Một số nội dung chính của Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc


Trongbối cảnh hội nhập và xu hướng dịch chuyển lao động quốc tế, người lao động ViệtNam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và người lao động nước ngoài vào làmviệc tại Việt Nam ngày một tăng lên, từ đó đòi hỏi cần có các chính sách để đảmbảo cho người lao động được tiếp cận và thụ hưởng quyền an sinh xã hội, tạo sựbình đẳng về cơ hội cho không chỉ người lao động nước ngoài đến làm việc tại ViệtNam mà còn đối với cả người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài.

Theoquy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày15/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Antoàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nướcngoài làm việc tại Việt Nam, thi từ ngày 01/12/2018, người lao động nước ngoàilàm việc tại Việt Nam sẽ tham gia BHXH bắt buộc và được thụ hưởng với 3 chế độ ốmđau, thai sản, bảo hiểm tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; từ ngày01/01/2022 sẽ tham gia và được thụ hưởng thêm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.Cùng với quy định nêu trên của Việt Nam, từ ngày 01/01/2022, theo Luật Hưu tríquốc gia của Hàn Quốc thì người lao động Việt Nam khi làm việc tại Hàn Quốccũng sẽ tham gia và được thụ hưởng từ chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.Như vậy, rõ ràng với việc bổ sung quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với ngườilao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của LuậtBảo hiểm xã hội năm 2014 đã không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động nướcngoài đến Việt Nam làm việc mà đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao độngViệt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài.

Tuynhiên, với quy định áp dụng BHXH nêu trên cũng phát sinh nghĩa vụ đóng songtrùng BHXH, người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ vừa phảiđóng BHXH ở Việt Nam (theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xãhội), vừa phải đóng BHXH theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc và cũng tươngtự đối với người lao động Hàn Quốc khi làm việc tại Việt Nam. Theo thông lệ quốctế thì các quốc gia sẽ giải quyết vấn đề nêu trên bằng việc thỏa thuận thôngqua các Hiệp định song phương hoặc đa phương về BHXH.

Trongbối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trên tất cảcác lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, lao động xã hội,giao lưu nhân dân, cùng với đó, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại HànQuốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam làm việc ngày càng tăng. Để đảm bảotuân thủ pháp luật của nước người lao động đến làm việc, tránh đóng song trùng BHXH,đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước; từ năm2015 đến nay, Chính phủ hai bên đã trao đổi, đàm phán và về cơ bản đã thống nhấtnội dung dự thảo Hiệp định về BHXH giữa hai nước. Việc tiến tới ký kết Hiệp địnhlà ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán giữa Chính phủ hai nước Việt Nam -Hàn Quốc và cũng là tiền đề để Việt Nam tiếp tục mở rộng hoạt động đàm phán Hiệpđịnh về BHXH trong thời gian tới.

Ngày14/12/2021, tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc), dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và lãnh đạo một số cơ quancủa Quốc hội, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào NgọcDung cùng Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội Hàn Quốc Kwon Deok Cheol đã kýHiệp định song phương về BHXH giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

MỘTSỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH

Hiệpđịnh BHXH giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc được xây dựng theo nộidung của một Hiệp định toàn diện với kết cấu gồm 5 Phần, 24 Điều, bao gồm một sốnội dung chính như sau:

1.Về phạm vi áp dụng (Điều 2): Đối với Việt Nam là Luật Bảo hiểm xã hội (chỉ áp dụngvới hai chế độ hưu trí và tử tuất), đối với Hàn Quốc là Luật Hưu trí quốc gia củaHàn Quốc.

2.Đối tượng áp dụng (Điều 3): Người lao động là công dân Việt Nam, người lao độnglà công dân Hàn Quốc và thân nhân hoặc người thừa kế của những người này theoquy định của pháp luật mỗi nước.

3.Về nguyên tắc áp dụng pháp luật và đối xử bình đẳng (Điều 4, Điều 5): Ngoại trừcó quy định khác tại Hiệp định, người lao động sinh sống và làm việc trong lãnhthổ của một trong hai Bên ký kết Hiệp định sẽ được đối xử công bằng về BHXH nhưcông dân của Bên ký kết đó, đồng thời sẽ chỉ chịu sự điều chỉnh theo pháp luậtcủa Bên ký kết nơi mà người lao động đến làm việc.

4.Về một số nội dung quy định đặc biệt:

a)Quy định tránh đóng BHXH hai lần

-Đối với lao động phái cử (Điều 6): Người lao động của một bên ký kết được cử đilàm việc ở bên ký kết còn lại thì chỉ áp dụng pháp luật của Bên ký kết đầu tiêntrong thời gian 60 tháng đầu và có thể kéo dài thêm không quá 36 tháng (Hết thờigian trên sẽ chỉ áp dụng pháp luật của nước người lao động đến làm việc).

