Một số kết quả trong công tác giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”

 

1. Về hệ thống pháp luật về công tác quy hoạch sau khi Luật Quy hoạchđược ban hành

Hệ thống pháp luật về công tác quy hoạch đến nay cơ bản đã được ban hànhđầy đủ (đã sửa đổi, bổ sung 66 luật và 7 pháp lệnh để bảo đảm bảo đồng bộ và cóhiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch kể từ ngày 01/01/2019; các quy định đượcgiao hướng dẫn chi tiết tại Luật Quy hoạch, các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sungmột số điều liên quan đến quy hoạch cơ bản đã được ban hành đầy đủ).

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Ban hành Nghị địnhhướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quy hoạch (Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày7/5/2019) chậm so với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Việc hướng dẫn quản lý, thanh quyết toán kinh phí lập quyhoạch theo quy định của Luật Đầu tư công cũng chậm; Một số văn bản quy phạmpháp luật còn bất cập về nội dung,tạo thêm thủ tục trình tự không cần thiết trong quá trình lập quy hoạch tỉnh…

2. Thời gian hoàn thành các quy hoạch thuộc hệ thốngquy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030

Luật Quy hoạchkhông quy định thời hạn hoàn thành với các quy hoạch trong hệ thống quy hoạchquốc gia.

Ngay sau khi LuậtQuy hoạch được ban hành, Chính phủđã ban hành Nghịquyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch (Nghịquyết số 11/NQ-CP), giao nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhândân cấp tỉnh khẩn trương tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạchquốc gia thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch và phápluật có liên quan khác. Theo đó, các quy hoạch ngành quốc gia, các quy hoạchtỉnh thời kỳ 2021 - 2030 phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày31/12/2020. Tuy nhiên, đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch khônggian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng thì Nghịquyết 11 không đưa ra thời hạn cụ thể. Nghị quyết 82 của Quốc hội về việc tiếptục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị giao Chính phủ tổ chứclập quy hoạch sử dụng đất quốc gia và kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn2021-2030 trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóaXV.

Để triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 69/NQ-CPngày 13/9/2019 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019 (Nghị quyết số69/NQ-CP). Tuy nhiên, Nghị quyết này cũng không quy định thời gian hoàn thànhcác quy hoạch.

Do việc lập quyhoạch thời kỳ 2021-2030 không đạt được tiến độ đã đề ra, ngày 19/8/2021, Thủtướng Chính phủ đã chủ trì tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quyhoạch đểthúc đẩy tiến độ lập quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiệnLuật Quy hoạch, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021 về các nhiệm vụ vàgiải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ2021 2030 và gia hạn tiến độhoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng,quy hoạch tỉnh đến ngày 31/12/2022.

3. Kết quả lập,thẩm định và quyết định/phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốcgia thời kỳ 2021 - 2030

3.1. Các quy hoạch cấp quốc gia

Đến thời điểm hiệnnay, trong các quy hoạch cấp quốc gia (bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quyhoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngànhquốc gia) mới có quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 4/38[1]quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt (14/38 quyhoạch ngành quốc gia đã lập xong, lấy ý kiến, trình thẩm định trong đó có 03quy hoạch[2] đã đượctổ chức thẩm định xong; 01 quy hoạch[3] đang trình thẩm định).

Theo Báo cáo số05/BC-CP, dự kiến Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thôngqua hồ sơ quy hoạch tổng thể quốc gia và trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ4 (tháng 10/2022). Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành xây dựng báocáo “Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng phát triển và định hướng sắp xếp,phân bổ không gian trên địa bàn quốc gia” để trình xin ý kiến Bộ Chính trị vàBan chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII trong tháng 4 và tháng 5 năm 2022 (theoquy định của Luật Quy hoạch thì Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quyhoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngànhquốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước nhưng đến nay vẫnchưa có).

3.2. Về quy hoạch vùng

Đến thời điểm hiện nay chưa có quy hoạch vùng nào được phê duyệt, trongđó mới chỉ có quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức lập quy hoạchvùng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch và được Hội đồng thẩmđịnh đã thông qua. Quy hoạch của 05vùng còn lại vẫn chưa xong nhiệm vụ lập quy hoạch. Theo báo cáo của Chính phủ,quy hoạch của 05 vùng dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng12/2022.

3.3. Về quy hoạch tỉnh

- Về lập, thẩm địnhvà phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh:

Đến nay, 62/63tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành lập, trình thẩm định vàđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh, còn thành phốHồ Chí Minh trình nhiệm vụ lập quy hoạch để thẩm định trong tháng 02/2022. Trêncơ sở nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương đang triển khai lập quy hoạch tỉnh.

