Đánh giá tổng quan vai trò của Luật khám bệnh, chữa bệnh từ khi triển khai thi hành

Ngày23/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh. Ngay sau khi Luậtđược ban hành, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành đã ban hành văn bản hướng dẫnthi hành luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh ra đờiđã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công tác quản lý nhà nước tronglĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh:

Thứnhất, Luật khám bệnh, chữa bệnh đã góp phần chuẩn hóa chất lượngcủa hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông qua việc quy định điều kiện để cấp chứngchỉ hành nghề cho người hành nghề và giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh. Tính đến tháng 12/2021, các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện việccấp giấy phép hoạt động cho 51.814 cơ sở y tế và chứng chỉ hành nghề cho444.738 trường hợp.

Thứhai,Luật khám bệnh, chữa bệnh đã góp phần đa dạng hoá các loại hình cơ sở, tăng sốlượng cơ sở, giường bệnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của ngườidân. Sau hơn 11 năm thực hiện, hiện nay cả nước có gần 51.814 cơ sở khám, chữabệnh (trong đó có 306 bệnh viện tư nhân; 1.118 phòng khám đa khoa; 24.621 phòngkhám chuyên khoa; 155 phòng khám chuyên khoa bác sỹ gia đình; 6.521 phòng chẩntrị y học cổ truyền, 78 nhà hộ sinh; 711 cơ sở chẩn đoán hình ảnh; 3.724 cơ sởdịch vụ y tế; 167 y tế cơ quan đơn vị; 255 loại hình cơ sở khác....) với hơn80.000 bác sỹ đang làm việc, đạt tỷ lệ 8,2 bác sỹ/10.000 dân, cao hơn một số nướctrong khu vực; số giường bệnh/vạn dân đạt mức 26,5; 100% số xã có trạm y tế,76% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Thứba,Luật khám bệnh, chữa bệnh cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượngdịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam đã tiếp cậnđược với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đạihàng đầu thế giới, góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam caohơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (76,6 tuổi), cũng như thu hút khoảng300.000 lượt người nước ngoài đến khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.

Bêncạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 09 năm triển khai thi hành Luậtkhám bệnh, chữa bệnh đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảysinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết, cụ thể như sau:

Thứnhất, về cấp chứng chỉ hành nghề và quản lý người hành nghề:

a)Về cấp chứng chỉ hành nghề:

-Về đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 chỉ cấpchứng chỉ hành nghề cho 06 loại đối tượng, quy định này chưa bao phủ hết các đốitượng tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thực tế gây khó khăn cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh trong quá trình tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh vàthanh quyết toán bảo hiểm y tế.

-Về giá trị của chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định chứng chỉhành nghề được cấp 1 lần và có giá trị trên toàn quốc, như vậy Luật không quy địnhthời hạn giá trị của chứng chỉ hành nghề nên chứng chỉ hành nghề có giá trịvĩnh viễn. Việc quy định như trên gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nướctrong việc theo dõi, giám sát quản lý việc đáp ứng điều kiện hành nghề, chất lượnghành nghề khi chuẩn hóa các điều kiện chuyên môn, cập nhật kiến thức y khoaliên tục và quá trình hành nghề của người hành nghề. Bên cạnh đó, quy định nàycũng không phù hợp với thông lệ quốc tế (các nước trên thế giới đều quy định chứngchỉ hành nghề có thời hạn) gây khó khăn cho việc hội nhập của y tế Việt Nam vớicác nước trong khu vực và trên thế giới về khám bệnh, chữa bệnh.

-Về phương thức cấp chứng chỉ hành nghề: Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quyđịnh việc cấp chứng chỉ hành nghề dựa trên phương thức xét hồ sơ của người đềnghị cấp nên không đánh giá được thực chất trình độ, năng lực người hành nghề,chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Trong khi đó, hầu hết các nước trên thếgiới đều tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề thông qua kỳ kiểm tra đánh giá năng lựchành nghề.

b)Về đăng lý và quản lý người hành nghề, người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam:

-Về đăng ký hành nghề: Luật năm 2009 không quy định về đăng ký hành nghề mà việcđăng ký hành nghề được Chính phủ quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP, theođó Chính phủ đã quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề và trách nhiệm đăng kýhành nghề. Tuy nhiên, do việc đăng ký hành nghề chưa được coi là một trong cácđiều kiện cần và đủ để một người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nêntrên thực tế việc thực hiện còn rất lỏng lẻo. Bên cạnh đó, việc quản lý đăng kýhành nghề hiện nay mới chỉ quản lý được phần thời gian, địa điểm làm việc màchưa quản lý được hoạt động chuyên môn của người hành nghề;

-Về sử dụng ngôn ngữ của người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam:

Luậtkhám bệnh, chữa bệnh năm 2009 cho phép người nước ngoài hành nghề tại Việt Namnếu không biết tiếng Việt thành thạo thì được sử dụng phiên dịch để hành nghề.Tính đến tháng 02/2021, Bộ Y tế đã cấp chứng chỉ hành nghề cho 585 người nướcngoài hành nghề tại Việt Nam, hầu hết các đối tượng được cấp đều sử dụng phiêndịch, không trường hợp nào biết tiếng Việt thành thạo để hành nghề, trong đó chủyếu sử dụng tiếng Anh và tiếng Trung, cụ thể: tiếng Anh là 342 người chiếm 59%,tiếng Trung là 189 người chiếm 32% và các loại ngôn ngữ khác như: tiếng Hàn Quốc,Nhật Bản, tiếng Pháp… là 54 người chiếm 9%.

