Một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nhằm cơ cấu lại nền kinh tế thời gian tới


Hoàn thành các mục tiêu cơ cấulại hệ thống các tổ chức tín dụng, đầu tư công, ngân sách nhà nước và tổ chứcsự nghiệp công lập

1.Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

(i) Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàngphù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm giữ an toàn, lành mạnh và ổn địnhcủa hệ thống, tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốctế và xu hướng phát triển mới.

(ii) Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộcác giải pháp xử lý nợ xấu;

(iii) Đẩy mạnh ứng dụngkhoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và pháttriển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại nâng cao sức cạnh tranh củangành ngân hàng.

(iv)Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sự minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực,thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và trong hoạt động của các TCTD.

(v) Tăngcường năng lực tài chính và chất lượng tín dụng của các TCTD, đặc biệt là cácngân hàng thương mại; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; chuyển dịch cơ cấutín dụng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ.

(vi) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thốngthanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

(vii) Phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhândân, bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và bền vững;

(viii) Lồng ghép các nội dung về phát triển bềnvững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong các chương trình, dự án vay vốntín dụng.

2. Cơ cấu lại ngân sáchnhà nước

(i) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thịtrường, phù hợp với thông lệ quốc tế;

(ii) Rà soát chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu, pháttriển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, khuyến khích liên doanh, liênkết nâng cấp chuỗi giá trị, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ trọngnội địa hóa.

(iii) Nghiên cứu, sửa đổi Luật NSNN,đổi mới phân cấp NSNN theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, phù hợp vớitrình độ phát triển của nền kinh tế, khuyếnkhích liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong thúc đẩy phát triển vùng.

(iv)Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, tăng tỉ trọng chi đầu tưphát triển, giảm tỉ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.

(v) Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theohướng bền vững, đảmbảo an ninh, an toàn nền tài chính công phù hợp với bối cảnh mới; đảm bảo antoàn nợ công và khả năng trả nợ của ngân sách, tạo dư địa tài khóa để ứng phóvới nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, với rủi ro thị trường hay cú sốc vĩ mô.

3. Cơ cấu lại đầu tư công

(i)Nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng thể chế quản lý đầu tư công. Tậptrung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về xác định thứ tư ưu tiên, cách thứcthẩm định, tiêu chí đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công theo các thứ tự ưutiên và mức độ hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường.

(ii)Xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn theo hướng tập trung vốnvào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các công trình, dự án trọngđiểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thuhút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức PPP;…

(iii) Hoàn thiện hệ thống các công cụ để lập,quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

(iv)Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của dự án đầutư công, giám sát, đánh giá kết quả quản lý đầu tư công và hiệu quả sử dụng vốnđầu tư công.

(v) Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trongviệc quyết định chủ trương đầu tư. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm phápluật, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.

(vi)Tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP.

(vii)Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát, đánh giá đầu tư,tích hợp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về quảnlý đầu tư nhằm đảm bảo công khai,minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công.

(viii) Đổi mới, nâng cao vai tròcông tác giám sát, đánh giá đầu tư trong hoạt động quản lý đầu tư theo hướnggiảm các hoạt động tiền kiểm và tăng cường công tác hậu kiểm.

4.Cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công

(i) Hoàn thiện chính sách, chế độ vềđơn vị sự nghiệp công lập theo hướng đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với cácvăn bản pháp luật hiện hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động của cácđơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực.

(ii) Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập.

(iii) Đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa các đơn vị sự nghiệp công lập theo từng ngành để xây dựng chính sách và lộtrình cơ cấu lại hệ thống phù hợp.

(iv) Triển khai thực hiệnviệc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN...

(v)Thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo lộ trình, đảm bảo công khai,minh bạch; chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ, đồng thời thực hiệnchính sách NSNN hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, người nghèo,đồng bào dân tộc thiểu số.

(vi)Tăng cường xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh, bình đẳng trong cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị, tổ chức thuộc thànhphần kinh tế khác nhau.

(vii)Chuyển giao các dịch vụ công mà Nhà nước không nhất thiết thực hiện cho các đơnvị cung cấp dịch vụ thuộc khu vực ngoài Nhà nước; thiết lập thị trường dịch vụcông có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.

