HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 8 – SỐ 2

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thếnào về chươngtrình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông tạicông ty cổ phần?

Trả lời:

Căn cứ Điều 142 Luật Doanh nghiệp2020, chươngtrình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần đượcquy định như sau:

- Ngườitriệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộchọp.

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quyền kiến nghị vấn đềđưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản vàđược gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc,trừ trường hợp Điều lệ công tycó quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từngloại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

- Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồngcổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều 142Luật Doanh nghiệp 2020 thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngàykhai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lýdo. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếuthuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Kiến nghị được gửi đến không đúng quy địnhtại khoản 2 Điều 142 Luật Doanh nghiệp 2020;

+ Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyềnquyết định của Đại hội đồng cổ đông;

+ Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệcông ty.

- Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đôngphải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều 142Luật Doanh nghiệp 2020 vào dự kiến chương trình và nội dung cuộchọp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 142 Luật Doanhnghiệp 2020; kiến nghị được chính thức bổ sung vàochương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thếnào về việc mời họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần?

Trả lời:

Căn cứ Điều 143 Luật Doanh nghiệp2020, việc mời họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần được quy định nhưsau:

- Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đôngphải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngàytrước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thôngbáo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉliên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối vớingười dự họp.

- Thông báo mời họp được gửi bằng phương thứcđể bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông và đăng trên trang thông tinđiện tử của công ty; trường hợp công ty xét thấy cần thiết thì đăng báo hằngngày của trung ương hoặc địa phương theo quy định của Điều lệ công ty.

- Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo cáctài liệu sau đây:

+ Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trongcuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

+ Phiếu biểu quyết.

- Trường hợp công ty có trang thông tin điệntử, việc gửi tài liệu họp kèm theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp2020 có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tinđiện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cáchthức tải tài liệu.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thếnào về việc thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần?

Trả lời:

Căn cứ Điều 144 Luật Doanh nghiệp2020, việc thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần đượcquy định như sau:

- Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổđông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho mộthoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3Điều 144Luật Doanh nghiệp 2020.

- Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diệndự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lậptheo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức đượcủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dựhọp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họptrước khi vào phòng họp.

- Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyếttại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trườnghợp sau đây:

+ Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộchọp;

+ Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dựvà biểu quyết tại cuộc họp;

+ Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghịtrực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

+ Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông quagửi thư, fax, thư điện tử;

+ Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện kháctheo quy định trong Điều lệ công ty.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thếnào về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần?

Trả lời:

Căn cứ Điều 145 Luật Doanh nghiệp2020, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông tại công ty cổ phần được quyđịnh như sau:

- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hànhkhi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụthể do Điều lệ công ty quy định.

- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủđiều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp2020 thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty khôngquy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi cósố cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụthể do Điều lệ công ty quy định.

- Trườnghợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hànhtheo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họpĐại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng sốphiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

- Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyềnquyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họptheo quy định tại Điều 142 của Luật Doanh nghiệp 2020.

 

Tham khảo:

Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hộikhóa XIV thông qua ngày 17/06/2020

Cập nhật : 16:26 - 22/11/2022
In trang này Click here to Print it!