Vềphạm vi hành nghề, đa số người nước ngoài làm việc tại phòng khám và một số bệnhviện quốc tế, phần lớn là cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nước ngoàitại Việt Nam, còn đối với người Việt Nam thì thường chỉ ở một số phạm vi chuyênmôn như răng hàm mặt, phẫu thuật tạo hình, y học cổ truyền.

Quacông tác thanh tra, kiểm tra cho thấy trong thời gian qua có khá nhiều bác sỹngười nước ngoài đang hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ViệtNam, đặc biệt là tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân chưa tuân thủ cácquy định chuyên môn kỹ thuật y tế, thậm chí xảy ra các sự cố, sai sót y khoa mộtphần liên quan đến bất đồng ngôn ngữ và khó khăn trong trao đổi giữa người hànhnghề, người bệnh và người phiên dịch, cụ thể là:

+Luật khám bệnh, chữa bệnh hiện hành quy định điều kiện của người phiên dịch kháchặt chẽ, vừa phải có bằng cấp chuyên môn y tế, lại vừa đạt trình độ về ngoạingữ để phiên dịch nên trên thực tế rất ít người phiên dịch đáp ứng được yêu cầunày dẫn đến hạn chế trong việc khai thác tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe,các dấu hiệu lâm sàng, việc ghi chép hồ sơ bệnh án, kê đơn …;

+Có tình trạng người phiên dịch không làm việc sau khi người nước ngoài đã đượccấp chứng chỉ hành nghề nên bác sỹ nước ngoài không thể giao tiếp với người bệnhtrong khám bệnh, chữa bệnh;

+Có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có một số bác sỹ nước ngoài nhưng lại sử dụngchung phiên dịch nên chất lượng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh gặp khókhăn;

+Có tình trạng người phiên dịch lợi dụng vị trí phiên dịch của mình, người bệnhtưởng là bác sỹ để chẩn đoán và điều trị trái pháp luật;

+Việc cho phép sử dụng người phiên dịch như hiện nay gây khó khăn trong việc xácđịnh trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố y khoa, sai sót chuyên môn y tế vìkhông biết nguyên nhân gây ra sự cố y khoa do lỗi chỉ định của người hành nghềhay lỗi tại người phiên dịch.

c)Về huy động người hành nghề tham gia điều trị khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịchbệnh hoặc tình trạng khẩn cấp

Thựctiễn hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua cho thấy khi số lượng bệnhnhân tăng đột biến ở các khu vực, địa bàn có dịch, dẫn đến quá tải, thiếu nhânlực trong công tác điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã phải huyđộng lực lượng nhân lực tham gia xét nghiệm trên diện rộng, tăng cường các cơ sởthu dung, điều trị COVID-19, gồm: cả các bác sỹ không chỉ ở chuyên ngành hồi sức,nội, truyền nhiễm mà ở tất cả các chuyên ngành, trong đó có nhiều trường hợp thựchiện các nhiệm vụ không phù hợp, thậm chí trái với phạm vi hành nghề được ghitrong chứng chỉ hành nghề;

Tuynhiên, việc huy động, điều động như trên không hoàn toàn phù hợp với quy định củaLuật Khám bệnh, chữa bệnh về chứng chỉ hành nghề, cụ thể tại khoản 2 Điều 6 LuậtKhám bệnh, chữa bệnh quy định nghiêm cấm: "Khám bệnh, chữa bệnh không cóchứng chỉ hành nghề" và khoản 3 Điều 6 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy địnhnghiêm cấm: "Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt độngchuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu".

Thứhai,về quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

-Về hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Luật khám bệnh, chữa bệnh đãquy định cụ thể một số hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên,Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấpchứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 chưa bao quát hết các hình thức tổ chứccủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tồn tại trong thực tế hoặc mới phát sinh, đặc biệtlà các hình thức mới phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 giaiđoạn vừa qua như: bệnh viện dã chiến; bệnh viện hồi sức cấp cứu COVID-19 (Trungtâm hồi sức tích cực); bệnh viện điều trị COVID-19; trạm y tế lưu động; cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh từ xa....