Pháttriển các loại hình thị trường, nâng cao hiệu quả phânbổ và sử dụng nguồn lực

1. Phát triển thị trườngtài chính

(i) Khẩn trương hoànthành Đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạotrong năm 2021 và đưa vào triển khai trước năm 2025.

(ii) Khuyến khíchphát triển các tổ chức đánh giá, xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp và tin cậy.

(iii) Phát triển cơsở hạ tầng của thị trường chứng khoán để đảm bảo an toàn, ổn định và minh bạchhệ thống giao dịch.

(iv) Nâng cao nănglực quản lý, giám sát rủi ro hệ thống; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

(v) Nghiên cứu, xem xét xây dựng luật pháp, chínhsách khuyến khích đầu tư mạo hiểm nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

(vi)Đa dạng các định chế tài chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ bảo lãnh tíndụng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tư vấn tài chính, dịch vụ kếtoán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm…

(vii) Chú trọng pháttriển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

(viii) Phát triển toàn diệnthị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đadạng của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội.

2.Phát triển thị trường quyền sử dụng đất

(i) Tập trungnghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách, pháp luật đất đai theo hướng xử lý, giảiquyết tốt mối quan hệ Nhà nước - thị trường – xã hội trong quản lý đất đai...

(ii) Xóa bỏ các rào cản, các biện pháphành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh, tạo rabất bình đẳng trong tiếp cận đất đai.

(iii) Đẩy mạnh thực hiện Nghịquyết số 08-NQ/TW ngày 16/4/2016, tạo bước chuyển căn bản trong dồn đổi, tíchtụ, tập trung đất đai, tạo quỹ đất cho phát triển nông nghiệp tập trung, ứngdụng công nghệ cao.

(iv) Nghiên cứu sửa đổi các vấn đề cònbất cập trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạtđộng lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

(v) Đẩy mạnh điều tra, thống kê, kiểm kê, vàhạch toán đầy đủ giá trị đất đai trong nền kinh tế, nhất là đất đai là tài sảncông, đất của các đơn vị sự nghiệp, nông, lâm trường, …; xây dựng bản đồ giáđất.

(vi) Đẩy nhanh việc ứng dụng các côngnghệ tiên tiến, công nghệ số trong việc quản lý, giám sát và công khai các cơsở dữ liệu về đất đai đến từng thửa đất.

(vii) Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai,cắt giảm thời gian thực hiện và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tronggiải quyết thủ tục hành chính, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân vàdoanh nghiệp, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai.

(viii) Tăng cường công tác giám sát của Quốchội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốchội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đại biểu Hội đồng nhândân cấp tỉnh đối với công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị,góp phần phát hiện, kiến nghị xử lý các tồn tại, hạn chế và vi phạm pháp luật.

3. Phát triển thị trườnglao động

(i) Sửa đổi Luật Việc làm phù hợp với cáchình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nềnkinh tế nền tảng số, kinh tế chia sẻ theo định hướng phát triển và mở rộng quimô việc làm thỏa đáng, bền vững; giảm qui mô việc làm phi chính thức.

(ii) Xây dựng và hoànthiện chương trình, đề án, dự án đổi mới giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệptrong giai đoạn mới 2021 - 2030 gắn với tự chủ của các cơ sở đào tạo.

(iii) Đẩy mạnh sự thamgia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lao động.

(iv) Điều chỉnh chínhsách nhằm mở rộng đối tượng được vay tín dụng để có khả năng tài chính tham giahọc tập nghề nghiệp.

(v) Xây dựng và hoànthiện hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, liên thông dữ liệu cácthị trường trên cả nước và với hệ thống dữ liệu về đào tạo đại học, hệ thống dữliệu về giáo dục nghề nghiệp.

(vi) Phát triển hệ thốngdịch vụ việc làm hiện đại đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tìm và nhu cầutuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

(vii)Tăngcường nghiên cứu dự báo về thị trường lao động và việc làm.

(viii) Hoàn thiện luậtpháp, chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người lao động, trong đó chútrọng hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội.

