Nội dung chính của Nghị quyết giải thích một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015


Ngày12 tháng 11 năm 2018, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 72/2018/QH14 về việc phêchuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các vănkiện có liên quan (Hiệp định CPTPP); Hiệp định chính thức có hiệu lực đối vớiViệt Nam kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Để bảo đảm thực hiện các cam kết tạiHiệp định, Nghị quyết giao Chính phủ, các cơ quan theo thẩm quyền trong thời hạn03 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực tiến hành rà soát và sửa đổi, bổ sung Bộluật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với 05 nội dung, gồm: (1)xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trong phạm vi hành vi phân phối; (2) nhậpkhẩu và xuất khẩu hàng hóa sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan trong phạmvi hành vi phân phối; (3) tem nhãn, bao bì giả mạo; (4) bí mật kinh doanh; và(5) trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

Thựchiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày24 tháng 01 năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diệnvà Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành liênquan1 thực hiện việc rà soát, xây dựng Báo cáo số 234/BC-BTP ngày 02 tháng 11năm 2020 về Kết quả rà soát các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và phápluật có liên quan với các quy định của Hiệp định CPTPP về xử lý các hành vi viphạm trình Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đánh giá cụ thể mức độ tương thích củaBộ luật Hình sự năm 2015 với các yêu cầu của Hiệp định CPTPP về hình sự hóa cáchành vi xâm phạm quyền sở hữu, trí tuệ, các Bộ, ngành thống nhất nhận định tạiBáo cáo rằng, cùng với việc sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan của LuậtSở hữu trí tuệ thì về cơ bản có thể vận dụng các quy định của Bộ luật Hình sựnăm 2015 để xử lý các nội dung trên theo yêu cầu của Hiệp định CPTPP. Hiện nay,dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ đã sửa đổi Điều 124 và Điều 213 để đáp ứng các yêucầu của Hiệp định CPTPP trong việc xử lý hình sự đối với hành vi xuất khẩu hànghóa giả mạo nhãn hiệu trong phạm vi hành vi phân phối; nhập khẩu và xuất khẩuhàng hóa sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan trong phạm vi hành vi phân phối;nhập khẩu và sử dụng tem nhãn, bao bì giả mạo. Dự án Luật này được trình Quốc hộitại kỳ họp tháng 10 năm 2021.

Riêngđối với yêu cầu hình sự hóa hành vi vi phạm bí mật kinh doanh theo yêu cầu tạikhoản 2 Điều 18.78 Hiệp định CPTPP vẫn còn có quan điểm khác nhau giữa các Bộ,ngành về cách hiểu và vận dụng quy định tại một số điều luật của Bộ luật Hình sựnăm 2015 để xử lý trách nhiệm hình sự. Do vậy, ngày 25 tháng 8 năm 2021, TổngThư ký Quốc hội đã có văn bản số 125/TTKQH đề nghị Chính phủ trao đổi, thống nhấtvới Tòa án nhân dân tối cao và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương ángiải quyết. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp có Công văn số 2970/BTP-PLHSHC ngày 27tháng 8 năm 2021 gửi Tòa án nhân dân tối cao đề nghị cho ý kiến đối với việcban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn hoặc giải thích nhằm thống nhấtđường lối xử lý hành vi vi phạm bí mật kinh doanh theo yêu cầu của Hiệp địnhCPTPP. Ngày 31 tháng 8 năm 2021, Tòa án nhân dân tối cao có văn bản số148/TANDTC-PC gửi Bộ Tư pháp và cho rằng, trong thời điểm hiện nay thì cần banhành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Bộ luậtHình sự để thống nhất đường lối xử lý đối với hành vi vi phạm bí mật kinh doanhtheo yêu cầu của Hiệp định CPTPP.

Trêncơ sở ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao, ngày 09 tháng 9 năm 2021, Chính phủđã có văn bản số 324/CP-PL đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiếnchỉ đạo về việc nghiên cứu, giải thích một số quy định của Bộ luật Hình sự để xửlý hành vi vi phạm bí mật kinh doanh theo yêu cầu tại Nghị quyết số72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP.Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Tổng thư ký Quốc hội có văn bản số 148/TB-TTKQH thôngbáo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Theo đó, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội khóa XV đã giao Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, chuẩnbị Tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích mộtsố điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 để thống nhất việc vận dụng các quy định củaBộ luật Hình sự trong xử lý hành vi vi phạm bí mật kinh doanh theo yêu cầu củaHiệp định CPTPP.