- Về lập, thẩm địnhvà phê duyệt quy hoạch tỉnh:

Đến ngày11/01/2022, có 02 quy hoạch tỉnh (Bắc Giang, Hà Tĩnh) đã được thẩm định và đanghoàn thiện hồ sơ quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; 03quy hoạch tỉnh đã lập xong, trình thẩm định[4]; 07 quy hoạch tỉnh đã gửi xin ý kiến và đang hoànthiện để trình thẩm định[5]. Dự kiến đến hết quý I năm 2022 sẽ có thêm nhiềuquy hoạch tỉnh được lập xong và gửi xin ý kiến, trình thẩm định. Như vậy, tấtcả 63 địa phương đều chậm so với yêu cầu tại Nghị quyết 11/NQ-CP (02 năm).

3.4. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn

Theo quy định tạiĐiều 28 Luật Quy hoạch, nội dung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và việclập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạchnông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và phápluật về xây dựng. Việc công bố, công khai quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thônthực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quy hoạch đôthị và pháp luật về xây dựng.

Các chính sách,pháp luật được ban hành về cơ bản đã bao quát và điều chỉnh được các hoạt độngliên quan đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch đô thị,quy hoạch nông thôn; quy định rõ nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước; tráchnhiệm của các chủ thể liên quan trong công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nôngthôn; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật có liên quan, phù hợp vớitình hình cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn; đã thể hiện phân cấp mạnhhơn, làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành và các chủ thể trong côngtác quy hoạch đô thị.

Công tác điều chỉnhquy hoạch, theo quy định của pháp luật việc điều chỉnh quy hoạch theo hình thứcđiều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ để phù hợp với những chủ trương, yêucầu phát triển kinh tế - xã hội mới của đất nước; đảm bảo phục vụ lợi ích củaquốc gia, cộng đồng, quốc phòng và an ninh; thu hút đầu tư và tăng cường hiệuquả sử dụng đất đai tại đô thị.

4. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhântrong việc lập, thẩm định, quyết định/phê duyệt quy hoạch cấpquốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh

4.1. Tồn tại, hạn chế

Đến thời điểm hiệntại, qua tổng hợp, rà soát báo cáo của các Bộ và địa phương, những tồn tại, hạnchế trong việc triển khai lập, thẩm định, quyết định/phê duyệt quy hoạch cấpquốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh chủ yếu do những bất cập liên quanđến nội dung các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản chỉ đạo, điều hànhvà các quy định pháp luật có liên quan.

Ngoài việc ban hànhvăn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành liên quan đến quy hoạch quáchậm đã được nêu tại phần trước của báo cáo, các tồn tại, hạn chế khác phátsinh trong quá trình triển khai lập, thẩm định, quyết định/phê duyệt quy hoạchcấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh cụ thể như sau:

- Thứ nhất, một sốquy định pháp luật liên quan đến chi phí cho hoạt động quy hoạch được ban hànhcòn chậm (Ví dụ: Thông tư 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17/5/2019 về định mức cho hoạtđộng quy hoạch chậm 14 tháng so với quy định của Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật), thiếu hoặc chưaphù hợp với đặc thù của hoạt động quy hoạch như: Quy định về lập dự toán kinhphí cho hoạt động quy hoạch chưa cụ thể[6]; Quy định về quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ quyhoạch chưa thực sự phù hợp với hoạt động quy hoạch[7]; Chi phí cho việc lập, thẩm định quy hoạch thuộchệ thống quy hoạch quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầutư công nhưng một số hoạt động hiện nay vẫn áp dụng định mức chi của nguồn vốnchi thường xuyên[8]; Chưa có quy định cụ thể cho việc tiếp nhận nguồnvốn tài trợ lập quy hoạch của các tổ chức trong nước và nước ngoài[9]

- Thứ hai, các quyđịnh về đấu thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch được ban hành trước khi Luật Quyhoạch và Luật Đầu tư công có hiệu lực, do vậy chưa có sự đồng bộ giữa quy địnhcủa pháp luật đấu thầu, pháp luật về đầu tư công và pháp luật về quy hoạch (quyđịnh về kinh phí và lựa chọn tư vấn lập hợp phần cho nội dung quy hoạch tổngthể quốc gia, quy hoạch vùng[10]; quy định xác định và phân biệt giữa cơ quan tổchức lập quy hoạch với người có thẩm quyền, người quyết định đầu tư, chủ quảndự án; cơ quan lập quy hoạch với chủ đầu tư, chủ dự án của các dự án lập quyhoạch theo Luật Quy hoạch…[11]).