-Về điều kiện cấp giấy phép hoạt động: Qua 11 năm thực hiện cho thấy về cơ bảncác quy định về điều kiện hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đáp ứngyêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ đáp ứng được việc quảnlý phần cứng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà chưa đáp ứng được yêu cầu vềquản lý việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ví dụ như số lượng người bệnhđến khám bệnh, chữa bệnh; các chỉ định, chẩn đoán; việc ghi nhận các sự cố ykhoa hay quản lý nhân lực hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Trangthiết bị y tế, quy định về xử lý chất thải y tế đối với tuyến xã và tương đươngkhó đáp ứng do kinh phí, nhất là đối với hệ thống xử lý nước thải. Y tế công anhuyện, y tế trường học, trung tâm cai nghiện ma túy... hầu hết chỉ có 01 cán bộlà y sỹ hoặc điều dưỡng làm công tác y tế và cơ sở vật chất trang thiết bị hầunhư không có hoặc rất nghèo nàn. Việc cấp giấy phép hoạt động cho Y tế cơ quan,trường học, xí nghiệp chưa thực hiện do các cơ sở chưa đáp ứng đủ điều kiện vềcơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực; người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹthuật của Trạm y tế chưa đáp ứng. Ngoài ra, hiện nay, theo Nghị định số40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 đã sửa đổi quy định về báo cáo đánh giá tác độngmôi trường đối với các dự án xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở y tếkhác lên quy mô 100 giường bệnh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khó khăn trong việc cấpphép đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do thủ tục xác nhận hoàn thành côngtrình bảo vệ môi trường vẫn theo quy định cũ.

Đểphòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn vừa qua, Bộ Y tế cùng các Bộ, ngành,địa phương đã khẩn trương triển khai nhiều hoạt động như xét nghiệm trên diện rộng,tăng cường các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Để thực hiện được các hoạt độngnày, Bộ Y tế cũng như các Bộ, ngành, địa phương đã phải huy động mọi nguồn lực,trong đó bao gồm cả việc điều chỉnh hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđể thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 mà không thực hiện việcđiều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh... thànhlập mới các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID- 19 nhưng không thực hiệnthủ tục phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật của cơ sở.

d)Về đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Hiện này hoạt động này mớichỉ được thực hiện theo hình thức khuyến khích, việc bắt buộc đánh giá chất lượngchưa được thể chế trong Luật nên chỉ áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữabệnh của Nhà nước.

e)Một số nội dung liên quan đến chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh như: khám bệnh,chữa bệnh từ xa; điều trị nội trú ban ngày; phục hồi chức năng; khám sức khỏe;chăm sóc người bệnh; dinh dưỡng lâm sàng; sử dụng sản phẩm điều trị suy dinh dưỡng;phòng ngừa sự cố y khoa ... chưa được quy định cụ thể trong Luật nên chưa có cơchế pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện

Thứba,về các điều kiện bảo đảm cho công tác khám bệnh, chữa bệnh:

a)Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: pháp luật hiện hành quy định nhiều loạigiá với thẩm quyền quyết định khác nhau. Các quy định này dẫn đến tình trạngcùng một dịch vụ kỹ thuật, cùng có chung cơ cấu giá nhưng lại có nhiều mức giákhác nhau, phát sinh thêm thủ tục phê duyệt giá ảnh hưởng lớn đến hoạt động củacơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mức giá được phê duyệt có nhiều trường hợp khôngphản ánh đúng chi phí thực tế mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang thực hiện hoặcdo theo quy định của pháp luật về giá thì khi phê duyệt giá phải dựa vào định mứckinh tế - kỹ thuật nhưng trên thực tế các đơn vị địa phương gần như không thểxây dựng được định mức này dù Bộ Y tế đã ban hành định mức của khung giá nên dẫnđến thủ tục phê duyệt giá bị kéo dài. Bên cạnh đó, nếu vẫn giữ nguyên quy địnhvề thẩm quyền quyết định giá như hiện nay thì sẽ không thực hiện được quy địnhgắn giá dịch vụ khám bệnh, chất lượng với đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnhdo không xác định được hệ số điều chỉnh giá

b)Về bảo đảm an ninh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: vấn đề an ninh cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh mới được tiếp cận dưới góc độ quy định các quyền và nghĩavụ của người bệnh, quyền và nghĩa vụ của người hành nghề, quyền và trách nhiệmcủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa có quy định cụ thể về các biện pháp bảođảm an ninh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác như các biện pháp tổ chức bảo đảman ninh chung, sự tham gia của lực lượng công an trong bảo đảm an ninh đối vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay vấn đề kinh phí bảo đảm cho hoạt động này.

c)Một số quy định về thẩm quyền, thủ tục hành chính như các quy định liên quan đếncấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, thủ tục cấp phép khám bệnh, chữabệnh nhân đạo... không còn phù hợp với thực tiễn.

Dovậy, để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luậtkhám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinhchưa có cơ sở pháp lý, Bộ Y tế thực hiện việc xây dựng và đánh giá tác độngchính sách để làm cơ sở xây dựng dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

 

Tham khảo:

Báo cáo số 158/BC-BYTngày 06 tháng 02 năm 2022 về đánh giá tác động chính sách Dự án Luật khám bệnh,chữa bệnh (sửa đổi)

 

Cập nhật : 16:28 - 22/11/2022
In trang này Click here to Print it!