(ix) Đẩy mạnh thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ cơ sởgiáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

(x) Pháttriển các mạng lưới trí thức, nhân tài để tập hợp sức mạnh khoa học công nghệvà đổi mới sáng tạo

(xi) Đối với giáo dục phổthông, tăng cường giáo dục thể chất, nhân cách, kỹ năng sống; tăng cường cáchoạt động đào tạo kỹ năng về tư duy sáng tạo, khởi nghiệp, kỹ năng số.

(xii) Phát triển mạnh hệthống tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc THCS gắn với nhu cầu thựctiễn phát triển kinh tế, xã hội.

4. Phát triển thị trườngkhoa học công nghệ

(i)Hoàn thiện chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất làdoanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụngtiến bộ khoa học và công nghệ, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốcvào sản xuất, kinh doanh.

(ii)Thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và doanhnghiệp...

(iii)Đẩy mạnh hoạt động của các sàn giao dịch công nghệ; khuyến khích nhập khẩu,chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới; từng bước gắn thị trường KHCNtrong nước với thị trường KHCN quốc tế.

(iv)Chủ động tăng cường hợp tác nghiên cứu chung với các đối tác quan trọng sở hữucông nghệ nguồn, mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ tầm quốc gia với cácnước tiên tiến.

(v) Hoàn thiện khung khổ pháp luật về khởi nghiệp sángtạo, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, mã số mã vạch, truy xuấtnguồn gốc, thươngmại, đầu tư, kinh doanh, hệ thống xác thực và định danh điện tử, để tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phầm,dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, quản lý và cung cấp dịch vụ côngtheo nguyên tắc thị trường.

(vi)Xây dựng cập nhật cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hoạt động đánh giá sự phù hợp, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác, sử dụng.

(vii)Tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ

(viii)Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ KHCN gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giátrị của sản phẩm…

(ix)Đổi mới chính sách thuế đối với các hoạt động KHCN để khuyến khích sự tham giacủa các cá nhân, tổ chức vào các hoạt động nghiên cứu trọng điểm quốc gia.

Pháttriển lực lượng doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại vàtính tự chủ, tự cường của nền kinh tế, khai thác hiệu quả hội nhập quốc tế;tăng cường kết nối khu vực tư nhân vớikhu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước.

1. Cơ cấu lại và phát triển DNNN

(i) Hoàn thiện hệ thốngluật pháp, cơ chế chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN;

(ii)Thực hiện nhất quán và triệt để nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nướcđã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quanvới ngành kinh doanh chính; vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước khôngcần chi phối;

(iii) Nâng cao tráchnhiệm người đứng đầu trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước;

(iv) Hoàn thiện hệ thốngluật pháp quy định đối với DNNN theo hướng quy định rõ về quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm theo thông lệ quốc tế về quản trị DNNN hướng tới áp dụng đầy đủ cácthông lệ tốt về quản trị DNNN;…

(v)Củng cố, hoàn thiện mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu cơcấu lại và phát triển DNNN trong tình hình mới; tăng cường vai trò giám sát củaỦy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữukhác.

(vi)Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về tài chính, tín dụng và quản lý tài sảncông;

(vii) Đổi mới, điều chỉnhcơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đầu tư nâng cao trìnhđộ khoa học - công nghệ.

(viii)Xây dựng cơ chế tách bạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị và ansinh xã hội của một số DNNN, làm cơ sở để doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ, đảmbảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo toàn phát triển vốn nhà nước.

2. Phát triển lực lượngdoanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng caonăng lực cạnh tranh.

(i)Xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ hình thành các chuỗi giá trị, mạng sảnxuất trong đó doanh nghiệp của Việt Nam phải ngày càng có vai trò quan trọng,tham gia vào những khâu, công đoạn quan trọng, có giá trị gia tăng cao.

(ii) Rà soát lại các chính sách ưu đãihiện hành nhằm triển khai hiệu quả trên thực tiễn trong khuyến khích doanhnghiệp trích lập quỹ nghiên cứu phát triển.

(iii) Xây dựng chính sách khuyến khíchhợp tác nghiên cứu phát triển giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đạihọc và các tổ chức liên quan.