- Thứ ba, một sốquy định hướng dẫn thi hành hoặc văn bản chỉ đạo của một số Bộ[12]về nội dung và trình tự, thủ tục lập quy hoạch chưa đồng bộ, thống nhất vớitinh thần đổi mới của Luật Quy hoạch và không phù hợp với nguyên tắc sửa đổi,bổ sung các luật, pháp lệnh có quy định liên quan đến quy hoạch đã được Quốchội khóa 14 thông qua (đất đai; tài nguyên nước; điện; công nghiệp; khoa học vàcông nghệ) đã khiến các địa phương gặp nhiều lúng túng trong quá trình lập quyhoạch tỉnh do không xác định được phải áp dụng quy định nào[13]. Vẫn còn có những quyđịnh chưa được sửa đổi, bổ sung, trên thực tế vẫn phần nào khó khăn trong quátrình lập và thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030[14], ví dụ  làcác quy định về trình tự lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai đến đơnvị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh được quy định tại Nghị định số148/2020/NĐ-CP mâu thuẫn với quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch, tạothêm thủ tục trình tự không cần thiết trong quá trình lập quy hoạch tỉnh…

- Thứ tư, việc lậpquy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh tuy đã được đẩy nhanhtiến độ trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu tại Nghịquyết số 11/NQ-CP. Đặc biệt, thời gian thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ lậpquy hoạch, quy hoạch kéo dài. Đồng thời, việcphân vùng lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ lậpquy hoạch.

Việc quy hoạch cấpquốc gia, quy hoạch vùng được lập chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lậpquy hoạch cấp tỉnh.

- Thứ năm, quyhoạch được lập theo phương pháp mới, quy hoạch các cấp được lập đồng thời theoNghị quyết số 751/2021/UBTVQH14 có nội dung đa ngành, đặc biệt là việc lập quyhoạch cấp dưới khi quy hoạch cấp trên chưa được phê duyệt, nên việc phối hợpgiữa các cơ quan và giữa các cơ quan với đơn vị tư vấn lập quy hoạch còn cónhiều khó khăn, bất cập. Đặc biệt, việc phối hợp và chia sẻ thông tin liênngành, liên cấp giữa các Bộ, ngành và địa phương còn nhiều hạn chế dẫn đến khókhăn cho tiếp cận thông tin quy hoạch.

- Thứ sáu, một sốquy hoạch lần đầu được lập nên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn tư vấnlập quy hoạch[15] (Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đốivới người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia…); một số quy hoạch trước đâyđược lập thành những quy hoạch riêng rẽ nhưng đến nay theo quy định của LuậtQuy hoạch lại được lập chung trong một quy hoạch duy nhất nên cơ quan tổ chứclập quy hoạch còn thiếu kinh nghiệm[16] (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạchthăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản…).

4.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân kháchquan

+ Luật Quy hoạch cónhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập quy hoạch, quản lý nhànước theo hướng tích hợp, phối hợp đa ngành và áp dụng công nghệ tiên tiến, nênviệc xây dựng các văn bản hướng dẫn cần nhiều thời gian nghiên cứu, thống nhấtgiữa các Bộ, ngành để ban hành.

+ Việc tổ chức lập cácquy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp và lầnđầu tiên được triển khai đồng thời ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là quyhoạch cấp dưới được lập khi quy hoạch cấp trên chưa được ban hành, dẫn đến nộidung quy hoạch cấp dưới khó cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, địnhhướng, phương án phát triển và giải pháp của quy hoạch cấp trên.

+ Diễn biến phứctạp của đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạchthời kỳ 2021-2030, các đơn vị tư vấn không tiếp cận được thực địa để khảo sát,nghiên cứu và lập quy hoạch.

+ Nguồn vốn chocông tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia sử dụng vốn đầu tư công,do vậy, nhiều quy hoạch phải chờ kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 đượcQuốc hội thông qua mới có cơ sở triển khai thực hiện.

+ Việc lựa chọn tưvấn lập quy hoạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu trongkhi quy trình, thủ tục về lựa chọn nhà thầu tư vấn phức tạp và tốn nhiều thờigian để thực hiện.

- Nguyên nhân chủquan

+ Chính phủ và cácBộ ngành ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành quá chậmdẫn đến thiếu căn cứ pháp lý cần thiết để triển khai lập quy hoạch thời kỳ 2021– 2030 theo quy định của Luật Quy hoạch.