Trêncơ sở văn bản số 148/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chính phủ đã có văn bản số 6754/VPCP-PL ngày 22 tháng 9 năm 2021 giao Bộ Tưpháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo Nghị quyết củaỦy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số quy định của Bộ luật Hình sự liênquan đến hành vi vi phạm bí mật kinh doanh. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao,Bộ Tư pháp đã khẩn trương tổ chức việc soạn thảo dự thảo Nghị quyết, phối hợpchặt chẽ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Côngan, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương trong việc rà soát,đề xuất phương án giải thích một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việcban hành Nghị quyết nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các camkết của Chính phủ Việt Nam trong Hiệp định CPTPP.

Việcxây dựng dự thảo Nghị quyết giải thích một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:

-Bảo đảm sự phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

-Bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch để áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luậtHình sự trong xử lý hành vi phạm tội cũng như bảo đảm các quyền và lợi ích hợppháp của người phạm tội.

-Bảo đảm thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết của Việt Nam đối vớiHiệp định CPTPP.

Vềnội dung dự thảo Nghị quyết, theo quy định tại khoản 2 Điều 18.78 Hiệp địnhCPTPP, các quốc gia thành viên phải xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối vớimột hoặc các hành vi: (i) Tiếp cận một cách cố ý và trái phép tới bí mật kinhdoanh được lưu giữ trong một hệ thống máy tính; (ii) Chiếm đoạt một cách cố ývà trái phép bí mật kinh doanh, kể cả thông qua một hệ thống máy tính; (iii) Bộclộ một cách gian lận, hoặc thay vào đó, bộc lộ một cách cố ý và trái phép bí mậtkinh doanh, kể cả thông qua một hệ thống máy tính. Như vậy, Hiệp định CPTPP yêucầu các quốc gia thành viên phải xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với ítnhất một trong ba hành vi nêu trên là đáp ứng yêu cầu của Hiệp định.

Bêncạnh đó, khoản 3 Điều 18.78 Hiệp định CPTPP khuyến nghị các quốc gia thành viênrằng, đối với một trong 03 hành vi nêu trên có thể áp dụng ở một hoặc nhiều trườnghợp, gồm: (i) những hành vi đó nhằm mục đích đạt được lợi thế thương mại hoặcthu lợi tài chính; (ii) những hành vi đó liên quan tới các sản phẩm hoặc dịch vụtrong thương mại quốc tế; (iii) những hành vi đó nhằm mục đích gây tổn hại tớichủ sở hữu của những bí mật kinh doanh đó; (iv) những hành vi đó bị chi phối bởi,hoặc lợi nhuận của, hoặc có liên quan tới một tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc(v) những hành vi đó gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế, quan hệ quốc tế hoặc anninh quốc gia, quốc phòng của một bên. Như vậy, việc quy định mục đích của mộttrong 03 hành vi nêu tại khoản 2 Điều 18.78 sẽ tùy thuộc vào quyết định của cácquốc gia thành viên có quy định hay không quy định và quy định ở phạm vi nào, bởiđây là khuyến nghị của Hiệp định CPTPP mà không phải là yêu cầu bắt buộc đối vớicác quốc gia thành viên.

Trêncơ sở đó, dự thảo Nghị quyết đã lựa chọn hành vi “chiếm đoạt một cách cố ý vàtrái phép bí mật kinh doanh, kể cả việc thông qua một hệ thống máy tính”, là mộttrong ba hành vi được nêu tại khoản 2 Điều 18.78 Hiệp định CPTPP làm căn cứ giảithích khoản 1 Điều 289 và khoản 1 Điều 342 Bộ luật Hình sự. Liên quan đến mụcđích thực hiện hành vi này, mặc dù cấu thành cơ bản của Điều 289 và Điều 342 đềukhông quy định mục đích là dấu hiệu bắt buộc của hành vi phạm tội, tuy nhiên, đểhạn chế phạm vi xử lý hình sự trên thực tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ khuyếnnghị của Hiệp định CPTPP, dự thảo Nghị quyết đã quy định ba mục đích phổ biếnnhất của hành vi trên, đó là “nhằm đạt được lợi thế thương mại, nhằm thu lợi bấtchính hoặc gây tổn hại cho chủ sở hữu”.