(iv) Ban hành chính sách khuyến khích thuhút vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm cho đổi mới sáng tạo.

(v) Rà soát và hỗ trợ thủ tục đăng ký sởhữu trí tuệ đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệhiệu lực, hiệu quả.

(vi)Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sángtạo; có chính sách thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vàocác cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV;

(vii) Xây dựng đề án khuyến khích hìnhthành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khảnăng cạnh tranh khu vực, quốc tế.

(viii) Thựchiện hiệu quả Đề án chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, các chươngtrình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

(ix) Khuyến khích doanh nghiệp tư nhântham gia đầu tư, quản lý, khai thác và vận hành dịch vụ công thông qua phươngthức đối tác công tư, xã hội hóa.

(x) Thực hiện quyết liệt và hiệu quả cảicách thủ tục hành chính; rà soát các văn bản nhằm bãi bỏ các rào cản hạn chếquyền tự do kinh doanh, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh,bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch;…

(xi) Đổi mới phương thứcquản lý hộ kinh doanh cá thể, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, tạo lậpmôi trường kinh doanh lành mạnh;

(xii) Khuyến khích hìnhthành và phát triển các mô hình kinh doanh mới hướng đến phát triển bền vững,như mô hình kinh doanh tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh doanh vì người thu nhậpthấp, v.v.

3. Phát huy vai trò của khuvực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu lại nềnkinh tế

(i)Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với cơ chế, chính sách khuyến khíchchuyển giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theochuỗi giá trị với các DN tư nhân trong nước.

(ii)Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp vớiquy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn.

(iii)Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thoả đáng để tăng liên kết giữa đầu tưnước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút;…

(iv)Xây dựng chiến lược xúc tiếnđầu tư của địa phương trong giai đoạn tới, gắn với chủ trương, chiến lược vàđịnh hướng triển khai của Trung ương, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từngđịa phương…

(v) Hiện đại hóa côngtác xúc tiến đầu tư.

Cơcấu lại không gian kinh tế, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị-nông thônvà phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúcđẩy đổi mới mô hình tăng trưởng

(i) Sớm ban hành và thực hiệnnghiêm quy hoạch quốc gia, các quy hoạch vùng, quy hoạch các địa phương;

(ii) Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng thực chất, hiệu quả;sơ kết mô hình Khu kinh tế thí điểm Vân Đồn-Quảng Ninh để đề xuất mô hình phùhợp.

(iii) Sửađổi các nội dung liên quan trong Luật NSNN, Luật Tổ chức chính quyền địa phươngtheo hướng tạo cơ chế thuận lợi và khuyến khích phối hợp nguồn lực giữa các địaphương nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển chung của vùng.

(iv) Hoànthiện thể chế vùng, kiện toàn bộ máy tổ chức điều phối vùng và tăng cường cơchế liên kết vùng.

(v) Triển khai kế hoạch đầu tư công trunghạn theo hướng tập trung vốn cả trung ương và địa phương;

(vi)Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy vai trò dẫn dắt đổi mới mô hình tăngtrưởng của 4 vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. 

(vii) Rà soát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu vềkinh tế- xã hội, tài nguyên và môi trường của các vùng, bảo đảm thống nhất dữliệu của vùng với hệ thống dữ liệu quốc gia, làm cơ sở lập, theo dõi, đánh giá triển khai quy hoạch vùng, hợptác, liên kết vùng.

(viii) Hoàn thiện pháp luật, cơchế, chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị gắn với các mục tiêu pháttriển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Nângcấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đổimới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tăng cường thích ứng vớibiến đổi khí hậu; phát huy yếu tố con người, giá trị văn hoá, truyền thống,lịch sử, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cơ cấu lạinền kinh tế.

1.Cơ cấu lại ngành nông nghiệp

(i) Hoàn thiện cơ chế,chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

(ii) Thúc đẩy chuyển đổilinh hoạt, hiệu quả quy mô và cơ cấu sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sảnphẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp địa phương; nhóm sản phẩm theomô hình “Mỗi xã một sản phẩm”);

(iii) Đổi mới và pháttriển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Đẩymạnh hiệu quả liên kết giữa 4 nhà “Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhàdoanh nghiệp”;…

(iv) Nâng cao trình độnghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ;

(v) Đẩy mạnh chuyển dịchcơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn để hướng tới nền nông nghiệp thịnhvượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại;

(vi) Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,phát triển thị trường.