+ Công tác chỉ đạo,điều hành của Chính phủ, các Bộ, các địa phương còn chậm, thời gian đầu chưaquyết liệt như việc phân vùng lập quy hoạch; thời gian thẩm định và phê duyệtquy hoạch kéo dài.

+ Tư duy trong việclập, thực hiện quy hoạch và quản lý nhà nước chậm đổi mới theo yêu cầu của LuậtQuy hoạch, vẫn muốn quản lý thông qua các quy hoạch được lập theo phương phápcũ không còn phù hợp với nền kinh tế - thị trường cũng như không có sự liên kếtgiữa các ngành.

+ Chưa có sự phốihợp chặt chẽ và chia sẻ đầy đủ thông tin giữa các ngành và địa phương để đảmbảo sự đồng bộ của quy hoạch được lập theo phương pháp tích hợp, đa ngành.

+ Nhiều quy hoạchChính phủ chưa xác định lộ trình hoàn thành quy hoạch để giao nhiệm vụ cho cácBộ, địa phương và đôn đốc thực hiện.

+ Công tác chỉ đạothi hành Luật Quy hoạch của một số Bộ, ngành và địa phương chưa được quan tâmđúng mức; việc triển khai thiếu quyết liệt. Số lượng quy hoạch thời kỳ 2011 -2020 được điều chỉnh nhiều và ở tất cả các cấp, đặc biệt là các quy hoạch thuộclĩnh vực khoáng sản, quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch giao thông theoquy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 trong lúc quy hoạchthời kỳ 2021 – 2030 đang được lập đã ảnh hưởng đến tiến độ lập khi cơ quan lậpquy hoạch vừa phải xác định phương hướng phát triển các ngành trong thời kỳmới, vừa phải rà soát, cập nhật liên tục những nội dung đã được điều chỉnh củaquy hoạch thời kỳ trước để đảm bảo tính kế thừa của hệ thống quy hoạch cũng nhưsự ổn định trong quản lý đầu tư, kinh doanh.

+ Các đơn vị tư vấnlập quy hoạch còn thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 28/BC-ĐGS ngày 16/02/2022 báo cáo kết quả bước đầuvề việc thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật vềcông tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”

 



[1] Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia; Quy hoạch mạng lưới đường sắtquốc gia; quy hoạch tổng thể hệ phát triển hệ thống cảng biển quốc gia; Quy hoạchkết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

[2] Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàngkhông, sân bay toàn quốc và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

[3] Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốcgia.

[4] Tỉnh Quảng Bình,Lào Cai và Tuyên Quang.

[5] Tỉnh Thanh Hóa, Lai Châu, Ninh Thuận, Hà Giang, Hà Nam,Bắk Cạn và thành phố Đà Nẵng.

[6] Theo báo cáo của các địa phương: Bình Dương; Hà Nam; Hòa Bình; QuảngNinh; Sóc Trăng; Tây Ninh; Thái Nguyên; Tp Hồ Chí Minh; Trà Vinh

[7] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương: Bắc Giang;Lai Châu; Tây Ninh

[8] Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[9] Theo báo cáo của Bộ Xây dựng và các địa phương: Bắc Ninh; Bình Dương;Hà Nội; Hải Phòng; Hòa Bình; Hưng Yên; Kiên Giang; Lâm Đồng; Quảng Bình; QuảngNinh; Sóc Trăng; Tiền Giang; Vĩnh Long

[10] Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

[11] Theo báo cáo của Bộ Xây dựng

[12] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương,

[13] Theo báo cáo của các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo;Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài nguyên và Môi trường;Bộ Xây dựng; và báo cáo của các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu; Bình Thuận; Điện Biên;Hà Nam; Hà Nội; Hải Phòng; Long An; Ninh Bình; Phú Thọ; Quảng Bình; Quảng Ninh;Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Vĩnh Phúc; YênBái

[14] Theo báo cáo của các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu; Bắc Giang; Bạc Liêu;Bình Định; Cao Bằng; Đắk Nông; Đồng Nai; Cà Mau; Hà Giang; Hà Nam; Hải Phòng;Hưng Yên; Lai Châu; Long An; Nghệ An; Ninh Bình; Quảng Ngãi; Sơn La; Vĩnh Long;Vĩnh Phúc

[15] Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

[16] Theo báo cáo của Bộ Công Thương

Cập nhật : 16:36 - 22/11/2022
In trang này Click here to Print it!