Mặcdù lựa chọn hành vi “chiếm đoạt một cách cố ý và trái phép bí mật kinh doanh, kểcả việc thông qua một hệ thống máy tính”, là một trong 03 hành vi mà Hiệp địnhCPTPP yêu cầu các quốc gia thành viên phải xử lý hình sự, tuy nhiên, việc giảithích khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sự về hành vi lấy cắp dữ liệu có chứa bí mậtkinh doanh của người khác được hiểu là hành vi chiếm đoạt trái phép dữ liệu cóchứa bí mật kinh doanh của người khác, kể cả việc đọc, ghi chép lại, chụp ảnh lạithông tin bí mật kinh doanh đó. Như vậy, với cách giải thích này tại khoản 1 Điều1 dự thảo Nghị quyết sẽ đáp ứng được cả yêu cầu tại điểm a khoản 2 Điều 18.78Hiệp định CPTPP về xử lý hình sự và áp dụng hình phạt đối với hành vi “tiếp cậnmột cách cố ý và trái phép tới bí mật kinh doanh được lưu giữ trong một hệ thốngmáy tính”.

Dựthảo Nghị quyết được xây dựng gồm 03 điều với những nội dung chính như sau:

1.Giải thích một số điều của Bộ luật Hình sự (Điều 1)

Điều1 Dự thảo Nghị quyết quy định 02 khoản để giải thích nội dung quy định tại khoản1 Điều 289 và khoản 1 Điều 342 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

-Khoản 1 giải thích hành vi lấy cắp dữ liệu mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử của người khác quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật Hình sựđược hiểu là bao gồm cả hành vi chiếm đoạt trái phép dữ liệu có chứa bí mậtkinh doanh của người khác được lưu giữ trong mạng máy tính, mạng viễn thông hoặcphương tiện điện tử, kể cả việc đọc, ghi chép lại, chụp ảnh lại thông tin bí mậtkinh doanh, nhằm đạt được lợi thế thương mại, thu lợi bất chính hoặc gây tổn hạicho chủ sở hữu.

-Khoản 2 giải thích hành vi chiếm đoạt trái phép tài liệu của cơ quan, tổ chứcquy định tại khoản 1 Điều 342 Bộ luật Hình sự được hiểu là bao gồm cả hành vichiếm đoạt trái phép tài liệu có chứa đựng bí mật kinh doanh của cơ quan, tổ chứcnhằm đạt được lợi thế thương mại, thu lợi bất chính hoặc gây tổn hại cho chủ sởhữu.

2.Về trách nhiệm tổ chức thực hiện (Điều 2)

Điều2 dự thảo Nghị quyết giao Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịutrách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

3.Về hiệu lực thi hành của Nghị quyết (Điều 3)

Nghịquyết quy định thời điểm có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành Nghị quyết.

Đồngthời, quy định Nghị quyết này được áp dụng cùng với Bộ luật Hình sự năm 2015 vàNghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đãđược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 về hiệu lực thihành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điềutra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.

Tuynhiên, sau khi phân tích, nghiên cứu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, ý kiếncủa các Bộ, ngành hữu quan đã thống nhất tại cuộc họp ngày 15 tháng 11 năm 2021do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì, Chính phủ đã tiếp thu,nghiên cứu và chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết. Theo đó, dự thảo nghị quyếtchọn giải thích “Hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sửdụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập tráiphép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người kháclấy cắp dữ liệu quy định tại Khoản 1, Điều 289 của Bộ luật Hình sự năm 2015”được hiểu là bao gồm cả hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa,sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập tráiphép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khácchiếm đoạt dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh, kể cả nghe, đọc, ghi chép, chụp ảnh,ghi âm, ghi hình dữ liệu có chứa bí mật kinh doanh.

Tạiphiên họp thứ 5 ngày 23/11/2021, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thôngqua Nghị quyết giải thích Khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Nghịquyết có hiệu lực thi hành từ ngày 14.1.2022 và được áp dụng cùng với Bộ luậtHình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14.

 

Thamkhảo:

1. Tờ trình số382/TTr-CP ngày 07 tháng 10 năm 2021 Về dự thảo Nghị quyết giải thích một số điềucủa Bộ luật Hình sự năm 2015.

2. Tờ trình bổsung số 523/TTr-CP ngày 19/11/2021 về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội giải thích một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bổ sung Tờ trìnhsố 382/TTr-CP ngày 07 tháng 10 năm 2021)

3. https://laodong.vn/thoi-su/thong-qua-nghi-quyet-giai-thich-khoan-1-dieu-289-cua-bo-luat-hinh-su-2015-976814.ldo

Cập nhật : 15:25 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!