-Đối với lao động tuyển dụng tại chỗ (Điều 7): Người lao động của một Bên ký kếtđang tạm sinh sống và được tuyển dụng bởi người sử dụng lao động ở bên ký kếtcòn lại thì chỉ áp dụng pháp luật của Bên ký kết còn lại. Riêng đối với ngườilao động là công dân Hàn Quốc được người sử dụng lao động tại Việt Nam tuyển dụnglàm việc tại Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật của Hàn Quốc trong thời giankhông quá 60 tháng.

Quyđịnh trên đáp ứng được mong muốn của phia Hàn Quốc về việc áp dụng pháp luật củaHàn Quốc đối với công dân Hàn Quốc được tuyển dụng vào làm việc tại Việt Nam;riêng đối công dân Việt Nam được tuyển dụng vào làm việc tại Hàn Quốc thì phíaViệt Nam mong muốn được áp dụng pháp luật của Hàn Quốc để đảm bảo quyền lợi caohơn cho người lao động.

-Các trường hợp ngoại lệ: Ngoài các đối tượng theo quy định tại Hiệp định thìcho phép cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan thực hiện của hai bên ký kết có thểcấp phép ngoại lệ đối với một số đối tượng cụ thể.

b)Về cộng gộp thời gian tham gia và tỉnh hưởng BHXH

Ngoàiquy định nhằm tránh đóng BHXH hai lần, Hiệp định hướng đến việc tối ưu hóa quyềnlợi BHXH cho công dân hai nước thông qua việc tính tổng thời gian tham gia BHXHở cả hai nước để xét hưởng quyền lợi hưu trí (Điều 10, Điều 11, Điều 12), cụ thể:

-Thời gian tham gia BHXH để tính hưởng quyền lợi hưu trí là tổng các khoảng thờigian tham gia BHXH đã được ghi nhận theo pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc,không bao gồm thời gian trùng (nếu có).

-Việc tính hưởng chế độ BHXH được thực hiện theo quy định pháp luật của mỗi Bênký kết.

-Đối với phía Hàn Quốc: Mức lương hưu được xác định dựa trên tỷ lệ thời giantham gia BHXH theo pháp luật Hàn Quốc với tổng thời gian tham gia BHXH theopháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam nhận với khoản tiền hưu trí được xác định dựatrên mức thu nhập trung bình hàng tháng của người đó trong thời gian tham giaBHXH theo pháp luật của Hàn Quốc.

-Đối với phía Việt Nam: Thời gian tham gia BHXH theo pháp luật của Việt Nam vàHàn Quốc được dùng để xét điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Việc xác định mứclương hưu thực hiện theo quy định của pháp luật BHXH của Việt Nam căn cứ trênthời gian đóng góp và số tiền đóng góp thực tế vào quỹ BHXH của Việt Nam.

-Trường hợp tổng thời gian tham gia bảo hiểm tích lũy ở một bên ký kết ít hơn 18tháng, Cơ quan thực hiện của Bên ký kết đó sẽ không được yêu cầu phải áp dụng vềtính tổng thời gian tham gia BHXH để xét hưởng chế độ hưu trí hàng tháng và việctính toán chi trả một lần sẽ được thực hiện dựa trên thời gian tham gia BHXH thựctế tại Bên ký kết.

 

Cácquy định trong Hiệp định không trái với Hiến pháp và các điều ước quốc tế ViệtNam là thành viên, việc ký kết Hiệp định song phương về hảo hiểm xã hội giữa ViệtNam và Hàn Quốc phù hợp định hướng cải cách của Trung ương được nêu tại Nghịquyết số 28-NQ/TW ngày 23/1/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trungương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và phát triển hệ thốngchính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; phùhợp với định hướng của Chính phủ về việc áp dụng BHXH bắt buộc đối với ngườilao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, từngày 01/01/2020 mới bắt đầu triển khai đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất đểthực hiện hai chế độ hưu trí và tử tuất.

Cácnội dung của Hiệp định là thành quả của các vòng đàm phán Hiệp định giữa các cơquan đại diện của Chính phủ Việt Nam và đại diện Chính phủ Hàn Quốc trên cơ sởnguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và quyền tự điều chỉnh của mỗiquốc gia; không phân biệt đối xử về quốc tịch; có đi có lại; lợi tích tươngđương và đảm bảo mục tiêu: bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam đi làmviệc tại Hàn Quốc và nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

 

Tham khảo:

1. Tờ trình số 323/TTr-CPcủa Chính về việc ký Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc.

2. Báo cáo đánh giá về mứcđộ phù hợp giữa quy định của Hiệp định với quy định của pháp luật Việt Nam (Kèmtheo Tờ trình số 323/TTr-CP, ngày 8 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ).

3. Việt Nam và Hàn Quốcký kết Hiệp định song phương về BHXH  (https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?CateID=0&ItemID=17793&OtItem=date)

Cập nhật : 15:20 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!