Tin Phiên họp thứ Hai Ban chỉ đạo Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”

Chiều 17/10, tại nhà Quốc hội, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Ban chỉ đạo đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban chỉ đạo Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách” để tiếp tục ý kiến đối với dự thảo Đề án. Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án.

Chiều 17/10, tại nhà Quốchội, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn,Trưởng Ban chỉ đạo đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban chỉ đạo Đề án “Tăng cườngchất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểuQuốc hội hoạt động chuyên trách” để tiếp tục ý kiến đối với dự thảo Đề án. Thamdự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh,Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án.

 

Thựchiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kế thừa vàphát huy những kết quả của Quốc hội các khóa trước, Quốc hội khóa XV đã tiếp tụcđổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động. Trong đó, đại biểu Quốc hộilà trung tâm của Quốc hội, nhân tố quan trọng cấu thành nên tổ chức của Quốc hội;hoạt động của đại biểu Quốc hội góp phần quan trọng quyết định chất lượng, hiệulực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.


Việctăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội là nhiệmvụ thường xuyên, cấp thiết. Trong thời gian qua, chất lượng, năng lực đại biểuQuốc hội không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Đồng thời, quá trìnhxây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhậpquốc tế sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những yêu cầu mới đối vớiQuốc hội, đại biểu Quốc hội.

TạiQuyết định số 2362-QĐ/ĐĐQH về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đảng đoàn Quốc hội giao Ban Công tácđại biểu chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạtđộng của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”.

Báocáo tại phiên họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, dựthảo Đề án đề cập các vấn đề lý luận về đại biểu Quốc hội (ĐBQH), chất lượng,năng lực hoạt động của ĐBQH; phân tích thực trạng chất lượng và năng lực ĐBQH,trong đó có đại biểu hoạt động chuyên trách, phù hợp với phạm vi nghiên cứu củaĐề án; tập trung đưa ra giải pháp tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạtđộng của ĐBQH trong nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV và trong nhiệm kỳ Quốc hội cáckhoá tiếp theo.

TrưởngBan Công tác đại biểu nhấn mạnh, Đề án này có tính ứng dụng rất cao. Do đó,trong quá trình xây dựng Đề án đã lấy ý kiến Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban củaQuốc hội, 63 Đoàn ĐBQH về đề cương và dự thảo Đề án; tổ chức các toạ đàm, hộithảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện... Dự thảo Đề án đã đượcthiết kế ngắn gọn theo đúng tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Quốc hội: những việcnào đã rõ, đã chứng minh hiệu quả thì phát huy, làm tốt hơn, những vấn đề nàochưa hiệu quả, chưa tốt thì tập trung khắc phục, đổi mới theo hướng giản dị,thiết thực, khả thi. Tuy nhiên, dự thảo Đề án còn một số vấn đề cần tiếp tụcnghiên cứu, làm rõ, như: có cần tiếp tục lượng hoá cụ thể hơn nữa các tiêu chuẩn,điều kiện đối với đại biểu Quốc hội đã được quy định tại Luật Bầu cử ĐBQH và đạibiểu HĐND và các văn bản của Đảng hiện nay hay không...


Thảoluận tại cuộc họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với định hướng giải pháp tăngcường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của ĐBQH được đưa ra tại dự thảoĐề án, trong đó, tập trung vào 4 nhóm: một là, nâng tiêu chuẩn, đổi mới cơ cấu,thành phần của ĐBQH; hai là, tăng cường trách nhiệm, hỗ trợ ĐBQH thực hiện tốthơn nhiệm vụ, quyền hạn; ba là, cải thiện điều kiện bảo đảm nhằm nâng cao chấtlượng, năng lực hoạt động của ĐBQH; bốn là, xây dựng cơ chế đánh giá hoạt độngcủa ĐBQH. các ý kiến đều đều đánh giá cao nỗ lực của Tổ biên tập và cơ bản nhấttrí với nhiều nội dung cơ bản tại Đề án. Để tiếp tục hoàn thiện Đề án, một số ýkiến lưu ý, Đề án cần tiếp tục chỉ rõ một số tồn tại/hạn chế hiện nay; làm rõhơn nội dung giải pháp, kiến nghị trọng tâm để tăng cường chất lượng, nâng caonăng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội; Xác định rõ cơ chế đối với hệ thốngchuyên gia trong hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội;...

Tuynhiên, về tiêu chuẩn đại biểu, một số ý kiến nhất trí cho rằng, tiêu chuẩn “cókinh nghiệm công tác và uy tín” có ý nghĩa rất quan trọng tạo nên chất lượng vàhiệu quả hoạt động của ĐBQH. Nhưng cụ thể hoá tiêu chuẩn về kinh nghiệm côngtác cần gắn với yêu cầu nhiệm vụ của ĐBQH chuyên trách và ĐBQH kiêm nhiệm. Dựthảo Đề án cũng đề xuất cơ chế để cử tri đánh giá hoạt động của ĐBQH thông quaMặt trận Tổ quốc Việt Nam, song một số ý kiến còn băn khoăn về tính khả thi củagiải pháp này cũng như việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của ĐBQH vàĐBQH hoạt động chuyên trách...