(vii) Tiếp tục huy độngcác nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngàycàng hiện đại, xây dựng nông thôn mới.

(viii) Xây dựng và pháttriển hệ thống thông tin về giá cả thị trường, dự báo nhu cầu thị trường trongnước và thế giới; dự báo cân đối cung cầu thị trường trong nước và thế giới đốivới một số nông sản chủ lực, …

(ix) Đổi mới, nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp;

(x) Thúc đẩy phát triểncơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, phát triển côngnghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic phục vụ nông nghiệp.

2. Cơ cấu lại ngành côngnghiệp

(i)Tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp;

(ii) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệptheo hướng phát triển nhanh các ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, giátrị gia tăng cao và dịch chuyển lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trongchuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

(iii)Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp nền. Ưu tiên phát triểnmột số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao... Tiếp tụcphát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biếnthực phẩm theo hướng tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trênquy trình sản xuất thông minh, tự động hoá.

(iv)Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệptư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệcao, công nghiệp công nghệ thông tin;

(v)Xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệpchuyên môn hóa;…

(vi)Hình thành thí điểm một số cụm liên kết ngành công nghiệp đối với các ngànhcông nghiệp theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị;

(vii)Tiếp tục ban hành các chính sách nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng nănglượng tái tạo, nhất là năng lượng ngoài khơi. Thúc đẩy phát triển mạnh cácngành công nghiệp môi trường với công nghệ hiện đại (như công nghiệp xử lý chấtthải, nước thải, công nghiệp tái chế, …).

(viii)Tiếp tục đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế về kinh tế; khai thác hiệu quả cáchiệp định thương mại tự do (FTAs). Nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ xuấtkhẩu; xây dựng và phát triển hệ thống các cơ quan đại diện, các văn phòngnghiên cứu phát triển thương mại và đầu tư đại diện cho doanh nghiệp, ngànhhàng ở nước ngoài…

3. Cơ cấu lại các ngành dịch vụ

(i)Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại,công nghệ số.

(ii)Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại đáp ứng yêu cầu hộinhập và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

(iii) Nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bán buôntheo hướng gắn kết các vùng sản xuất, cung ứng trong nước nhất là các vùng sảnxuất cung ứng lớn, khu công nghiệp tập trung các thị trường tiêu thụ trọngđiểm. Đồng thời xây dựng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ sốđể truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

(iv)Tập trung hình thành được hệ thống các trung tâm logistics mạnh, đặc biệt làcác trung tâm logistics hàng không là lĩnh vực Việt Nam đang có tiềm năng.

(v)Khai thác hiệu quả thị trường nội địa thông qua các hoạt động xúc tiếnthương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa...

(vi)Đẩy mạnh phát triển các hệ sinh thái số thuần Việt để làm nền tảng cho pháttriển xã hội số, kinh tế số…

(vii)Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã ký để tạo động lựcphát triển xuất nhập khẩu dịch vụ bền vững.

(viii)Tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổiphương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thịtrường trên địa bàn cả nước;

(ix)Đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp thông tin dự báo xu hướng của thịtrường trong nước và quốc tế.

(x) Đẩy mạnh cơ cấu lại ngànhdu lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu củaCMCN 4.0 vào phát triển du lịch.

(xi)Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm; khai tháctối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộgiữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng.

(xii)Phát huy yếu tố văn hoá để thực sự tạo đột pháphát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.

(xiii) Hình thành khungkhổ pháp lý cho phát triển thị trường trao đổi tín chỉ các-bon, sàn giao dịch dựatrên công nghệ Blockchain để thúc đẩy phát triển dịch vụ sinh thái và thúc đẩyphục hồi các hệ sinh thái.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 395/BC-CP của Chính phủ ngày 11/10/2021về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

 

 

Cập nhật : 15:23 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!