Chủ trương, giải pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022


Trong những năm qua, dướisự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phươngquán triệt, triển khai thực hiện tốtcông tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, đạt được nhiều kết quảđáng khen ngợi. Cụ thể, chỉ đạo tập trung xây dựng thể chế, hoàn thiện cơ chế,chính sách phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tiếp tụccoi trọng việc kết hợp giữa phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và tấncông, trấn áp tội phạm. Đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị trọngđại của cả nước. Tỷ lệ điều tra khám phá các vụ án vượt chỉ tiêu Quốc hội giao;làm giảm nhiều loại tội phạm nghiêm trọng; khẩn trương điều tra làm rõ các vụán gây bức xúc dư luận. Đặc biệt, đã chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranhvà xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịchCovid-19. Công tác đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vựccông nghệ thông tin, viễn thông đạt nhiều kết quả tích cực, nhất xử lý hành viđăng thông tin sai sự thật; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của ngườidân. Việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm tiếp tụcđược quan tâm chỉ đạo; công tác xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theođúng quy định của pháp luật...

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biếnphức tạp. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm ở nhiều cơ quan, địaphương còn hình thức. Tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghịkhởi tố chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Còn vi phạm tronghoạt động điều tra, xử lý tội phạm, công tác tạm giữ, tạm giam. Vi phạm hànhchính còn diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng việc xửlý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe. Công tác quản lý cư trú, hoạt động xuất, nhậpcảnh của người nước ngoài tại Việt Nam còn sơ hở, thiếu sót...

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếulà do: Đại dịch Covid-19 đã tác độngđến các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm gia tăng các nguyên nhân, điều kiệnphát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản pháp luật tronglĩnh vực phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn đang tiếp tục được hoànthiện. Các nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật vẫnchưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Lực lượng phòng, chống tội phạm và vi phạm phápluật phải căng mình thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhất là phòng, chống dịchCovid-19 dẫn tới thiếu hụt nhân lực cho các công tác thường xuyên. Một số cán bộ thực thi pháp luật ý thức kỷ luật kém, thậmchí có sai phạm, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ... làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chốngtội phạm và vi phạm pháp luật.

Năm 2022, dự báo tình hình thếgiới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, đại dịch Covid-19 tiếptục sẽ là thách thức lớn nhất đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nóichung, công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói riêng. Các thế lực thù địch sẽtiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá nhất là trên không gian mạng. SauCovid-19, dự báo tình hình tội phạm sẽ gia tăng phức tạp, nhất là tội phạm cótổ chức, liên quan đến tín dụng đen”,  tội phạm xâm phạm sở hữu, lừa đảo, chiếm đảo,chiếm đoạt tài sản, các loại tội phạm trên không gian mạng, tội phạm mua bán,vận chuyển trái phép ma túy... Tai nạn giao thông, cháy, nổ sẽ phức tạp sau khicác hoạt động kinh tế - xã hội khôi phục sau đại dịch. Tình hình trên đặt ranhiều khó khăn, thách thức cho công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tựan toàn xã hội. 

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và viphạm pháp luật, năm 2022, Chính phủ tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ,giải pháp trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉđạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốchội, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trongcông tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;trong đó, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn vớitrách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số46-CT/TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị về công tác bảo đảm an ninh,trật tự trong tình hình mới. Triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tụcthực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tácphòng, chống tội phạm trong tình hình mới; đề xuấtsơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm 2019 của BộChính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soátma túy.

2. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế,chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm phápluật; trọng tâm là đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản phápluật tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác phòng,chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đồngthời, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi các luật đã được Quốchội thông qua.

3. Chủ động nắm, phân tích, dự báo tình hình thế giới,khu vực từ sớm, từ xa; kịp thời tham mưu, đề xuất Đảng, Quốc hội các chủtrương, đối sách phù hợp nhằm giữ vững chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia vànhững vấn đề căn cơ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốcphòng, đối ngoại. Triển khai đồng bộ các biện pháp giữ vững an ninh chính trịnội bộ, an ninh mạng, an ninh kinh tế.Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thấtbại âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động. Chỉ đạocác bộ, ngành, địa phương bảo đảm an ninh xã hội, giữ vững an ninh các vùngchiến lược; rà soát các vụtranh chấp, khiếu kiện có thể phát sinh phức tạp để chủ động giải quyết, nhấtlà các vụ việc liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường,khai thác tài nguyên, khoáng sản...

