9. Chính sách 9: Quy định về sử dụng sản phẩm chuyên biệt điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính cho trẻ em từ không đến bảy mươi hai tháng tuổi (sau đây gọi tắt là sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng).10. Chính sách 10: Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

 

 

Cập nhật : 16:37 - 22/11/2022
In trang này Click here to Print it!