Những tác động tích cực trong việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay


Ngày15/11/2010, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 8 thông qua Luật thuế Bảo vệ môi trường,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.

Tạikhoản 1 Điều 8 Luật thuế Bảo vệ môi trường quy định Biểu khung thuế của từnghàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 8 Luật thuế Bảovệ môi trường quy định:

“2.Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại khoản 1 Điều này, Uỷ ban Thường vụ Quốchội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hoá chịu thuế bảo đảm cácnguyên tắc sau:

a)Mức thuế đối với hàng hoá chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế -xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

b)Mức thuế đối với hàng hoá chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấuđến môi trường của hàng hoá”.

Căncứ nguyên tắc điều chỉnh mức thuế Bảo vệ môi trường tại Luật thuế Bảo vệ môitrường, ngày 26/9/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số579/2018/UBTVQH14 về Biểu thuế bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2019, trong đó quy định mức thuế Bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu baylà 3.000 đồng/lít (bằng mức trần trong khung thuế).

Đểkịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không trước tác động của dịchCovid-19, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020, trong đóquy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/8/2020 đếnhết ngày 31/12/2021 là 2.100 đồng/lít (giảm 30% so với quy định tại Nghị quyếtsố 579/2018/UBTVQH14). Như vậy, kể từ ngày 01/01/2022 mức thuế bảo vệ môi trườngđối với nhiên liệu bay sẽ thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 với mứclà 3.000 đồng/lít.

Theođánh giá thì ngành hàng không là một trong những đối tượng chịu thiệt hại nặngnề do dịch Covid-19 trong thời gian qua. Việc giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trườngđối với nhiên liệu bay đã đem lại hiệu ứng tích cực nhất định cho ngành hàngkhông nói chung và doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng, đồng thời thực hiệnđược mục tiêu, yêu cầu đề ra khi ban hành chính sách, đảm bảo hỗ trợ đúng đốitượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, từ đó đã góp phần giúp cácdoanh nghiệp vận tải hàng không giảm chi phí nhiên liệu đầu vào, góp phần duytrì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn khó khăn. Theo báo cáo của TổngCông ty Hàng không Việt Nam, thực hiện chính sách trên đã giúp Tổng Công tyHàng không Việt Nam được giảm 155 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường đối với nhiênliệu bay trong năm 2020 và dự kiến giảm 164 tỷ đồng trong năm 2021.

Bêncạnh đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là một chínhsách phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc tháo gỡkhó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thể hiện sự quantâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ để cùng chia sẻ khó khăn với doanhnghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Mặt khác, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đốivới nhiên liệu bay vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ môi trường củachính sách thuế bảo vệ môi trường do chính sách chỉ áp dụng trong thời điểm xảyra dịch Covid-19 nên việc giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệubay không làm gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu bay (thực tế, trong thời gian ápdụng chính sách nhu cầu vận tải hàng không giảm, do đó sản lượng tiêu thụ nhiênliệu bay không tăng so với trước khi có dịch Covid-19[1]).

Theotính toán khi trình ban hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 và Nghị quyết số1148/2020/UBTVQH14, Chính phủ đã dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) vềthuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay khoảng 1.300 tỷ đồng (trong đó giảmtheo Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 là khoảng 400 tỷ đồng và giảm theo Nghịquyết số 1148/2020/UBTVQH14 là khoảng 900 tỷ đồng). Thực tế, số thu thuế bảo vệmôi trường đối với nhiên liệu bay từ tháng 8/2020 (thời gian bắt đầu giảm 30% mức thu) đến hết tháng 10/2021giảm 1.080 tỷ đồng, trong đó từ tháng 8/2020 đến hết tháng 12/2020 giảm 493 tỷđồng, từ tháng 01/2021 đến hết tháng 10/2021 giảm 587 tỷ đồng. Tổng thu ngânsách nhà nước bao gồm thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng (GTGT) đốivới nhiên liệu bay từ tháng 8/2020 đến hết tháng 10/2021 giảm 1.188 tỷ đồng.Khoản giảm thu thuế bảo vệ môi trường chính là khoản hỗ trợ tài chính của Nhànước để góp phần giảm gánh nặng chi phí của ngành hàng không vốn đang gặp nhiềukhó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thuếbảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là khoản thu khi sử dụng nhiên liệubay. Tuy nhiên, thời gian qua, do thực hiện chính sách giãn cách xã hội nênngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng phảihạn chế hoạt động, thậm chí có thời điểm ngành hàng không gần như đóng băng. Dođó, chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 chưa thể phát huy hết mục tiêu hỗ trợ doanhnghiệp hàng không do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vì vậy, để phát huy mụctiêu hỗ trợ doanh nghiệp hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động củadịch Covid-19 trong giai đoạn tiếp theo khi hoạt động kinh doanh trở về trạngthái bình thường mới thì cần thiết thực hiện chính sách giảm thuế bảo vệ môitrường đối với nhiên liệu bay trong năm 2022.

Nhằmtiếp tục góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngành bị ảnh hưởng nặng nề của dịchCovid-19, trong đó có ngành vận tải hàng không, Quốc hội và Chính phủ đã đề ranhiều giải pháp, cụ thể:

Tạiđiểm 3.4 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV đãgiao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện một số giải pháp cấp bách ứng phóvới diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, trong đó có giải pháp: “...tiếp tục có biện pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ cụ thể cho người dân, ngườilao động, người sử dụng lao động; nghiên cứu thực hiện miễn, giảm thuế chodoanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đối với những vấn đề thuộc thẩmquyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban thườngvụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.”

Tạikhoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp như sau: “Cơcấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệpđang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 như: thương mại, dịch vụ,logistics, vận tải, hàng không, du lịch…”

Tạimục 2 Điều 3 Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 của Quốc hội về Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã nêu giải pháp: “...Chủ động bố trí nguồnlực và thực hiện các giải pháp phù hợp, thực hiện theo thẩm quyền (bao gồm cácgiải pháp về tín dụng, tài chính - NSNN, thuế, phí, lệ phí...) để tháo gỡ khókhăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, nhấtlà trong một số ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hàng không...”

Tạiđiểm 7 Mục III Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệmvụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư côngvà xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, trong đó đưara nhiệm vụ về các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăncho sản xuất, kinh doanh như sau: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ,cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các giải pháp, chính sách về thuế,phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởngbởi dịch Covid-19.”

 

Thamkhảo:

Tờ trình số561/TTr-CP của Chính phủ về Dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đốivới nhiên liệu bay ngày 17/12/2021



[1] Sản lượng tiêu thụ nhiên liệu baycác năm: năm 2019 là khoảng 1.172 triệu lít; năm 2020 là khoảng 1.150 triệulít; 10 tháng đầu năm 2021 là khoảng 650 triệu lít.

Cập nhật : 16:27 - 22/11/2022
In trang này Click here to Print it!