4. Quán triệt yêucầu phòng ngừa là chính, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, chủ động dựbáo sớm và giải quyết các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và nhữngvấn đề phức tạp về trật tự xã hội ngay từ cơ sở. Phát huy vai trò của các tổchức chính trị, xã hội ở địa bàn cơ sở trong phòng, chống tội phạm. Tăng cường tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạtđộng của tội phạm, nhất là trên mạng xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế, kéo giảm tội phạm,trong đó chú trọng giải quyết nhữngnguyên nhân, điều kiện của tội phạm, tập trung là công tác bảo đảm an sinh xã hội,hỗ trợ, giải quyết những khó khăn về đời sống của nhân dân do tác động của đạidịch Covid-19, nhất là đối với nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao; giải quyếtnhững mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân; quản lý, giáo dục đoàn viên, hộiviên, con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội, tổ chức tốt côngtác tái hòa nhập cộng đồng cho số đối tượng chấp hành xong án phạt tù, đối tượngđược đặc xá năm 2021…

Thực hiện tốt công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về matúy, trật tự, an toàn xã hội, chú trọng chuyển hóa các địa bàn, khu vực giápranh, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, địa bàn biên giới; xây dựngcác mô hình xã, phường, thị trấn điển hình về an ninh, trật tự.

5. Tăng cường đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhấtlà tội phạm có tổ chức liên quan đến “tín dụng đen”, tộiphạm xuyên quốc gia; tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án nghiêm trọng;tội phạm chống người thi hành công vụ; tội phạm xâm phạm sở hữu (trộm cắp, cướp,cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản); tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội,tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm mua bán người...; xử lý nghiêm tội phạm vàcác vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, tội phạm sửdụng công nghệ cao, nhất là các hành vi lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, bão lũ để đầu cơ,làm giả, trục lợi, nhất là các mặt hàng y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh…;tăng cường triệt xóa các đường dây muabán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy tạiđịa bàn cơ sở. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thanh loại, truy bắt, vận độngđầu thú đối tượng truy nã, nhất là số đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

6. Chỉ đạo các cơ quanchức năng tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm.Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điềutra theo tố tụng; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp lựa chọn một số vụán thực hiện thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để kịpthời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật nhằm răn đe vi phạm. Đẩynhanh tiến độ triển khai dự án “Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện việcghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự” vàchuẩn bị các điều kiện để sớm áp dụng việc ghi âm, ghi hình có âm thanh thốngnhất trên toàn quốc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám nghiệm hiệntrường, công tác giám định phục vụ kịp thời công tác điều tra.

7. Nâng caohiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý cư trú, quảnlý hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốcgia về dân cư và dữ liệu căn cước công dân; khai thác tối đa hiệu quả của hệ thốngCơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chốngtội phạm và các yêu cầu quản lý xã hội, trước mắt là phục vụ có hiệu quả côngtác phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp tục triển khai quyết liệt công tác vận độngnhân dân thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và đấu tranh với tội phạm,vi phạm pháp luật có liên quan; tăng cường quản lý các ngành nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện về an ninh trật tự, kiên quyết xử lý các vi phạm, không để tộiphạm lợi dụng hoạt động. Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòngchống cháy, nổ; tổ chức tốt công tác giao thông tại các vùng dịch bảo đảm thôngsuốt và phòng ngừa lây lan dịch bệnh.

8. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng,chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo hướng đi vào chiều sâu, thực chất.Thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về phòng, chốngtội phạm; qua đó, tranh thủ các nguồn lực quốc tế phục vụ công tác phòng, chốngtội phạm và vi phạm pháp luật.

9. Tiếp tục tăng cường các nguồn lực cho công tác đấutranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cươnghành chính, công vụ; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêucực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, trangbị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 303/BC-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về công tác phòng, chốngtội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021 (Từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến ngày31 tháng 7 năm 2021).

 

Cập nhật : 15:17 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!