Kếtluận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh  Mẫn cho biết, với tinh thần hết sức khẩntrương, tập trung, Phiên họp đã có 08 lượt ý kiến tham gia góp ý trực diện vàoTờ trình, nội dung của Đề án; cơ bản các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, nhiều nộidung có thể tiếp thu ngay, trực tiếp; có nội dung cần tiếp tục nghiên cứu thấuđáo, bám sát điều kiện thực tế, khả năng hiện có để xác định phương án đề xuấtphù hợp.


Ghinhận và đánh giá đánh giá cao sự nỗ lực của Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ biên tậpvà các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tại cuộc làm việc, trong đó, nhiều nộidung có thể tiếp thu ngay, có nội dung cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo, bám sátđiều kiện thực tế, khả năng hiện có để có phương án đề xuất phù hợp.

PhóChủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, việc xây dựng Đề án này xuất phát từvị trí, vai trò chủ đạo, trung tâm, nòng cốt của ĐBQH trong hoạt động của Quốchội. Trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, hội nhập quốc tế và những tác động sâu sắc từ cuộc cách mạng công nghiệp4.0... hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với tổ chức và hoạt động củaQuốc hội và ĐBQH. Vậy ĐBQH nói chung, ĐBQH chuyên trách nói riêng cần làm gì vàlàm như thế nào để thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình, xứng đáng với sựtín nhiệm của cử tri và Nhân dân? Đặt câu hỏi này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốchội nhấn mạnh lại quan điểm: nội dung nào đã chín, đã rõ, có cơ sở chính trị,pháp lý, thực tiễn và sự đồng thuận cơ bản thì đưa vào Đề án; nội dung nào còncó ý kiến khác nhau, mới, chưa rõ cơ sở chính trị, pháp lý, chưa được thực tiễnkiểm nghiệm... thì cần có báo cáo riêng để xin ý kiến của Đảng Đoàn Quốc hội.

Dựthảo Đề án đã đề xuất nhiều giải pháp như: nâng tiêu chuẩn, đổi mới cơ cấu,thành phần ĐBQH để lựa chọn những người thực sự xứng đáng là đại biểu Nhân dân;đổi mới cơ chế bầu cử, quy hoạch ĐBQH hoạt động chuyên trách; hỗ trợ ĐBQH thamgia các hoạt động của Quốc hội; tăng cường mối liên hệ với cử tri, nhất là ĐBQHở Trung ương; tăng cường các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho ĐBQH; đổimới việc cung cấp thông tin, nâng cao năng lực bộ máy tham mưu, xây dựng cơ chế,bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của ĐBQH, ĐBQH chuyên trách...

Đểtiếp tục hoàn thiện Đề án, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý, cần tiếp tụcrà soát kỹ lưỡng toàn bộ các giải pháp đề xuất đã “ăn khớp” với đánh giá về thựctrạng, những bất cập, khó khăn, hạn chế đã được chỉ ra trong dự thảo Đề án haychưa … Đồng thời chú trọng đến tính khả thi, làm rõ cơ chế giám sát đại biểu thựchiện lời hứa trước cử tri và Nhân dân nơi địa phương mình ứng cử và cả nước; ràsoát kỹ lưỡng các giải pháp đề xuất đảm bảo phù hợp với đánh giá về thực trạng,những bất cập, khó khăn, hạn chế đã được nêu trong Đề án.

Nhấnmạnh hiện nay Nghị quyết liên tịch số 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN cónhiều điểm không còn phù hợp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Đề áncần bổ sung giải pháp về việc phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thammưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa đổi Nghị quyết này, cụ thể hóa khoản 3Điều 16 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hướng dẫn tiếp xúc cử tri của ĐBQH vàđại biểu HĐND phù hợp hơn với yêu cầu thực tế hiện nay. Theo Phó Chủ tịch Thườngtrực Quốc hội, cần sớm triển khai việc này, đề xuất đưa vào chương trình xây dựngluật, pháp lệnh năm 2023.

PhóChủ tịch Thường trực Quốc hội giao đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Phó Trưởng BanThường trực Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì việc chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Tờtrình và dự thảo Đề án. Trong đó, cần chú trọng nêu những vướng mắc trong thựctiễn; nêu bật điểm mới, các giải pháp đột phá; Tờ trình Đề án cần ngắn gọn,khái quát, có sức thuyết phục cao;...

Cập nhật : 14:42 - 01/11/2022
In trang này Click here to Print it!