Các giải pháp tài chính hỗ trợ phục hồi kinh tế trước tác động của dịch Covid-19


Từnăm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực vận tải, du lịch,dịch vụ,....; thu nhập và đời sống của một bộ phận người dân gặp nhiều khókhăn, kéo theo các hệ lụy về mặt xã hội cần phải giải quyết.

Thực hiện chủ trương của Đảng , Chính phủ đã cócác báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, trên cơ sở đó, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giảipháp thực hiện mục tiêu “kép”: vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế,đảm bảo đời sống nhân dân, trong đó chú trọng các giải pháp cấp bách phòng,chống dịch Covid-19 đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người dân là trên hết; chủđộng nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyềncác chính sách tài chính - NSNN trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 nhằmhỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch,duy trì và từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã theo dõi sát diễnbiến thực tế, thu thập, tổng hợp các giải pháp được áp dụng tại nhiều quốc giatrên thế giới, đồng thời trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để kịpthời triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Trong năm 2020, để hỗ trợ doanh nghiệp, ngườidân ứng phó với ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 phù hợp với bối cảnh, điềukiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về pháttriển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020 theo chủ trương, chỉ đạocủa Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã trình Quốc hội quyết định cũng như ban hànhtheo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháogỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế, cụ thểnhư: Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhậpdoanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân) và tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khókhăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp củanăm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; tiếptục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025; Nâng mức giảm trừ gia cảnhcủa thuế thu nhập cá nhân qua đó giảm nghĩa vụ thuế của cá nhân; Giảm tiền thuêđất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19;Giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết ngày 31/12/2020;Giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hếtngày 31/12/2020; Thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng để phục vụviệc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩutrang, nước rửa tay sát trùng...; Giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặthàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngànhnông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô...; giảm mức thu nhiềukhoản phí, lệ phí với mức giảm cao.

Chínhphủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ rà soát, nghiên cứuthực hiện miễn, giảm nhiều khoản phí và lệ phí, theo đó đã trình Chính phủ banhành 02 Nghị định (về lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ) và ban hành theo thẩmquyền 21 Thông tư để sửa đổi 31 Thông tư thu phí, lệ phí hiện hành theo hướngmiễn hoặc giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí, cụ thể như: miễn lệ phí môn bàicho nhiều đối tượng; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráptrong nước; giảm 70% các mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí kiểm dịch sảnphẩm động vật đông lạnh nhập khẩu; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanhnghiệp; giảm từ 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt độngbưu chính; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng,phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây dựngvà 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; giảm 30% mức phí khaithác dữ liệu khí tượng thủy văn; giảm 10% mức phí nhượng quyền khai thác cảnghàng không, sân bay; giảm 10% phí hải quan và lệ phí ra, vào cảng hàng không,sân bay đối với chuyến bay nước ngoài đến Việt Nam;...

Tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn,miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành thực hiện năm 2020 đạt khoảng 129nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm hơn 31,5 nghìn tỷ đồng).

Bước sang năm 2021, với việc Chính phủ cácnước nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong bốicảnh đại dịch như nghiên cứu và phát triển "thần tốc" vắc xinngừa Covid-19, các chính sách tiền tệ và hỗ trợ tài chính hiệuquả, triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện rõ rệt và được nhiều tổ chứcquốc tế như WB, IMF, OECD đưa ra những đánh giá tích cực. Trong đó, đối với khuvực Đông Nam Á, OECD dự báo Việt Nam và Ma-lai-xi-a là động lực tăng trưởng củakhu vực khi cùng đạt mức 7,0% trong năm 2021; Phi-lip-pin, Thái Lan vàIn-đô-nê-xi-a được dự báo tăng trưởng tương ứng là 5,9%, 4,5% và 4,9% trong năm2021.

Ở trong nước, với kết quả tích cực trong thựchiện “mục tiêu kép” của năm 2020 để đưa Việt Nam là một trong số ít các nềnkinh tế trên thế giới của mức tăng trưởng dương (2,91%), qua đó được đánh giálà có nhiều thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộitrong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, nhận định hoạt động của doanh nghiệp, ngườidân vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có diễn biến còn hếtsức phức tạp của dịch Covid-19 và để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượtqua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh, Chính phủ đã trình Ủy banThường vụ Quốc hội ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo Bộ Tài chính để tiếp tụcthực hiện một số giải pháp hỗ trợ, cụ thể như: Tiếp tục thực hiện gia hạn thờihạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhậpcá nhân), tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởngcủa dịch Covid-19; Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu baytrong năm 2021; Tiếp tục thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiềunhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp; Tiếp tục giảm mức thu 30 loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăncho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 từngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Dự kiến thực hiện các giải pháp nàytrong năm 2021 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiềnthuê đất, phí, lệ phí là khoảng 118 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế, tiềnthuê đất được gia hạn dự kiến khoảng 115 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệphí được miễn, giảm khoảng 03 nghìn tỷ đồng.

Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiềnthuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộngđồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạtđộng sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của năm 2020 cũng như kết quả đạtđược trong năm 2021.

Trong thời gian qua, công tác chi NSNN đã đượcđiều hành chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, đồng thời cả ngân sách trung ương(NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) đã ưu tiên bố trí cho công tác phòng, chốngdịch Covid-19, đảm bảo đời sống cho người dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chínhnghiên cứu xây dựng và thực hiện các giải pháp hỗ trợ về tài chính khác, cụ thểnhư:

- Giảm mức trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảohiểm cho các doanh nghiệp từ 0,15% xuống 0,05% doanh thu phí bảo hiểm.

- Đã ban hành Thông tư số 89/2020/TT-BTC ngày11/11/2020 sửa đổi, bổ sung 04 Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm,trong đó sửa đổi, bổ sung quy định về trích lập dự phòng nhằm tháo gỡ khó khăncho các doanh nghiệp trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 và lãi suấttrái phiếu Chính phủ giảm.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết địnhsố 03/2021/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số22/2019/QĐ-TTg để kéo dài thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nôngnghiệp đến hết ngày 31/12/2021.

- Miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 đốivới các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không còndư nợ đến 31/12/2021.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu và sẽban hành trong thời gian sắp tới Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phíNSNN cấp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến,quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch, trong đó có quy định chính sách hỗ trợ đốivới cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, tổ chức, cá nhân về du lịch trongviệc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡngphát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trongcộng đồng. Mức hỗ trợ tối đa 100% kinh phí đối với hoạt động do cơ quan ở trungương chủ trì; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đối với hoạt động do doanh nghiệp, hiệphội chuyên ngành du lịch, tổ chức chủ trì. Mức hỗ trợ đối với người lao độngnghề du lịch bằng 50% mức học phí phải nộp theo quy định, tùy theo từng nghề vàthời gian học thực tế.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuậnlợi cho doanh nghiệp, người dân. Kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính kếthợp hiện đại hóa trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đặc biệt là lĩnh vựcthuế, hải quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp, cải thiệnmôi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cập nhật và côngbố, công khai đầy đủ danh mục điều kiện kinh doanh theo quy định. Tích cực triểnkhai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN; quản lý, giám sát và đảm bảovận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệthông tin tập trung, an toàn bảo mật với đường truyền thông suốt đã góp phầnlàm cho việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng ngày càng hiện đạihóa, đơn giản, thuận lợi, giúp tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Trongquá trình xây dựng các giải pháp nêu trên, từ kinh nghiệm thực tế và tham khảoý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trongxã hội nhằm đưa các giải pháp nhanh chóng tới được các đối tượng cần hỗ trợ. Tạicác văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền banhành đều đã quy định rõ việc áp dụng ngay các giải pháp hỗ trợ mà không phải chờbáo cáo mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở quy định củaLuật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, các đối tượng thụ hưởng sẽ tự xác định,kê khai số thuế phải nộp dựa trên quy định của pháp luật về thuế và điều kiệnthực tế của mình, đảm bảo việc thực hiện công khai, minh bạch và thuận lợi.

Có thể thấy, đặt trong tổng thể các giải pháp hỗtrợ doanh nghiệp, người dân đã được ban hành và triển khai thực hiện vào thực tế,các giải pháp trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộngđồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạtđộng sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng kinh tế - xã hội.

 

Tham khảo:

1. Tờ trìnhsố 289/TTr-CP ngày 13 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết củaỦy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗtrợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19

2. Báo cáo số291/BC-CP ngày 13 tháng 08 năm 2021 của Chính phủ về Tổng kết tình hình thựchiện các giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động củadịch Covid-19.

 

 

Cập nhật : 15:15 - 25/10/2022
In trang này Click here to Print it!